WHO cảnh báo hệ lụy đáng sợ với trẻ em từ Covid-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo trẻ nhỏ trên toàn thế giới có nguy cơ tử vong vì dịch Covid-19 khiến nhiều nước tạm ngừng tiêm chủng phòng các bệnh chết người khác, chẳng hạn như bại liệt.
Hãng tin CNBC dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại một cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) rằng, ít nhất 21 quốc gia đã thông báo tình trạng thiếu vaccine vì những hạn chế đi lại để ngăn chặn virus corona chủng mới lây lan.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: AP)
“Thực tế thảm khốc là trẻ nhỏ sẽ chết vì điều đó”, ông Tedros khuyến cáo.
Người đứng đầu WHO cho biết thêm, trong khi tiêm chủng bị hoãn lại ở một số quốc gia, các dịch vụ chăm sóc y tế đối với nhiều bệnh khác như sốt rét, cũng bị gián đoạn và dẫn đến nguy cơ số người bị sốt rét ở vùng Hạ Sahara châu Phi có thể tăng gấp đôi.
Ông Tedros kêu gọi các nước thành viên hãy góp sức đảm bảo cho các chương trình tiêm chủng được tài trợ đầy đủ, và Liên minh Toàn cầu về Vaccine – Chủng ngừa sẽ cần tới 7,4 tỷ USD để tiêm chủng 18 loại vaccine cho 300 triệu trẻ em vào năm 2025.
“Khi quy mô tiêm chủng giảm thì thêm nhiều ổ dịch sẽ nổ ra”, ông Tedros nói.
Video đang HOT
Đại dịch Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi cuối năm 2019 “còn lâu mới qua đi”, Tổng giám đốc WHO khẳng định, cho biết thêm rằng tổ chức y tế thế giới này đang lo ngại về các ca nhiễm mới ở châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latinh và một số nước châu Á.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước này về kỹ thuật, thông qua văn phòng ở các quốc gia và khu vực, và các mặt hàng thông qua những chuyến bay đoàn kết”, ông cho biết.
Tuần trước, WHO thúc giục các lãnh đạo thế giới kiểm soát đại dịch Covid-19 trong tương lai gần, vì số ca nhiễm mới chững lại hoặc giảm ở một số nước nhưng lại tăng lên đỉnh điểm ở một số nước khác, thậm chí dịch bệnh tái xuất ở những nơi dường như đã được xử lý.
“Chớ phạm sai lầm, chúng ta còn cả chặng đường dài phải đi. Con virus này sẽ song hành cùng chúng ta trong một thời gian dài”, ông Tedros nói hôm thứ Tư (22/4).
Quan chức này chỉ ra rằng, tuy các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng ở nhiều nước đã góp phần đẩy lùi được sự lây lan của dịch bệnh nhưng virus này vẫn “cực kỳ nguy hiểm”. Số liệu hiện nay cho thấy, “hầu hết dân số thế giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh”, có nghĩa là các ổ dịch có thể dễ dàng “tái bùng phát”.
Thanh Hảo
WHO nói các nước 'tự chịu trách nhiệm về Covid-19'
Tổng giám đốc WHO Tedros cho biết tổ chức này chỉ có thể đưa ra lời khuyên còn mỗi quốc gia phải tự chịu trách nhiệm về cách ứng phó.
"Chúng tôi chỉ có thể đưa ra lời khuyên, nhưng cần làm rõ một điều là chúng tôi không có nghĩa vụ buộc các nước phải thực hiện theo nó. Điều này phụ thuộc vào các quốc gia, họ có thể chấp nhận hoặc từ chối lời khuyên của chúng tôi", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại Geneva hôm 27/4.
Tedros cho biết thêm WHO luôn đưa ra lời khuyên dựa trên yếu tố khoa học và bằng chứng thuyết phục nhất. Ngày 30/1, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu do Covid-19. "Nếu bạn có thể nhớ, khi ấy mới chỉ ghi nhận 82 ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc", Tedros nói.
"Thế giới đáng lẽ nên nghe WHO một cách cẩn trọng. Mỗi quốc gia đã có thể kích hoạt mọi biện pháp y tế công cộng khả thi", người đứng đầu WHO khẳng định. Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tổ chức này đã khuyên thế giới nên truy tìm, xét nghiệm, cách ly và theo dấu từng trường hợp.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo tại Geneva hôm 27/4. Ảnh: CNN.
"Bạn nên tự xem lại, những nước nghe theo lời khuyên đang có tình trạng khả quan hơn những quốc gia còn lại. Đó là sự thật. Suy cho cùng, mỗi quốc gia phải tự chịu trách nhiệm của mình", Tedros kết luận.
Bất chấp những nỗ lực của WHO trong cuộc chiến chống Covid-19, tổ chức này bị đánh giá không đủ sáng suốt để dẫn dắt thế giới vượt qua đại dịch, cả tin vào số liệu không chính xác của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cáo buộc WHO "khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó Covid-19 và che đậy sự lây lan của nCoV".
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso gần đây cũng gọi WHO là "Tổ chức Y tế Trung Quốc", đề cập tới quan hệ gần gũi giữa cơ quan này với Bắc Kinh. Giới chức Đài Loan còn cáo buộc WHO phớt lờ cảnh báo sớm của họ về đại dịch.
Ngày 23/1, WHO tuyên bố Covid-19 là "tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc" nhưng cho rằng vẫn còn quá sớm để công bố "tình trạng khẩn cấp toàn cầu". Thế giới khi đó ghi nhận hơn 840 ca nhiễm và 25 người chết do nCoV. Bảy ngày sau, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu do Covid-19, khi ca nhiễm và ca tử vong trên thế giới lần lượt vượt 9.800 và 210 ca. Tuy nhiên, Tedros cho rằng thời điểm đó vẫn chưa cần thiết áp lệnh hạn chế đi lại giữa các quốc gia.
Tới ngày ngày 12/2, lãnh đạo WHO tuyên bố Covid-19 đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi đẩy nhanh sáng chế vaccine và thuốc điều trị. 10 ngày sau, WHO cảnh báo cơ hội khống chế nCoV đang dần hẹp lại khi các ca nhiễm ngoài Trung Quốc liên tục tăng.
Ngày 11/3, khi Covid-19 xuất hiện tại 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 122.000 người nhiễm và hơn 4.300 người chết, WHO mới tuyên bố đây là đại dịch toàn cầu.
Covid-19 đến nay xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, với hơn ba triệu ca nhiễm, hơn 210.000 người đã tử vong.
Ngọc Ánh
Tổng Giám đốc WHO cảm ơn Việt Nam đóng góp 50.000 USD chống COVID-19 Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gửi lời cám ơn Việt Nam vì khoản đóng góp 50.000 cho WHO trong nỗ lực chung chống dịch COVID-19. "Cảm ơn Việt Nam vì sự đóng góp của các bạn vào nỗ lực ứng phó với COVID-19 trên toàn cầu. Hãy cùng sát cánh bên nhau!", ông Tedros viết trên Twitter hôm 27/4. Theo đó,...