Ly kỳ vụ tỷ phú giàu thứ 2 châu Á bị bắt cóc, đòi tiền chuộc 2 triệu USD
Gautam Adani, tỷ phú giàu thứ hai châu Á, từng bị bắt cóc và phải trả 2 triệu USD để được tự do.
Tỷ phú Gautam Adani (Ảnh: Twitter).
Trong cuộc đời Gautam Adani, tỷ phú giàu thứ hai châu Á, ông từng trải qua 2 tình huống nguy hiểm đến tính mạng: một vụ bắt cóc đòi tiền chuộc và một vụ tấn công khủng bố trong khách sạn.
Bắt cóc, đòi tiền chuộc năm 1998
Năm 1998, trước khi được công nhận là người giàu thứ hai ở châu Á, cái tên Gautam Adani đã thu hút sự chú ý của 2 đối tượng “ xã hội đen” – Fazl-ur-Rehman và Bhogilal Darji – những kẻ muốn tống tiền nhà tài phiệt 58 tuổi.
Theo ET Now News , Adani và người bạn đi cùng xe Shantilal Patel đã bị chĩa súng vào ô tô khi họ đang rời khỏi Câu lạc bộ Karnavati ở Ahmedabad, Ấn Độ. Một nhóm đối tượng đi xe máy đã yêu cầu Adani dừng xe, trước khi thực hiện hành vi bắt cóc Adani và Patel, rồi đưa lên một xe tải.
Hiện chưa rõ Adani và Patel đã bị đưa đi đâu và chuyện gì đã xảy ra với họ trong khoảng thời gian họ bị bắt cóc, song rốt cuộc cả 2 người đều được thả. Tuy nhiên, cái giá cho sự tự do của họ không hề rẻ.
Video đang HOT
Những kẻ bắt cóc được cho là đã đòi gia đình Adani khoảng 2 triệu USD trước khi tỷ phú này được thả.
Adani, một tỷ phú kín tiếng, không thích nói về vụ bắt cóc. Song nhà tài phiệt Ấn Độ nói với Financial Times rằng, “2 hoặc 3 sự cố không may” đã xảy ra trong cuộc đời ông, và vụ bắt cóc là một trong số đó.
Vụ tấn công ở Mumbai năm 2008
Ngày 26/11/2008, khi Adani đang ăn tối tại Cung điện Taj Mahal nổi tiếng ở Mumbai với Giám đốc điều hành Cảng Dubai Mohammed Sharaf thì khách sạn bị 10 kẻ khủng bố Lashkar-e-Taiba tấn công. Vì bàn ăn của họ ở trên cao, nên Adani có thể nhìn thấy những kẻ khủng bố đang di chuyển theo hướng lối đi của bể bơi.
Một nhân viên khách sạn đã nhanh trí giúp Adani và những vị khách khác chạy xuống tầng hầm trước khi di chuyển lên tầng trên. Họ đã dành cả đêm để trốn ở đó.
“Chúng tôi có hơn 100 người (ở tầng hầm) và mọi người đều cầu nguyện cho mạng sống của anh ấy. Một số người đã trốn bên dưới ghế sofa, trong khi những người khác cũng tìm chỗ ẩn nấp tương tự. Tôi ngồi trên một chiếc sofa, nói với họ rằng cần đặt niềm tin vào Chúa”, Adani kể lại.
Adani và những vị khách khác cuối cùng cũng được nhân viên an ninh giải cứu vào 8h45 sáng hôm sau. Họ được đưa khỏi hiện trường bằng xe tải của cảnh sát. Khi chuyên cơ của Adani hạ cánh xuống sân bay Ahmedabad vào cuối ngày hôm đó, ông đã nói rằng: “Tôi chỉ còn cách cái chết hơn 4 m”.
10 năm sau, Adani đã viết một bài báo về vụ tấn công trên Indian Express , ca ngợi những người hùng đã cứu ông và các vị khách trong ngày hôm đó.
“Điều tôi sẽ không bao giờ quên là sự hy sinh quên mình của những người đã liều mạng để cứu sống những người mà họ chưa từng quen biết. Một trong những sinh mạng họ đã cứu trong đêm hôm đó là tôi”, Adani cho biết.
Theo Forbes , tổng tài sản của tỷ phú Gautam Adani và gia đình ước tính khoảng 65,1 tỷ USD. Tập đoàn của Adani kiểm soát cảng Mundra lớn nhất Ấn Độ tại bang quê nhà của ông ở Gujarat. Adani cũng mua 74% cổ phần tại sân bay quốc tế Mumbai, sân bay đông đúc thứ 2 tại Ấn Độ.
Adani là người sáng lập tập đoàn Adani Group. Đế chế kinh doanh của tỷ phú Adani hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm cảng biển, sân bay, trung tâm dữ liệu, mỏ than. Tháng 6/2019, Adani được cấp phép khai thác mỏ than ở Australia sau 9 năm chờ đợi.
Australia xét lại hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng
Giới chức quốc phòng Australia đang xem xét khả năng buộc tập đoàn Trung Quốc Landbridge dừng thuê cảng Darwin vì lý do an ninh quốc phòng hay không.
Phương án buộc Landbridge, tập đoàn thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Ye Cheng, từ bỏ quyền sở hữu cảng Darwin vì lý do an ninh quốc gia được các quan chức Australia đưa ra sau khi nước này thay đổi luật đầu tư nước ngoài năm ngoái, trao cho chính phủ quyền hồi tố áp các điều kiện mới hoặc buộc thoái vốn với các thỏa thuận đã được thông qua..
"Khuyến cáo về cảng Darwin đã được đưa ra và sẽ được chuyển đến ủy ban an ninh quốc gia của Australia trong thời gian thích hợp", một nguồn tin chính phủ Australia cho biết ngày 3/5.
Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton nói chính phủ Australia "sẽ xem xét các lựa chọn có lợi cho lợi ích quốc gia của chúng tôi" sau khi nhận được khuyến cáo này, tờ Sydney Morning Herald đưa tin.
Bộ Quốc phòng Australia, văn phòng đại diện của công ty Landbridge tại Australia và đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra chưa bình luận về thông tin.
Landbridge, công ty được cho là có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc, thắng thầu năm 2015 và giành quyền vận hành cảng Darwin ở miền bắc Australia trong 99 năm với giá 390 triệu USD.
Tàu hậu cần phục vụ giàn khoan khí đốt ngoài khơi đậu tại cảng Darwin, miền bắc Australia, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Giới chức Lãnh thổ phía Bắc của Australia trao hợp đồng thuê cảng Darwin cho công ty Landbridge chỉ vài năm sau khi Mỹ triển khai nhóm thủy quân lục chiến thường trú đầu tiên tại khu vực này.
Đợt triển khai này là một phần trong kế hoạch xoay trục sang châu Á của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi Trung Quốc tăng cường hoạt động ở khu vực. Obama được cho là không hài lòng về thỏa thuận cho thuê cảng Darwin.
Darwin được coi là cửa ngõ của Australia tới các thị trường châu Á và trung tâm tiềm năng cho xuất khẩu tài nguyên và nông nghiệp. Thành phố này là trung tâm trong kế hoạch của chính phủ Australia nhằm phát triển khu vực miền bắc xa xôi.
Thông tin xem xét lại hợp đồng thuê cảng Darwin được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Australia và Trung Quốc xuống mức thấp sau nhiều năm biến động. Quan hệ giữa hai nước xấu đi vào năm ngoái sau khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch Covid-19, khiến Trung Quốc trả đũa thương mại.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết quyền hồi tố trong luật đầu tư nước ngoài sau sửa đổi, được sử dụng lần đầu hồi tháng 4, là cần thiết để đảm bảo tính nhất quán trong quan hệ đối ngoại và không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Chính phủ Australia đã hủy 4 thỏa thuận trên cơ sở luật mới, bao gồm hai thỏa thuận trong sáng kiến Vành đai và Con đường với Trung Quốc cùng hai thỏa thuận giáo dục với Syria và Iran của giới chức bang Victoria.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó thúc giục Australia từ bỏ "tâm lý Chiến tranh Lạnh và thành kiến ý thức hệ", đồng thời "lập tức sửa chữa sai lầm và thay đổi hướng đi".
Cụ ông đạo Hồi ở Ấn Độ bị đánh đập, cạo râu Cụ ông theo đạo Hồi ở bang Uttar Pradesh bị nhóm đàn ông bắt cóc vào rừng, nhốt trong căn phòng và hành hung, sau đó cạo râu của ông. Nạn nhân Abdul Samad Saifi cho biết ông đang trong xe lam ở huyện Ghaziabad hôm 5/6 thì hai người đàn ông nhảy vào, dùng vải bịt mặt và đánh đập ông. Họ...