What3words ra mắt ứng dụng định vị tại Việt Nam
Mới đây, what3words – công ty công nghệ định vị toàn cầu đã chính thức ra mắt ứng dụng định vị độc đáo bằng tiếng Việt.
Ứng dụng what3words chia cả thế giới thành các ô vuông có cạnh 3m, mỗi ô lại gắn với một cụm 3 từ gọi là địa chỉ 3 từ.
Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong các ngành ô tô, định vị, du lịch, kho vận, thương mại điện tử, hoạt động nhân đạo và dịch vụ gọi xe. what3words có thể hoạt động không cần internet, hiện đang hỗ trợ 54 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt.
Người dùng có thể tải về miễn phí ứng dụng what3words trên cả thiết bị iOS lẫn Android hoặc dùng bản đồ trực tuyến tại what3words.com.
Ứng dụng what3words chia cả thế giới thành các ô vuông có cạnh 3m, mỗi ô lại gắn với một cụm 3 từ gọi là địa chỉ 3 từ.
Trước đó, VinFast trở thành hãng ô tô thuần điện đầu tiên tích hợp công nghệ định vị tiên tiến what3words trên các dòng xe điện VF 8 và VF 9.
Ngoài ra, Tập đoàn Hoa Sen Việt là nhà phân phối bán lẻ đầu tiên ứng dụng công nghệ what3words vào ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa và thương mại điện tử ở Việt Nam.
Với công nghệ định vị của what3words, mọi đơn hàng trực tuyến được đảm bảo vận chuyển tận nơi một cách chính xác nhất khi khách hàng nhập địa chỉ 3 từ tại bước thanh toán.
Video đang HOT
Tại nhiều khu vực vùng sâu vùng xa, địa chỉ thường mang tính “tương đối”, hầu như không thể tìm bằng các ứng dụng định vị hiện hành. Theo đó, địa chỉ 3 từ của ứng dụng miễn phí what3words có thể giúp việc định vị mọi vị trí dễ dàng và chính xác hơn.
Ông Chris Sheldrick, đồng sáng lập và Tổng Giám đốc của what3words nhấn mạnh: “what3words có tiềm năng rất lớn vì địa chỉ 3 từ của what3words có thể giúp việc tìm các vị trí trở nên chính xác hơn. Bên cạnh chức năng chia sẻ vị trí, what3words còn hỗ trợ cho nhiều ứng dụng và dịch vụ theo nhu cầu cần sử dụng vị trí”.
Công nghệ này còn được nhiều hãng xe nổi tiếng tích hợp vào sản phẩm để hỗ trợ tìm đường một cách dễ dàng và chính xác. Nhiều thương hiệu hàng đầu như DHL hay Domino’s Pizza đã áp dụng công nghệ này để đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi cần đến. Còn Lonely Planet thì ứng dụng what3words để giúp khách du lịch tìm đường đến khách sạn và những địa điểm thú vị nhưng khó tìm.
Số lượng các tổng đài khẩn cấp sử dụng what3words đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là tại Anh, Mỹ và Singapore.
Mối nguy đằng sau ứng dụng nổi tiếng trên iPhone
Với khả năng cập nhật vị trí của bạn bè và người thân theo thời gian thực, ứng dụng Find My của Apple tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành công cụ theo dõi.
Theo New York Times, việc chia sẻ định vị thông qua các ứng dụng như Find My đã trở thành trào lưu trong thời gian gần đây. Với nhiều người, đây là cách để họ gắn kết với bạn bè. Song, xu hướng này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến an toàn và bảo mật thông tin của mọi người.
Trào lưu chia sẻ vị trí
Trước hết, đối với thế hệ Z và Y, những ứng dụng này đã thay đổi cách họ giao tiếp với bạn bè và xóa nhòa khoảng cách về sự riêng tư. Bạn bè giờ đây chỉ cần dùng Find My là hoàn toàn có thể biết vị trí của nhau.
Với người trẻ, việc chia sẻ vị trí chính là chỉ dấu thể thể hiện tình bạn khăng khít giữa đôi bên, tương tự với được thêm vào danh sách bạn thân trên Instagram hay được tag vào story riêng tư trên Snapchat.
Nhiều bạn trẻ thích chia sẻ vị trí với bạn bè, gia đình thông qua Find My. Ảnh: The New York Times.
Theo The New York Times, chia sẻ định vị không phải là công nghệ gì mới. Apple đã ra mắt ứng dụng này vào năm 2011. 2 năm sau đó, chỉ có 7% người Mỹ cho biết họ sử dụng tính năng này, theo Pew Research Center. Nhưng đến năm nay, 69% Gen Z và 77% Gen Y đều kích hoạt tùy chọn chia sẻ vị trí, Harris Poll cho biết.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ là trào lưu này đang có dấu hiệu trở nên thái quá. Một số bạn trẻ cho biết họ đang theo dõi hàng chục bạn bè bằng ứng dụng này và chính họ cũng đang bị theo dõi tương tự.
Chỉ cần người dùng check in trên Facebook hay tag địa điểm trên Instagram, vị trí sẽ ngay lập tức được chia sẻ theo thời gian thực trên Find My. Điểm khác biệt giữa ứng dụng của Apple so với các app khác là người dùng có thể tùy chọn hiển thị thông tin này trong một giờ, trong một ngày hoặc vĩnh viễn.
Dùng Find My như mạng xã hội
Song, việc liên tục chia sẻ vị trí sẽ gây ra nhiều nguy cơ về quyền riêng tư, đặc biệt là khi người dùng không biết những ai có thể nhận được những thông tin này, theo Eva Galperin, chuyên gia an ninh mạng tại Electronic Frontier Foundation.
Nhưng Find My có thể bị lợi dụng nhằm theo dõi người khác. Ảnh: The New York Times.
"Mọi người liên tục chia sẻ những thông tin này vì cho rằng chỉ có bạn bè, gia đình mới xem được", chuyên gia nói.
Chia sẻ với New York Times, Jade Calvin-Nau (24 tuổi) cho biết Find My giúp cô giữ liên lạc với bạn bè. Hồi còn học đại học, nhờ ứng dụng này, bạn bè của cô có thể yên tâm rằng mọi người đều đã về nhà an toàn sau khi tụ tập đêm khuya.
"Ai cũng có thể biết đối phương đang ở đâu. Chúng tôi không cần phải hỏi nhau rằng cậu đang ở đâu nữa mà chỉ cần kiểm tra ứng dụng", cô nói. Sau khi tốt nghiệp, cô vẫn giữ thói quen kiểm tra app Find My hàng ngày và thích thú với trò tiêu khiển đoán xem mọi người đang ở đâu.
"Nó giống như mạng xã hội vậy. Tôi cứ nhấn vào app, kiểm tra tin mới và cập nhật liên tục cứ như đang lướt Twitter", Calvin-Nau chia sẻ.
Nghiện theo dõi bạn bè
Với Olive Okoro (19 tuổi), cô thường dùng Find My để gắn kết với bạn bè. Cô gái chia sẻ vị trí của mình với hàng chục người bạn mà cô tin tưởng. Nhưng đến khi nghỉ chơi với nhau, thay vì xóa số điện thoại hay bỏ theo dõi mạng xã hội, việc đầu tiên Okoro làm là ngừng chia sẻ vị trí với họ. "Nếu không còn làm bạn nữa, tôi sẽ tắt chia sẻ định vị", cô nói.
Theo Amanda Lenhart, làm việc tại dự án nghiên cứu công nghệ Data & Society, song song với sự bùng nổ của Find My, tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) của giới trẻ cũng tăng cao vì việc chia sẻ vị trí sẽ tiết lộ cách họ sinh hoạt.
Nhiều người bị "nghiện" theo dõi vị trí bạn bè. Ảnh: Lifewire.
"Nếu biết bạn mình đang ở đâu, làm gì, người dùng cũng có thể biết được những lúc bạn bè tụ tập với nhau mà không có họ. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và gây rắc rối cho họ", chuyên gia nói.
Adira Gresham (21 tuổi), một người dùng Find My, có thói quen kiểm tra ứng dụng ít nhất 2 lần/ngày và luôn luôn hỏi bạn bè đang làm gì, ở đâu và tại sao lại ở đó mà không có cô ấy.
"Trước đây, bạn bè tôi bảo điều đó rất kỳ lạ. Còn bây giờ họ đã hiểu rằng tôi làm thế chỉ vì an toàn thôi", cô nói. Nhưng Gresham cũng có giới hạn của riêng mình. Cô không chia sẻ vị trí của bạn bè mình cho người khác vì cho rằng đó là xâm hại quyền riêng tư của họ.
Một trường hợp khác là Karine Irwin (22 tuổi, sống ở Texas, Mỹ), từng gặp vấn đề với Find My. Mỗi khi phát hiện bạn bè không được định vị ở nhà, cô gái lại cảm thấy lo lắng cho an toàn của họ. Điều này xảy ra thường xuyên đến mức bác sĩ trị liệu tâm lý của cô khuyên nên xóa ứng dụng này.
"Cô ấy nghĩ tôi bị nghiện Find My", Irwin nói. Nhưng cô cho rằng mình cảm thấy an toàn khi biết bạn mình ở đâu và ngược lại. "Tôi nghĩ mình không thể xóa ứng dụng này được", cô gái khẳng định.
Hướng dẫn cài đặt màn hình khóa thời tiết trên iOS 16 Trên iOS 16, người dùng có thể cài đặt để màn hình khóa hiển thị trạng thái thời tiết hiện tại với những hiệu ứng chân thực, sống động. Memoji trên iOS 16 cập nhật những gì? Hướng dẫn tách vật thể trên iOS 16 Hướng dẫn dịch trang web trên iOS 16 khi đã có tiếng Việt Một trong những nâng cấp...