Western Digital và Kioxia gặp sự cố, giá bộ nhớ flash sẽ tăng mạnh
Western Digital (WD) và Kioxia đã cắt giảm sản lượng tại hai nhà máy ở Nhật Bản sau khi vật liệu bị ô nhiễm được phát hiện, điều này có thể dẫn đến lạm phát giá hơn nữa và sự chậm trễ trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
Theo AppleInsider, WD và Kioxia là hai trong số các nhà sản xuất bộ nhớ flash lớn nhất trong ngành. Vật liệu bị ô nhiễm được phát hiện trong các nhà máy ở Yokkaichi và Kitakami dẫn đến việc sản xuất bộ nhớ flash bị hạn chế, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của ngành.
Western Digital là một trong những công ty bộ nhớ flash lớn trong ngành
Video đang HOT
Báo cáo từ Bloomberg cho biết không rõ sự gián đoạn sẽ lan rộng đến mức nào nhưng WD nói nguồn cung dự kiến sẽ giảm khoảng 6,5 exabyte (6,5 triệu terabyte). Một nhà phân tích của Wells Fargo cho biết khi kết hợp với việc Kioxia bị mất sản lượng, con số sẽ mất khoảng 16 exabyte.
Hideki Yasuda, một nhà phân tích của Ace Research Institute, cho biết với Bloomberg rằng giá bộ nhớ flash sẽ tăng. Điều này sẽ kết hợp với sự tăng giá của các ngành khác do nguồn cung thiếu hụt. Tuy nhiên, Samsung và Micron có thể hạn chế tác động của ngành bằng cách sản xuất bộ nhớ flash của riêng họ. Vì bộ nhớ flash là tiêu chuẩn công nghiệp, các thành phần có thể được lấy từ bất kỳ công ty nào.
Bộ nhớ flash được sử dụng để sản xuất bộ nhớ thể rắn hiện đại được sử dụng trong các sản phẩm như iPhone , iPad, Mac và Apple Watch. Trong khi Samsung là nhà sản xuất chính các linh kiện này, việc giảm nguồn cung từ hai nhà cung cấp lớn khác sẽ khiến nhu cầu về sản lượng bộ nhớ của Samsung tăng.
WD và Kioxia đã không cung cấp ước tính về thời điểm sản xuất sẽ được khôi phục. Kioxia cho biết dòng sản phẩm bị ảnh hưởng là bộ nhớ flash 3D mới và đắt hơn, trong khi các lô hàng bộ nhớ flash NAND 2D thông thường của họ không bị ảnh hưởng.
Mỹ quan ngại về tình trạng thiếu hụt chip
Gina Raimondo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhận định rằng tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu sẽ còn tiếp tục kéo dài trong năm 2022.
Cụ thể, trong một cuộc họp báo với Bloomberg và The Washington Post cách đây vài ngày, bà Gina đã công bố báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về tình hình sản xuất chip, đồng thời bày tỏ sự lo lắng rằng tình trạng thiếu hụt này "không có dấu hiệu biến mất trong 6 sáng tới đây".
Dựa trên thông tin tổng hợp từ hơn 150 công ty trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, bản báo cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đi sâu hơn vào gốc của vấn đề: nguồn cung hạn chế trầm trọng trong năm 2021, trong khi đó "cầu" lại tăng đến 17% so với năm 2019.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về sự kéo dài của tình trạng thiếu hụt chip
Bên cạnh đó, lượng chip dự trữ của các nhà sản xuất chỉ đủ dùng cho khoảng 5 ngày, thay vì 40 ngày như trong năm 2019. Điều này đồng nghĩa với việc "nếu một nhà máy trong chuỗi cung ứng phải đóng cửa 2-3 tuần, cơ sở sản xuất và nhân công ở Mỹ sẽ bị trì trệ, ngừng hoạt động vì lượng hàng trong kho không đủ".
Các loại chip chịu tác động lớn nhất là chip logic kế thừa (sử dụng trong các thiết bị y tế, ôtô), chip analog (quản lý điện năng, cảm biến hình ảnh, tần số vô tuyến) và chip quang điện tử (trong cảm biến, công tắc). Những bộ vi xử lý tối tân có tiến trình ngắn (từ 10nm đổ xuống) của Intel, AMD, Nvidia, Qualcomm, Samsung và Apple ít chịu ảnh hưởng hơn.
Báo cáo cho rằng nạn thiếu hụt chip là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lạm phát cao hơn ở Mỹ. Chính vì vậy, Bộ Thương mại đã đề xuất Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật CHIPS - một phần của Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới (USICA), chi 52 tỉ USD cho ngành bán dẫn trong nước. "Điều Quốc hội cần làm bây giờ là phải thông qua tài trợ chip càng sớm càng tốt", bà Gina nhấn mạnh.
Kể từ tháng 3.2020, dịch Covid-19 bùng phát đã tạo ra cuộc khủng hoảng chip bán dẫn trầm trọng trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ôtô, theo sau đó là các ngành thiết bị y tế, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng... Đến thời điểm hiện tại, tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Samsung vượt Intel trở thành nhà bán chip hàng đầu thế giới Nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ từ mảng kinh doanh bộ nhớ, Samsung Electronics đã vượt qua Intel để trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới tính theo doanh thu trong năm 2021. Nikkei dẫn dữ liệu ngành được công ty nghiên cứu Gartner của Mỹ công bố hôm 19.1 cho thấy, doanh thu mảng bán dẫn của Samsung tăng...