WHO cảnh báo “kẻ thù” có thể chọc thủng lá chắn vắc xin của thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, kể cả khi ngày càng nhiều người được tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, nhưng lá chắn đó vẫn có thể bị chọc thủng nếu thế giới không có những bước đi tiếp theo.
Chuyên gia của WHO, bà Maria Van Kerkhove (Ảnh: Reuters).
Chính phủ các nước đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng toàn dân với hy vọng đưa cuộc sống trở lại bình thường như trước đại dịch. Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa hẹn một “mùa hè tự do” nếu nước Mỹ có thể đạt được mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 70% dân số trước quốc khánh 4/7. Nhiều chuyên gia cho rằng, các vắc xin hiện tại vẫn an toàn và hiệu quả kể cả với các biến chủng dễ lây lan như Delta – biến chủng phát hiện lần đầu ở Ấn Độ.
Tuy vậy, WHO vẫn lo ngại nguy cơ các biến chủng mới trong tương lai có thể “vô hiệu hóa” vắc xin.
Tại một cuộc họp báo ngày 21/6, bà Maria Van Kerkhove, trưởng bộ phận kỹ thuật phụ trách Covid-19 của WHO, cảnh báo đến một thời điểm nào đó, các vắc xin hiện tại có thể không còn tác dụng với “chùm biến chủng” xuất hiện trong tương lai.
Video đang HOT
Do vậy, chuyên gia của WHO nhấn mạnh, việc sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 thế hệ mới trong tương lai là điều cần thiết và ngoài ra “chúng ta cần thêm các công cụ khác” để ngăn đại dịch. Bà Van Kerkhove không nêu cụ thể “các công cụ khác” là gì, nhưng dường như đề cập đến các biện pháp phòng dịch lâu nay gồm đeo khẩu trang ở nơi công cộng, giãn cách xã hội.
Thông thường, virus biến chủng liên tục và chủ yếu theo hướng giảm độc lực, tuy nhiên có những trường hợp virus biến chủng nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn. Hiện WHO đã đưa 4 biến chủng virus SARS-CoV-2 vào diện “đáng lo ngại” gồm biến chủng Delta phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, biến chủng tại Anh, biến chủng tại Nam Phi, biến chủng Brazil. Các biến chủng thuộc nhóm này có thể dễ lây lan hơn, độc lực cao hơn hoặc dễ né vắc xin hơn.
Theo đánh giá của WHO, dường như không biến chủng nào trong số các biến chủng này có độc lực cao hơn các biến chủng trước mặc dù dễ lây lan hơn. Theo dữ liệu của WHO, số người tử vong vì Covid-19 toàn cầu có xu hướng giảm kể từ đầu năm nay, với 95 quốc gia ghi nhận hơn 7.500 ca trong tuần cuối tháng 5, so với 50.000 ca trong tuần đầu năm nay. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do Covid-19 tăng kỷ lục hồi tháng 3 nhưng hiện giờ đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019, đến nay đã khiến gần 180 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh, trong đó gần 4 triệu người tử vong. Các nước đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vắc xin trong bối cảnh sự xuất hiện của các biến chủng mới cũng khiến các hình mẫu chống dịch trước kia chao đảo. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là thế giới vẫn thiếu trầm trọng nguồn cung vắc xin Covid-19, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chưa kể đến việc ở nhiều nơi, người dân có tâm lý do dự tiêm vắc xin.
WHO đã kêu gọi các nước giàu chia sẻ nguồn cung và công nghệ sản xuất vắc xin. WHO dự kiến sẽ lập một trung tâm chia sẻ công nghệ tại Nam Phi cho phép doanh nghiệp của các nước có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi tiếp cận sáng chế sản xuất vắc xin.
Mỹ - Trung lại 'đấu khẩu', đổ lỗi lẫn nhau về nguồn gốc COVID-19
Trung Quốc chỉ trích tuyên bố của Washington rằng Bắc Kinh nguy cơ bị cô lập nếu không cho phép cuộc điều tra thực sự trên lãnh thổ nước này về nguồn gốc nCoV.
Trong cuộc họp báo chiều 21/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi tuyên bố của Mỹ là "hù dọa" và "uy hiếp". "Các tuyên bố liên quan của Mỹ là sự hù dọa và uy hiếp. Trung Quốc thể hiện sự phản đối mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều này" , ông Triệu khẳng định.
Nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh luôn cởi mở và minh bạch kể từ khi đại dịch bùng phát, đồng thời chia sẻ vô điều kiện kinh nghiệm của mình với các nước khác trong việc ngăn ngừa, kiểm soát, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. (Ảnh: Getty Images)
Ông Triệu nhắc lại việc Trung Quốc hai lần tiếp đoàn chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến nước này.
"Những tuyên bố rằng Trung Quốc nói không với cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 là hoàn toàn vô căn cứ. Những tuyên bố nói Trung Quốc sẽ bị cô lập thậm chí còn là sự hù dọa có chủ đích" , người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nói.
Ông này nhấn mạnh việc xác định nguồn gốc là một vấn đề khoa học và không nên được chính trị hóa một cách tùy tiện.
Tuyên bố của ông Triệu đưa ra sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cảnh báo Trung Quốc nguy cơ bị quốc tế cô lập nếu không cho phép cuộc điều tra thực sự trên lãnh thổ nước này về nguồn gốc COVID-19.
"Mục tiêu là đưa ra cho Trung Quốc sự lựa chọn rõ ràng, hoặc họ cho phép một cách có trách nhiệm để các nhà điều tra thực hiện công việc thực sự nhằm tìm ra nguyên nhân, hoặc họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập trong cộng đồng quốc tế. Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các đồng minh và đối tác của mình cho đến khi chúng tôi tìm hiểu sâu về cách thức loại virus này xâm nhập vào thế giới và ai phải chịu trách nhiệm về điều đó", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói trong cuộc phỏng vấn trên "Fox News Sunday" hôm 20/6.
Hồi đầu năm, WHO cử một nhóm chuyên gia tới Vũ Hán - nơi báo cáo các ca mắc COVID-19 đầu tiên để điều tra nguồn gốc nCoV. Nhóm này sau đó kết luận giả thiết virus rò rỉ khỏi phòng thí nghiệm là rất khó xảy ra và khả năng virus nhảy từ dơi sang người thông qua động vật trung gian.
Washington tỏ ra hoài nghi về kết quả này và yêu cầu WHO mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Tháng trước, ông Biden cũng ra lệnh cho cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực gấp đôi để xác định nguồn gốc COVID-19 và báo cáo lại sau 90 ngày.
Đáp trả các cáo buộc từ Mỹ, Trung Quốc nhiều lần khẳng định Washington "chính trị hóa" cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19. Một số chuyên gia dịch tễ Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi tập trung điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Mỹ sau khi một nghiên cứu cho thấy virus corona có thể đã lây lan ở Mỹ từ tháng 12/2019.
Tại sao thế giới nên tiếp tục sử dụng vaccine Sinopharm? Vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm vẫn được WHO khuyến cáo sử dụng trong bối cảnh nguồn cung vaccine toàn cầu khan hiếm. Vaccine ngừa Covid-19 do hãng dược Sinopharm của Trung Quốc phát triển đã được cấp phép sử dụng ở hơn 50 quốc gia. Chính phủ các nước cũng đã triển khai tiêm hàng chục triệu liều chế phẩm này. Bên ngoài...