WhatsApp ra mắt trang web giúp chống thông tin sai lệch về COVID-19
WhatsApp đã tham gia việc bảo vệ công chúng khỏi các tin tức và bài đăng giả mạo liên quan đến COVID-19.
Trước tình hình ngày càng xuất hiện nhiều những thông tin sai lệch về dịch COVID-19, các “đại gia” công nghệ đã cố gắng để hạn chế sự phát tán của những thông tin này và đưa tình hình vào tầm kiểm soát. Mới nhất, WhatsApp cũng đã góp phần tham gia vào nỗ lực bảo vệ công chúng khỏi các tin tức và bài đăng giả mạo liên quan đến COVID-19.
Theo đó, WhatsApp đã ra mắt một trang web để giúp chống lại thông tin sai lệch xung quanh đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Trang web có tên gọi “WhatsApp Coronavirus Information Hub” (Trung tâm thông tin virus SARS-CoV-2 WhatsApp) thuộc sở hữu của Facebook, hợp tác với WHO và UNICEF.
Đây sẽ là nơi cung cấp hướng dẫn, thông tin chung và lời khuyên để chống lại sự lan truyền của những tin đồn sai lệch về COVID-19. Ngoài ra, trung tâm cũng sẽ cung cấp đường dây nóng để mọi người nhắn tin và nhận được hướng dẫn.
Ông Will Cathcart, Giám đốc WhatsApp, cho biết: “Chúng tôi biết rằng người dùng của chúng tôi đang tiếp cận WhatsApp hơn bao giờ hết vào thời điểm khủng hoảng này, cho dù đó là với bạn bè và người thân, bác sỹ với bệnh nhân hay giáo viên với học sinh. Chúng tôi muốn cung cấp một tài nguyên đơn giản có thể giúp kết nối mọi người tại thời điểm này”.
Ngoài ra, WhatsApp cũng tuyên bố rằng, họ sẽ quyên góp 1 triệu USD cho mạng lưới kiểm tra thực tế quốc tế của Viện Poynter (IFCN) để chống lại các bài viết sai lệch liên quan đến COVID-19.
Video đang HOT
Khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD sẽ được trao cho IFCN và sẽ hỗ trợ báo chí từ liên minh CoronaVirusFacts / DatosCoronaVirus – một dự án được IFCN tạo ra vào tháng 1.2020 bao gồm hơn 100 công cụ kiểm tra tin tức thực tế ở 45 quốc gia.
Duy Anh
HTTP là gì mà địa chỉ trang web nào cũng có?
Tiền tố http trong địa chỉ của các trang web từ lâu đã trở nên quá quen thuộc với dân công nghệ rồi.
Nó quen thuộc đến nỗi thậm chí nhiều người trong số chúng ta còn xem như nó là một điều gì đó hiển nhiên mà không thèm thắc mắc thực chất nó là gì nữa. Nếu khi đọc thấy tiêu đề bài viết này, bạn có chút tò mò nổi lên và muốn biết nó thực chất là cái gì thì hãy nán lại một chút để cùng mình tìm hiểu nhé.
HTTP là gì?
Về định nghĩa của nó thì cũng rất ngắn gọn, tuy nhiên có phần khó hiểu với đa số anh em không tìm hiểu sâu về nó: HTTP là viết tắt của HyperText Transfer Protocol là giao thức truyền tải siêu văn bản được sử dụng trong WWW (World Wide Web).
OK, bây giờ chúng ta giải thích từng cái nhé
Giao thức (Protocols): Là cách thức giao tiếp của các thành phần mạng với nhau. Nó là một bộ ngôn ngữ, quy tắc chung, một tiêu chuẩn thống nhất để các thành phần trong không gian mạng tuân theo và phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Siêu văn bản (HyperText): Là dạng văn bản là một dạng văn bản mà người đọc có thể đọc nó không theo tuần tự. Ví dụ khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết thì bạn sẽ chỉ có thể đọc nó tuần tự từ đầu đến cuối. Đối với siêu văn bản thì bạn có thể đọc nó từ bất kỳ đâu, bạn cũng có thể tra dữ liệu một cách dễ dàng trong toàn bộ văn bản dựa trên các yếu tố liên quan của các phần dữ liệu với nhau.
WWW (World Wide Web): là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập (đọc và viết) thông tin qua các thiết bị kết nối với mạng Internet.
Đến đây thì có lẽ bạn cũng đã hình dung ra được phần nào tác dụng của HTTP rồi đúng không nào?
Tác dụng của HTTP
Vì các trang web đều được mã hóa bằng HTML, một dạng siêu văn bản có chứa link của các thành phần trong 1 trang web (ví dụ như thanh tìm kiếm, các khung quảng cáo, phần hiển thị Video...) nên để truy cập vào một trang web, máy chủ và máy người dùng phải có một phương thức giao tiếp chung để truyền tải dữ liệu HTML. Và phương thức giao tiếp đó gọi là HTTP.
HTTPS là gì?
HTTPS là viết tắt của HyperText Transfer Protocol Secure. Về cơ bản thì nó vẫn là là giao thức HTTP thôi, tuy nhiên nó có sử dụng thêm SSL (Secure Sockets Layer) để mã hóa trong lúc truyền tải dữ liệu. Mục đích của việc mã hóa này là để việc truyền tải dữ liệu giữa server và người dùng được an toàn hơn, tránh bị tin tặc theo dõi và tấn công.
Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS
Hiện nay thì HTTPS là một yếu tố gần như bắt buộc đối với các trang web có giao dịch trực tuyến có sử dụng thông tin của người dùng như thẻ ngân hàng, tài khoản cá nhân, số điện thoại... để đảm bảo tính an toàn. Các trang web có sử dụng giao thức HTTPS cũng sẽ được engine của Google ưu tiên xếp hạng từ khóa cao hơn. Những trang web sử dụng giao thức HTTPS sẽ tự động được trình duyệt nhân Chromium đánh giá là kết nối an toàn.
HTTPS do bản chất thêm một tầng mã hóa nên sẽ khiến cho quá trình truyền tải dữ liệu có phần chậm hơn HTTP, tuy nhiên không đáng kể. Để có thể sử dụng được giao thức HTTPS thì trang web bắt buộc phải mua chứng chỉ SSL. Thế nên HTTPS hiện nay đã dần thay thế HTTP và trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với các trang web uy tín để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Microsoft, Google, Facebook và hàng loạt ông lớn công nghệ khác tuyên chiến chống thông tin sai lệch về COVID-19 Hồi cuối tuần trước, Microsoft cũng đã cho ra mắt một trình theo dõi tình hình COVID trên toàn thế giới dựa trên công cụ tìm kiếm Bing của họ. Trong bối cảnh mà cuộc chiến chống dịch COVID-19 đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, nhất là ở các nước Châu Âu thì mới đây hàng loạt các công ty...