WhatsApp, iMessage sắp phải cho phép người dùng gửi tin nhắn đến một nền tảng khác?
Liên minh châu Âu EU đang cân nhắc mộ t quy định mang tính bước ngoặt dự kiến được thông qua vào đầu tháng Bảy tới.
Bloomberg đưa tin, Liên minh châu Âu EU đang cân nhắc một quy định mang tính bước ngoặt dự kiến được thông qua vào đầu tháng Bảy tới. Quy tắc này yêu cầu các dịch vụ nhắn tin lớn phải chia sẻ người dùng với đối thủ bằng cách hỗ trợ họ gửi tin nhắn qua lại giữa các nền tảng. Những tập đoàn được nhắc tới trong tuyên bố bao gồm iMessage, ứng dụng WhatsApp và Facebook Messenger của Meta. EU cũng có khả năng áp dụng quy định mới với Google Chat và Microsoft Teams, song chưa đưa ra quyết định chính thức.
Trước đó, giới chức EU đã nỗ lực ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh giữa những công ty công nghệ lớn. DMA, một đạo luật thị trường kỹ thuật số vừa thông qua, được kỳ vọng có thể hỗ trợ các vụ kiện chống độc quyền mà chính phủ theo đuổi trong suốt thời gian qua. Chúng bao gồm vụ kiện nhằm vào Alphabet khi tập đoàn này cố tình cài đặt sẵn dịch vụ tìm kiếm trên điện thoại Android; Amazon sử dụng dữ liệu người bán để làm nổi bật sản phẩm, hay Apple kiểm soát các ứng dụng được bán trên Appstore.
Trước đây, ý tưởng cho phép các ứng dụng nhắn tin tương tác với nhau chưa bao giờ xuất hiện trong các vụ kiện chống độc quyền của Liên minh châu Âu. Do vậy, việc EU bất ngờ đưa ra yêu cầu mới đã vấp phải sự hoài nghi từ chính các quan chức trong Ủy ban châu Âu và các nước thành viên.
Người thích thì ca ngợi khả năng tương tác như một công cụ để ngăn các công ty lớn thâu tóm khách hàng. Người chê thì quan ngại sự phức tạp khi người dùng phải xây dựng lại các danh sách liên hệ của mình.
” Chúng ta phải làm rõ mối quan hệ sở hữu tập trung đầy rắc rối này bằng mọi giá“, Cory Doctorow, tác giả kiêm nhà hoạt động chuyên về quyền kỹ thuật số cho biết.
Alex Stamos, cựu giám đốc điều hành Meta
Cũng theo Doctorow, mục tiêu hàng đầu mà quy tắc mới cần hướng đến là các mạng xã hội như Facebook. Hiện giới chức Mỹ đang tranh luận về những quy định tương tác áp dụng cho các phương tiện truyền thông xã hội. Các nhà lập pháp châu Âu cũng có động thái tương tự, song đến nay vẫn chưa chính thức thông qua dự luật nào.
” Các nhà lập pháp thậm chí không thể tưởng tượng được cách thức mà các phương tiện truyền thông xã hội có thể tương tác“, ông Cory Doctorow nói.
Theo một số chuyên gia, quy định mới của EU có thể dẫn đến rủi ro an ninh trong việc mở các dịch vụ nhắn tin, đồng thời cũng đặt câu hỏi liệu sự thay đổi này có thực sự khiến các gã khổng lồ công nghệ thu hẹp sự bành trướng.
Video đang HOT
Hồi tháng 3, trang tin tức công nghệ Verge nhận định rằng kế hoạch này có thể hủy hoại WhatsApp và quyền riêng tư của người dùng. Trong khi đó, Wired cho biết ý tưởng này “chắc chắn sẽ thất bại.”
” Việc yêu cầu tăng cường tương tác mà không tạo ra bất kỳ rủi ro nào về quyền riêng tư hoặc bảo mật cũng giống như việc ra lệnh cho các bác sĩ chữa bệnh ung thư vậy“, Alex Stamos, cựu giám đốc điều hành Meta chia sẻ.
Theo Bloomberg, EU yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ phải duy trì ” mức độ bảo mật, bao gồm cả mã hóa end-to-end, nếu có“. Thế nhưng, không phải mọi dịch vụ nhắn tin đều áp dụng cách thức giống nhau. Chẳng hạn như WhatsApp và iMessage được mã hóa theo kiểu end-to-end, trong khi Facebook Messenger và Microsoft Teams thì không như vậy. Việc kết nối các nền tảng theo đó trở nên vô cùng khó khăn, nhất là khi bản thân Meta còn chưa thể “trơn tru” mã hóa trên các nền tảng của mình.
WhatsApp, iMessage sắp phải cho phép người dùng gửi tin nhắn đến một nền tảng khác?
Theo Ian Brown, chuyên gia hàng đầu về quy định Internet, các công ty muốn kết nối với nền tảng mã hóa end-to-end như WhatsApp sẽ phải hỗ trợ tất cả các chi tiết kỹ thuật của tin nhắn, bao gồm mã hóa. Ông cho rằng quá trình soạn thảo dự luật gần như đã giải quyết được những lo ngại mà Stamos đưa ra và Ủy ban dự kiến có thể đưa ra bản kế hoạch cụ thể vào năm tới.
” Tôi mừng vì mọi người đang theo dõi quá trình này một cách rất cẩn thận. Tôi thực sự muốn xem những phản hồi tốt dựa trên văn bản cuối cùng của DMA“, Brown nói.
Nếu dự luật được thông qua, các công ty công nghệ lớn sẽ phải cho phép người dùng gửi tin nhắn cho đối phương ở một nền tảng khác, bắt đầu từ năm 2024. Hai năm sau đó, họ sẽ phải hỗ trợ tương tác cho các group nhóm, sau đó đến cuộc gọi thoại và video.
Theo Gary Kramlich, người điều hành một ứng dụng có tên Pidgin, giới chức EU sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tương tác kết hợp các tính năng phức tạp của mọi dịch vụ nhắn tin hiện đại, chẳng hạn như thêm tệp đính kèm và tùy chọn để chỉnh sửa tin nhắn đã được gửi đi.
” Mục tiêu đạt khả năng tương thích 100% với một trong các nền tảng trò chuyện là điều vô cùng khó“, Gary Kramlich nói.
3 lý do tại sao Galaxy S23 chỉ dùng chip Snapdragon?
Có nhiều lý do khiến người dùng thích việc Samsung loại bỏ chip Exynos trong những flagship tiếp theo nhưng cũng có một điểm hạn chế.
Gần đây đã có thông tin Samsung đang tập trung đội ngũ để thiết kế dòng vi xử lý mới trên các smartphone của hãng, do vậy tập đoàn sẽ tạm dừng việc trang bị chip Exynos trong 2 năm 2023 và 2024 lên các flagship Galaxy S tương ứng với Galaxy S23 và Galaxy S24. Đây sẽ là bước ngoặt lớn với Samsung nhưng tại sao nó lại việc làm tốt?
Chỉ một phiên bản để làm kẻ đứng đầu
Người dùng ở Châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi trước đây chỉ có thể mua flagship Samsung sử dụng chip Exynos sang đến thế hệ Galaxy S22 rút gọn chỉ còn thị trường châu Âu. Điều đó có thể gây ra yếu tố tâm lý không được thoải mái cho lắm bởi họ cho rằng họ đang nhận được một phiên bản yếu hơn nhưng phải trả mức giá cao hơn rất nhiều.
Chip Exynos luôn bị đánh giá thấp hơn chip Qualcomm ở một số lĩnh vực, điển hình là khả năng chơi game. Lấy ví dụ khi tựa game Diablo Immortal được phát hành, nó đã gặp lỗi trên phiên bản Exynos do thiếu sự hỗ trợ của nhà phát triển. Đây không hẳn là lỗi của Samsung, nhưng chip Qualcomm luôn là ưu tiên hàng đầu của các nhà phát triển. Nếu có lỗi sẽ được sửa nhanh chóng.
Chưa kể đến khả năng quay chụp cũng bị ảnh hưởng. Nếu để ý bạn có thể thấy phiên bản Exynos của Galaxy S22 Ultra được DxOMark đánh giá thấp hơn so với bản Qualcomm trong hầu hết các điều kiện. Vì vậy sắp tới tất cả các khu vực đều được cung cấp cùng phiên bản, không có sự ghen tị nào ở đây cả.
Nỗ lực không đem lại hiệu quả
Có thể dự đoán rằng cuộc đọ sức giữa Qualcomm và Exynos vào năm 2023 sẽ dẫn đến thất bại nặng nề cho Samsung. Cần nhớ Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 được sử dụng trong dòng S22 năm nay đều do Samsung sản xuất. Nhưng khi sang đến đời Snapdragon 8 Gen 1, Qualcomm lại hợp tác với TSMC để sản xuất. Qualcomm tự tin tuyên bố con chip mới có hiệu suất tăng 30% so với Snapdragon 8 Gen 1, cao hơn 10% đối với tốc độ xung nhịp của CPU và GPU. Cứ nhìn hiệu năng của ROG Phone 6 Pro dùng Snapdragon 8 Gen 1 mới ra mắt là thấy rõ.
Điều này cho thấy TSMC cung cấp khả năng sản xuất vượt trội so với xưởng đúc của Samsung. Nhiều tin đồn cũng cho biết Qualcomm sẽ tiếp tục hợp tác với TSMC để sản xuất Snapdragon 8 Gen 2.
Không còn sự khác biệt về tính năng
Với việc ra mắt dòng Galaxy S23 chỉ dùng chip Snapdragon, Samsung sẽ không cần phải lo lắng về khả năng đồng bộ tính năng. Không ít lần Samsung đã phải loại bỏ một tính năng nào đó vì một trong 2 phiên bản chip không hỗ trợ như cái còn lại.
Chẳng hạn như Galaxy S8 bị cắt khả năng quay 4K/60fps vì Snapdragon 835 không hỗ trợ. Dòng Galaxy S10 không thể quay 8K mặc dù Exynos 990 hỗ trợ nhưng Snapdragon 865 thì không. Galaxy S22 cũng không thể quay HDR 8K vì Exynos 2200 không hỗ trợ. Sự phân cấp này khiến người dùng hoang mang khi phải đưa ra quyết định mua hàng.
Nhược điểm là gì?
Mặc dù có nhiều ưu điểm khi dòng Galaxy S23 chỉ dùng chip Snapdragon, nhưng vẫn có một số nhược điểm tiềm ẩn đối với động thái này.
Đầu tiên đó là tình trạng thiếu chip trên toàn cầu. Quyết định sử dụng một loại chip duy nhất nghĩa là Samsung sẽ không có bất kỳ sự chuẩn bị nào nếu Qualcomm hoặc TSMC gặp vấn đề về sản xuất. Trường hợp xấu nhất, Samsung sẽ không thể bán Galaxy S23 ở một số thị trường hoặc với số lượng rất hạn chế.
Thứ hai, khi Samsung không còn lựa chọn nào khác, họ sẽ gặp áp lực về giá từ Qualcomm. Về lý thuyết, Qualcomm có thể tính phí cao dành cho chip của họ và Samsung gần như buộc phải tăng giá bán để duy trì tỷ suất lợi nhuận của mình.
Thứ ba, dựa vào những con chip gần đây được Qualcomm ra mắt, chúng thường gặp các vấn đề đặc biệt về nhiệt độ nên sẽ chẳng biết Snapdragon 8 Gen 2 sắp tới có gặp vấn đề gì hay không. Nếu có, chắc chắn sức hấp dẫn của Galaxy S23 sẽ giảm đi rất nhiều.
Cuối cùng, Samsung sẽ không thể thêm những tính năng hay ho, thú vị nếu như chip Snapdragon không hỗ trợ.
Chuyện gì đang xảy ra với Grab Việt Nam? Chuyện gì đang xảy ra với Grab Việt Nam? Sau nhiều tin đồn đoán, hãng gọi xe có trụ sở tại Singapore Grab cũng niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) Altimeter Growth vào đầu tháng 12 năm ngoái. Trái ngược với sự kỳ vọng của nhiều người, cổ phiếu...