WHO: Cần thực hiện nhiều bước phối hợp để đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia và nhà sản xuất trên thế giới tăng cường hỗ trợ các quốc gia đang phát triển tiếp cận vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 do Công ty AstraZeneca phát triển. Ảnh: PAP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới ngày 26/2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định cần thực hiện đồng thời nhiều bước kết hợp để tăng sản lượng vaccine, trong đó có chuyển giao công nghệ, tình nguyện chuyển nhượng và tạm nới lỏng quy định sở hữu trí tuệ để tăng độ bao phủ vaccine toàn cầu. Ông hy vọng lãnh đạo các nước trên thế giới sẽ có những quyết định đúng đắn, nhấn mạnh con người sẽ không thể chiến thắng COVID-19 nếu không đảm bảo công bằng trong tiếp cận vaccine.
Người đứng đầu WHO khẳng định san sẻ vaccine là cách tốt nhất để đưa cuộc sống trở lại bình thường và việc hợp tác mang lại lợi ích cho mọi quốc gia. Ông Tedros chỉ ra thực trạng các quốc gia trên thế giới chưa hợp tác đầy đủ và thậm chí còn tỏ ra lưỡng lự trong đảm bảo công bằng vaccine dù WHO và các cơ quan khác của Liên hợp quốc (LHQ) liên tục hối thúc đảm bảo công bằng trong tiếp cận vaccine và thực tế rằng Thỏa thuận của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các khía cạnh thương mại của các quyền sở hữu trí tuệ có riêng một điều khoản về những ngoại lệ với các tài sản liên quan vaccine.
Cũng trong ngày 26/2, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi nâng cao khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 tại các khu vực chịu xung đột hoặc nghèo đói.
Video đang HOT
Dồn vaccine COVID-19 còn thừa, biện pháp đơn giản giúp tiết kiệm hàng nghìn liều
Nhu cầu tiêm vaccine COVID-19 ở Mỹ ngày càng cao, vượt quá sức cung của các nhà cung cấp. Trong khi đó, sau mỗi lần tiêm, mỗi lọ vaccine lại còn thừa một lượng đáng kể.
Lượng vaccine thừa có thể đủ để dồn thành nhiều liều vaccine đầy đủ. Ảnh: Hệ thống Y tế Inova
Theo kênh NBC News, một số dược sĩ Mỹ cho biết có một giải pháp đơn giản để có thêm hàng nghìn người Mỹ nữa được tiêm vaccine COVID-19 mỗi tuần.
Giải pháp đó gọi là "pooling", hiểu đơn giản là dồn vaccine thừa trong các lọ vào nhau để đủ một liều tiêm. Đây không phải là khái niệm mới. Từ nhiều năm nay, các dược sĩ đã dùng cách này với vaccine cúm, một số loại thuốc dùng cho hóa học liệu pháp và kháng sinh.
Bà Melanie Massiah-White, dược sĩ trưởng tại Hệ thống Y tế Inova (một mạng lưới bệnh viện phi lợi nhuận) ở Virginia, cho rằng vaccine COVID-19 thực sự quý hơn cả vàng lỏng. Do đó, dồn vaccine còn thừa là điều nên làm.
Tiến sĩ Stephen Jones, Tổng giám đốc điều hành Hệ thống Y tế Inova, cho biết dù không còn lại nhiều vaccine ở đáy lọ nhưng nếu dồn lại thì cũng đủ tạo thành rất nhiều liều vaccine. Dù họ không được dùng số vaccine dồn đó nhưng có những lúc còn gần nguyên cả liều trong lọ và vứt đi thì thật là lãng phí.
Các dược sĩ tại Hệ thống Y tế Inova cho biết theo quy định của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA), họ buộc phải vứt vaccine thừa. Bà Massiah-White nói: "Chúng tôi thấy thật xót xa. Chúng tôi tự hỏi tại sao ta không dồn vaccine thừa?"
Các dược sĩ Inova đã làm một thí nghiệm, lấy 100 ống vaccine còn thừa một chút ở đáy. 80 lọ còn thừa đáng kể. Các dược sĩ thấy rằng với lượng vaccine còn lại trong 80 ống, họ có thể dồn thành 40 liều đầy đủ. Điều đó có nghĩa là vào một ngày bình thường, khi Hệ thống Y tế Inova tiêm hơn 4.000 liều, họ có thể dồn thêm 400 liều vaccine COVID-19 nữa.
Ông Jones nói: "Nếu chúng ta có thể dồn vaccine thừa lại, dùng ngay lập tức thì chúng ta có thể có một lượng vaccine miễn phí".
Bà Stefanie Ferreri thuộc khoa dược Eshelman của Đại học North Carolina cho biết dồn vaccine là biện pháp thường thấy khi xử lý vaccine. Bà cho biết chỉ nên dồn vaccine có cùng số lô để có thể theo dõi nếu xảy ra vấn đề gì đó, như tác dụng phụ bất thường.
Sau khi tiêm, mỗi ống vaccine còn thừa đáng kể. Ảnh: Hệ thống Y tế Inova
Mặc dù dồn thuốc là điều phổ biến, nhưng FDA cho biết các dược sĩ không thể dồn vaccine COVID-19 còn thừa vì vaccine của Moderna và Pfizer đều không có chất bảo quản nên có thể nhiễm vi khuẩn.
Phát ngôn viên FDA nói: "Đây là biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn chéo do dùng chung kim tiêm và xy lanh đã xảy ra với các loại thuốc tiêm khi dồn thuốc kiểu này, gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Nếu một ống thuốc nhiễm khuẩn, dồn thuốc sẽ khiến vi khuẩn lan sang chỗ khác, khiến mầm bệnh tồn tại lâu hơn và tăng rủi ro lây lan dịch bệnh".
Dù vậy, các chuyên gia dược cho rằng rủi ro nhiễm khuẩn chéo là thấp và lợi ích của việc dồn vaccine COVID-19 hiện nay lớn hơn nhiều rủi ro. Bà Ferreri cho rằng nếu sử dụng vaccine dồn lại ngay thì thì rủi ro nhiễm khuẩn cực kỳ thấp.
Tại Hệ thống Y tế Inova, mọi liều vaccine COVID-19 đều được dùng ngay lập tức và họ có quy tắc để chống nhiễm khuẩn chéo.
Nhưng hiện tại, tiêm chủng vaccine COVID-19 vẫn là một cuộc chờ đợi mòn mỏi với nhiều người Mỹ. Họ vẫn phải chờ nhà sản xuất tăng cường nguồn cung để đáp ứng nhu cầu cao hơn bao giờ hết.
Ông Jones nói: "Khi đã có đủ vaccine thì việc lãng phí vaccine thừa cũng không thành vấn đề. Nhưng ngay bây giờ, chúng ta thiếu hàng triệu liều. Vì thế, có thêm vài liều từ vài ống vaccine sẽ giúp hàng trăm người mỗi ngày".
Một tháng Biden lãnh đạo nước Mỹ chống Covid-19 Biden dành tháng đầu tiên của nhiệm kỳ để thực hiện cam kết "đánh bại Covid-19" với người Mỹ, đồng thời tuyên bố "Mỹ đã trở lại" để cùng thế giới chống đại dịch. Tổng thống Joe Biden đã trải qua một ngày làm việc bận rộn cuối tuần trước, khi tham gia hai cuộc họp trực tuyến quan trọng đầu tiên với...