WhatsApp bị chặn tại Brazil
Cuối tuần trước, WhatsApp đã bị chặn trong vòng 48 giờ tại Brazil do không đáp ứng được một số yêu cầu của tòa án nước này.
Tòa án Brazil đã yêu cầu ứng dụng nhắn tin miễn phí WhatsApp hợp tác trong một vụ án hình sự, nhưng đại diện của hãng tại Brazil đã không đáp ứng. Vì lý do đó, tòa án đã yêu cầu chặn WhatApp tại đây trong 2 ngày 17 và 18/12.
WhatsApp là một ứng dụng của Facebook từ năm 2014.
Sự việc xuất phát từ một cuộc điều tra, theo đó, các quan chức yêu cầu Facebook Brazil đặt chế độ nghe trộm trên một số tài khoản WhatsApp nhưng không được Facebook đáp ứng.
Sau khi nhận thông báo 100 triệu người dùng tại Brazil bị chặn WhatsApp, nhà đồng sáng lập Jan Joum đã đăng đường link về một bài báo nói rằng “9 trong số 10 bác sĩ ở Brazil nói chuyện với bệnh nhân qua WhatsApp” và thêm dòng tweet: “Thật đáng buồn, không phải lúc này”. Ngay sáng 17/12, thẩm phán cấp cao hơn của tòa án Brazil cho rằng không nên chặn ứng dụng này, bởi đang hàng triệu người dùng bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Mark Zuckerberg cũng đáp lại lệnh cấm trên bằng một dòng trạng thái: “ngày buồn” và “Tôi bị ‘choáng’ khi biết rằng những nỗ lực của chúng tôi để bảo vệ dữ liệu của người dùng lại dẫn đến một quyết định cực đoan như vậy”.
Tới hôm nay, WhatsApp đã được mở lại tại đây.
Facebook đã mua lại ứng dụng nhắn tin WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014.
Phương Dung
Theo VNE
Trung Quốc tăng cường an ninh mạng khi bị IS xem là mục tiêu
Trung Quốc gần đây đã ngừng dịch vụ Internet tại Tân Cương với những người cố tình vượt qua bộ lọc để dùng các phần mềm như WhatsApp, Telegram...
Trung Quốc được xem là mục tiêu mà IS đang nhắm tới khi Nhà nước Hồi giáo tuần trước tung lên mạng một bài hát bằng tiếng Trung nhằm mục đích tuyên truyền, chiêu dụ thành viên tại Trung Quốc tham gia cuộc chiến ở Syria, Iraq cùng một số nơi khác. Với chính sách kiểm duyệt Internet khá chặt chẽ của chính quyền Trung Quốc, các nhà phân tích nói rằng sức lan tỏa của bài hát kia sẽ bị hạn chế.
IS phát đi bài hát trong nỗ lực tuyên truyền, chiêu dụ thành viên tại Trung Quốc, bất chấp cơ chế kiểm duyệt nội dung chặt chẽ trên Internet của chính phủ nước này.Ảnh minh họa.
Cũng nằm trong chiến dịch chống khủng bố mạng leo thang, Trung Quốc đã ngừng dịch vụ Internet tại Tân Cương đối với những người cố tình vượt qua bộ lọc Internet (được biết đến với tên Great Firewall) tại đây. Người dùng tải về các dịch vụ nhắn tin quốc tế như WhatsApp, Telegram... hay các phần mềm khác tương tự đều bị chặn.
"Thông báo của cảnh sát: Chúng tôi sẽ khóa số điện thoại của bạn trong hai giờ tới theo quy định của pháp luật", tin nhắn được gửi đến những người tại Trung Quốc đã tìm cách vượt qua Great Firewall, hàng rào kiểm duyệt Internet bằng cách sử dụng mạng riêng ảo, VPN...
Mỹ và các nước phương Tây đề cao tính cá nhân thông qua việc mã hóa thông tin, nhưng các phần mềm trò chuyện có thể bị lợi dụng để truyền tải những âm mưu khủng bố. Trong khi đó, Trung Quốc từ lâu vẫn được biết đến với chính sách kiểm soát và theo dõi thông tin người dùng trên Internet.
Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát Internet tinh vi bậc nhất thế giới.
Động thái cấm Internet ở Tân Cương cho thấy, vẫn còn những lỗ hổng trong hàng rào Great Firewall mà Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho hệ thống giám sát Internet tinh vi bậc nhất thế giới. Việc khóa số di động của những người dùng các phần mềm nhắn tin quốc tế thể hiện mức độ cấp bách mới trước các nguy cơ khủng bố.
Facebook, Twitter, Snapchat... là những dịch vụ Internet phổ biến ở hầu khắp trên thế giới, tuy nhiên nó bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc chặn truy cập vào Facebook và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền sẽ mở lại kết nối tới mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đây là hậu quả của một cuộc đụng độ diễn ra vào tháng 7/2009 giữa người Ngô Duy Nhĩ theo đạo Hồi và người Hán tại vùng phía Tây khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc).
Ngoài kiểm duyệt thông tin dễ hơn, việc giữ chân dịch vụ ngoại ngay tại biên giới đã giúp các công ty Trung Quốc có cơ hội phát triển riêng của mình. Mạng xã hội Weibo, ứng dụng nhắn tin WeChat có hàng trăm triệu người dùng, các trang chia sẻ video như Youku, Sohu, iQiyi rất phổ biến...
Bảo Anh
Theo VNE
Facebook, Viber bị cấm ở Bangladesh vì sợ khủng bố Chính phủ nước này cho rằng các mạng xã hội và dịch vụ nhắn tin miễn phí được tội phạm sử dụng để liên lạc nên yêu cầu chặn tạm thời. Facebook và Viber bị cấm ở Bangladesh. Theo Global Voices, các công dân tại Bangladesh gần như không thể truy cập vào một số dịch vụ phổ biến như Facebook, Viber, Whatsapp...