WFP kêu gọi đóng góp tài chính khẩn cấp hỗ trợ người tị nạn Sudan tại CH Chad
Ngày 12/3, Chương trình Lương thực Thế giới ( WFP) thông báo do những hạn chế về tài chính, nên cơ quan này sẽ phải đình chỉ viện trợ cho khoảng 1,2 triệu người tị nạn Sudan tại Cộng hòa (CH) Chad từ tháng 4 tới, đồng thời kêu gọi quốc tế tiếp tục quyên góp viện trợ để tránh nguy cơ xảy ra “một thảm họa toàn diện”.
Người tị nạn Sudan sơ tán tránh xung đột sang Adre, CH Chad ngày 7/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông báo của WFP cho biết cuộc khủng hoảng lan rộng tại Sudan đang lấn át các hoạt động ứng phó nhân đạo ở CH Chad – vốn trong tình trạng thiếu hụt và thường xuyên quá tải. Hiện WFP đang phải chạy đua với thời gian và cần gấp 242 triệu USD để duy trì các hoạt động viện trợ.
Theo thống kê, kể từ khi xung đột bạo lực nổ ra ở Sudan, hơn 559.000 người tị nạn Sudan sơ tán sang CH Chad và 150.000 người CH Chad ở Sudan trở về quê nhà.
Bên cạnh đó, CH Chad cũng là nơi sinh sống và trú ngụ của những người di tản và tị nạn đến từ các quốc gia láng giềng gồm Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Niger, Nigeria, Libya và Cameroon
Dòng người tị nạn làm gia tăng khó khăn đối với CH Chad trong bối cảnh quốc gia Trung Phi này đang phải đối mặt với khủng hoảng lương thực năm thứ 5 liên tiếp. Trước đó, vào giữa tháng 2/2024, Tổng thống chuyển tiếp của CH Chad Mahamat Idriss Déby Itno đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về lương thực và dinh dưỡng” trên toàn quốc.
Sudan lần đầu đồng ý nhận viện trợ qua CH Chad và Nam Sudan
Ngày 6/3, Chính phủ Sudan tuyên bố lần đầu tiên đồng ý nhận hàng viện trợ nhân đạo qua Cộng hòa Chad và Nam Sudan.
Người tị nạn Sudan sơ tán tránh xung đột tại thị trấn Gallabat. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố nêu rõ Chính phủ Sudan sẽ chỉ định các tuyến đường và sân bay ở các khu vực khác nhau để nhận hàng viện trợ.
Kể từ khi xung đột nổ ra giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) hồi tháng 4/2023, gần 18 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng; 2/3 dân số không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khiến nhiều bệnh dịch lan rộng; khoảng 19 triệu trẻ em Sudan không được đến trường; 50% dân số Sudan - khoảng 25 triệu người - cần được hỗ trợ và bảo vệ nhân đạo. Hơn 1,5 triệu người đã rời bỏ đất nước để tìm kiếm sự an toàn tại Cộng hòa Trung Phi, CH Chad, Ai Cập, Ethiopia và Nam Sudan. Theo số liệu của Liên hợp quốc (LHQ), xung đột đã khiến 12.000 người thiệt mạng nhưng con số thực tế có thể cao hơn. Giao tranh vẫn tiếp tục leo thang bất chấp những nỗ lực quốc tế nhằm đạt được lệnh ngừng bắn.
Trong lời kêu gọi chung mới đây, Cơ quan tị nạn LHQ (UNHCR) và Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo LHQ (OCHA) đã đề nghị huy động 4,1 tỷ USD. Số tiền này gồm 2,7 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho 14,7 triệu người Sudan và 1,4 tỷ USD hỗ trợ gần 2,7 triệu người tại 5 quốc gia láng giềng đang tiếp nhận lượng lớn người tị nạn Sudan.
WFP kêu gọi hơn 360 triệu USD tài trợ để mở rộng hoạt động nhân đạo ở Somalia Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 27/12, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết cần 364 triệu USD tiền tài trợ để tăng cường hỗ trợ nhân đạo ở Somalia trong khoảng thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024. Người dân đợi nhận thực phẩm cứu trợ ở Baidoa, Somalia. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Trong báo cáo, WFP...