WEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mại

Theo dõi VGT trên

Những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt thuế với hàng hóa Trung Quốc đã trở thành chủ đề thảo luận của các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN đang diễn ra tại Việt Nam.

WEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mại - Hình 1

Các nhà lãnh đạo dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Việt Nam ngày 12/9 (Ảnh: AFP)

Theo AFP, căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đã gây ra những tác động trên phạm vi toàn cầu. Chủ đề này cũng được các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, khu vực với nhiều nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu, theo dõi sát sao nhằm tìm ra phương án ứng phó và giành được lợi ích tốt nhất.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay lập tức, Bắc Kinh đã có động thái đáp trả tương xứng đối với Washington. Chưa dừng lại, ông Trump tuần trước tiếp tục tuyên bố sẽ tăng thuế để đán.h vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ “sớm” thực hiện động thái này.

Theo AFP, cuộc chiến thương mại ngày càng “ nóng” giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là một chủ đề được quan tâm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), diễn ra từ 11-12/9 tại Hà Nội. Lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á và lãnh đạo các doanh nghiệp đều tham gia sự kiện quan trọng này.

Ông Fred Burke, đối tác quản lý tại hãng luật Baker McKenzie ở Việt Nam, cho rằng các nước ASEAN đang xem căng thẳng thương mại Mỹ – Trung là điều có lợi cho họ vì điều đó đồng nghĩa với việc các công ty sẽ chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế.

Trước đó, giá nhân công tăng lên tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến các thị trường mới như Việt Nam và Campuchia – nơi giầy Adidas, áo H&M và điện thoại Samsung được sản xuất với giá rẻ. Chiến tranh thương mại đã đẩy nhanh tiến trình này, thậm chí một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng chuyển cơ sở tới Đông Nam Á để sản xuất các mặt hàng từ phụ kiện xe đạp cho tới đệm nằm để tránh các lệnh áp thuế mới của Mỹ.

Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Đông Nam Á, song một số chuyên gia cảnh báo tác động về lâu dài của cuộc chiến này có thể không thực sự lạc quan.

Video đang HOT

“Có ý kiến quan ngại rằng chủ nghĩa bảo hộ không tốt đối với châu Á vì đây là khu vực trông cậy rất lớn vào hoạt động xuất khẩu, do vậy bất kỳ động thái nào dẫn đến sự gia tăng về rào cản thương mại đều không tốt”, ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế về châu Á Thái Bình Dương tại hãng nghiên cứu IHS Markit, nhận định.

Đồng tình với quan điểm trên, nhà báo kinh tế Sri Jegarajah của CNBCcho rằng mối đ.e dọ.a từ cuộc xung đột thương mại toàn cầu đã tác động tới triển vọng phát triển của các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Singapore và Malaysia.

Theo báo cáo của WEF, giá trị thương mại của ASEAN đã tăng gần 1 nghìn tỷ USD từ năm 2007-2014 do sự tham gia tích cực của cả khối vào quá trình tự do hóa thương mại, ngược lại với các chính sách của Tổng thống Trump. Ông Trump từng rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi nhậm chức tổng thống.

Phát biểu tại phiên khai mạc ngày 12/9 của WEF, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh hội nhập kinh tế sâu rộng trong khuôn khổ ASEAN là điều kiện quan trọng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Theo ông, ASEAN sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác để tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ mặc dù hệ thống này đang gặp nhiều thách thức.

Thành Đạt

Theo Dantri/AFP

Chiến tranh thương mại: Suy ngẫm để thích ứng

Gần một tháng qua, kể từ khi Tổng thống Mỹ D. Trump tuyên bố tăng thuế nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ từ 15-25%, hai bên Mỹ và Trung Quốc vừa tuyên chiến bằng lời, vừa hành động trên thực tế, lúc căng lúc dịu, lúc như động tác giả, lúc lại hành động thực bất ngờ.

Đã biết, kể từ 2005, kim ngạch buôn bán của các nước Đông Á với Trung Quốc đã nhiều hơn kim ngạch của họ với Mỹ. Nhưng giới quân sự Mỹ đã từng cảnh báo rằng việc Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh chống khủn.g b.ố toàn cầu, ở Afghanistan, Iraq từ sau vụ 11/9/2001... là cơ hội cho Trung Quốc "trỗi dậy hoà bình". Hơn thế nữa, việc Mỹ ủng hộ Trung Quốc vào WTO từ cuối 2001 đã tạo thời cơ thuận lợi để Trung Quốc tận dụng toàn cầu hoá. Kết cục là từ 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, và từ đó đến nay càng rút ngắn nhanh chóng khoảng cách với Mỹ.

Mọi nước theo sát diễn biến tình hình, có những dự báo có tính khẳng định nhưng cũng có suy nghĩ đầy băn khoăn: Mỹ - Trung đã bắt đầu thật sự cuộc chiến tranh thương mại? Đây là sự tiếp nối những cọ xát buôn bán nhiều năm qua, hay là sự mở đầu những gì đó rất khác? Là biểu hiện cạnh tranh ở tầng chiến lược hay chỉ là sự tranh chấp mang tính chiến thuật?...

Nhiều chuyên gia đán.h giá sự phát triển đó của Trung Quốc là sự thần kỳ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cùng với đó sức mạnh cứng cũng như sức mạnh mềm của Trung Quốc đều tăng cao. Về phía Mỹ, suốt cả giai đoạn từ nhiệm kỳ II của Tổng thống G.W. Bush (2005) và 8 năm cầm quyền tiếp theo của Tổng thống Obama, đã không vượt qua được khó khăn, mất dần thế "thượng phong đơn cực" có được từ sau Liên Xô sụp đổ. Và họ đang tự nói về các "sai lầm chiến lược" của mình!

Chiến tranh thương mại: Suy ngẫm để thích ứng - Hình 1

Cờ vua hay cờ tướng?

Với Tổng thống Trump, con đại bàng Mỹ đang như sực tỉnh và phản ứng bất thần. Quan hệ Mỹ - Trung trở thành tiêu điểm chứa đầy mâu thuẫn, thấy cả sự nóng vội xen lẫn sự kiềm chế, đổi chác. Chiến tranh trên lời nói có lúc tưởng sẽ bùng nổ (như trong quan hệ Mỹ - Triều) nhưng không mấy ai nghĩ sẽ có xung đột quân sự giữa hai nước.

Nhiều người lo ngại sự cạnh tranh giữa hai cường quốc Mỹ - Trung lần này báo hiệu mở đầu một thời kỳ phức tạp mới chứ không là một giai đoạn ngắn. Năm 1949, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời là đồng minh của Liên Xô thời "Chiến tranh Lạnh"; từ cuối những năm 60 đầu 70, đi với Mỹ để "Bốn hiện đại hóa"; từ đầu thế kỷ XXI, thành một trung tâm lớn độc lập trong trật tự đa trung tâm khi thế giới đã trở nên rất tùy thuộc. Thật khó dự báo xác suất nào cho cuộc đọ sức giữa các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc, trong những năm tới. Nhưng chắc chắn là "ngày mai sẽ khác hôm nay"! Bàn cờ cặp đôi Tập Cận Bình/Donald Trump - một bên chơi cờ Tướng, một bên chơi cờ Vua sẽ rất nhiều tình huống gay cấn. Lại nhớ hồi ông Gorbachev lên, có người đã nhận định rằng "ông không phải là lãnh tụ mới của Liên Xô mà là lãnh tụ của một nước Nga mới".

Chưa bao giờ như hiện nay, vị trí của các quốc gia trong hệ thống các quan hệ quốc tế có thể hình dung như hình thái một "Mạng nhện". Sự chuyển động của các con nhện to, nhỏ đều làm rung động toàn mạng ở các mức độ khác nhau. Dù các cường quốc vẫn có trọng lượng chi phối nhưng các mối quan hệ quốc tế không còn là một chiều. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho "vạn vật kết nối" thay vì Internet chỉ "kết nối mọi con người", sẽ càng làm sâu sắc sự tuỳ thuộc giữa các quốc gia về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa...

Và cũng chưa bao giờ, dù là những nước lớn nhất, nếu họ cứ hành động đơn phương chỉ để giành lợi ích riêng cho mình, mà lại không bị chống trả và thiệt hại. Cũng chưa bao giờ trong điều kiện thời bình, các quốc gia trung bình và nhỏ trong khi vừa chịu các tác động mạnh mẽ và trực tiếp của những thay đổi về kinh tế chính trị thế giới như hiện nay, lại vừa có thêm các cơ hội lớn để củng cố độc lập và phát triển của mình vì có nhiều dư địa hơn trước. Đại đa số các nước đang đa dạng hoá, đa phương hoá tối đa có thể mọi mối quan hệ với bên ngoài dù cho các điểm nóng và chính trị cường quyền đang ngăn cản và làm biến dạng tiến trình đó.

Đông Á sẽ ra sao?

Ở Đông Á, bên cạnh diễn biến kịch tính rất khó hiểu được nếu theo lối tư duy cũ về vấn đề Triều Tiên, thì tình hình Biển Đông và sự thay đổi chính sách của các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia đã dẫn đến một trạng thái mới cả trên thực địa cả về đấu tranh chính trị ngoại giao. Hiện tại các quốc gia Đông Nam Á phải suy ngẫm nhiều nhất về địa chính trị, địa kinh tế để thích ứng với một trật tự quốc tế mới đang định hình. Thời nay thiết nghĩ ranh giới giữa cái hợp lý và không hợp lý, giữa thuận lợi và thách thức, giữa độc lập và biệt lập, giữa đối nội và đối ngoại... thật mỏng manh.

Ở Singapore, một quốc gia nhạy cảm nhất trước những thay đổi môi trường chiến lược, đã có cuộc tranh luận gay gắt về lựa chọn chính sách nào với các nước lớn; Tổng thống Philippines Duterte, đang bị thách thức về phương cách quan hệ nào là tốt nhất cho lợi ích của đất nước sau bước điều chỉnh xích gần lại với Trung Quốc vừa qua; Có nước khác hành động quá thực dụng và "nhất biên đảo" như thời chiến tranh Lạnh. Nhưng đa số các nước ASEAN đang rất thận trọng chăm chú nhìn tứ phía để có chính sách phù hợp lợi ích của mình.

Và Việt Nam...

Dư luận bàn nhiều về Việt Nam. Những chủ đề như về "quan hệ chiến lược với Mỹ"; "chính sách cân bằng với các nước lớn, giới hạn và dư địa mới", về "ASEAN đã là điểm tựa?", "Hợp tác về Vành đai Con đường", về "Thoát Trung", về "Vòng cung Kim cương"... đã được đề cập. Có bàn luận thật giàu lý trí, nhưng cũng có những câu chuyện nặng nhiều cảm xúc.

Thiết nghĩ dù còn nhiều khó khăn, nhưng chưa bao giờ Việt Nam có được các điều kiện khả quan như hiện nay để củng cố hơn nữa vị thế là một chủ thể độc lập trong Mạng quan hệ quốc tế. Và câu hỏi thường tình lại đặt ra về cái gì là cần thiết và quyết định nhất cho thành công, câu trả lời cũng là thường tình. Đó là ở tầm nhìn, bản lĩnh và năng lực của con người Việt Nam ta.

Riêng trong ngoại giao, đó là "ứng vạn biến" của Ngoại giao Hồ Chí Minh trong điều kiện mới chưa bao giờ có -Thế giới Mạng-Đa trung tâm với nhiều điểm nóng và thế lực tham vọng đang cản trở.

Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến

(Tiêu đề do TG&VN đặt)

Theo baoquocte

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
18:32:59 02/10/2024
Tổng thống Mỹ hối thúc chấm dứt đình công tại các cảng biển
16:45:06 02/10/2024

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Vụ clip phản cảm giữa học sinh và giáo viên: Na.m sin.h thừa nhận "đùa cợt quá mức"
17:20:18 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?
20:46:05 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

21:37:15 02/10/2024
Cùng với đó, Singapore đã tận dụng hai phần ba diện tích bề mặt của mình để lưu trữ nước mưa. Nước từ mái nhà được dẫn qua các ống/cống vào một mạng lưới sông, kênh rạch và hồ chứa.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào Bắc Cực

21:34:04 02/10/2024
Mặc dù ngắn hơn đáng kể, nhưng việc di chuyển trên các tuyến đường này qua bờ biển phía Bắc của Nga rất khó khăn và thường cần sự hỗ trợ của tàu phá băng.

Latvia: Nếu vào NATO, Ukraine sẽ là thành viên mạnh thứ 2 ở châu Âu

21:30:26 02/10/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu Latvia nhận định, nếu Ukraine được kết nạp vào NATO, Kiev sẽ trở thành nước có nền quân sự mạnh thứ 2 của liên minh ở châu Âu.

Anh hướng tới 'cài đặt lại' quan hệ với EU

20:53:01 02/10/2024
Phát biểu trước chuyến thăm, Thủ tướng Starmer đã bày tỏ mong muốn có thể cùng nhau hợp tác để giải quyết các thách thức quốc tế, thiết lập mối quan hệ thực chất và tốt đẹp với EU.

Croatia từ chối điều quân tham gia sứ mệnh hỗ trợ Ukraine của NATO

20:45:06 02/10/2024
Tổng thống Milanovic khẳng định thêm rằng với các chính sách quốc gia có trách nhiệm, Croatia có thể ngăn chặn xung đột lan sang biên giới của nước này và duy trì hòa bình cũng như đảm bảo an ninh.

Quy tắc bảo mật mới đối với người sử dụng Gmail

20:37:15 02/10/2024
Người dùng ứng dụng Mail trên iOS và macOS sẽ cần sử dụng tùy chọn đăng nhập tài khoản Google để kích hoạt OAuth, vốn sẽ yêu cầu họ xóa và thêm lại tài khoản.

Xung đột Israel - Hezbollah làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của Liban

20:31:55 02/10/2024
Liban đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế nghiêm trọng trong 5 năm qua. Sự sụp đổ tài chính năm 2019 đã khiến đồng tiề.n của nước này mất giá 98% và đẩy 80% dân số vào cảnh nghèo đói.

Israel mở cửa trở lại không phận sau vụ tấ.n côn.g của Iran

20:28:08 02/10/2024
Trong khi đó, các hãng hàng không hàng đầu châu Âu như Lufthansa, KLM và Swiss ngày 1/10 thông báo họ sẽ gia hạn lệnh đình chỉ các chuyến bay đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực.

Tòa án Brazil dỡ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của mạng xã hội X

20:25:01 02/10/2024
Phán quyết này mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh đóng cửa mạng xã hội X của tỷ phú Mỹ Elon Musk tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh. Trước đó, X đã bị đình chỉ hoạt động tại Brazil kể từ ngày 31/8 sau khi từ chối thực hiện các yêu cầu của Tòa án...

Hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ 'đấu khẩu' về vấn đề di cư và phá thai

20:17:34 02/10/2024
Về vấn đề phá thai, ông Vance cáo buộc đảng Dân chủ có lập trường ủng hộ phá thai cực đoan. Trong khi đó, ông Walz đáp trả rằng ông ủng hộ phụ nữ.

Căng thẳng Hezbollah- Israel: Trên 100.000 người di cư từ Liban sang Syria

20:14:49 02/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban, trong đó có 30 ngôi làng ở miền Nam nước này.

Lực lượng Nga tăng tốc, tiến vào trung tâm 'pháo đài' Vuhledar

20:12:41 02/10/2024
Dẫn lời những người lính đang chiến đấu tại Vuhledar, đài truyền hình Suspilne của Ukraine đưa tin những người lính này vẫn chưa nhận được lệnh rút quân.

Có thể bạn quan tâm

Bắt thiếu niên phá két sắt trộm hơn 148 triệu đồng của đại lý

Pháp luật

23:52:41 02/10/2024
Chiều 2/10, Công an huyện Cư M gar cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Phước Hồng Phúc (16 tuổ.i, trú tại thị trấn Quảng Phú) vì có hành vi phá két sắt lấy hơn 148 triệu đồng của một đại lý phân bón.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 93 quốc gia, nam chính là tài tử đẹp trai nhất thế giới

Phim âu mỹ

23:28:30 02/10/2024
Không chỉ một mà có đến hai sao nam từng được bầu chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh góp mặt trong tựa phim hành động hài hước này.

Negav hủy hết lịch trình, sẽ bị loại khỏi concert Anh Trai Say Hi sau liên hoàn phốt?

Sao việt

23:23:11 02/10/2024
Sự nghiệp vừa chớm nở của rapper này cũng đứng trước nguy cơ lụi tàn vì vấp phải làn sóng phản đối, tẩy chay của khán giả.

Sao Hoa ngữ 2/10: Châu Tinh Trì phẫu thuật thẩm mỹ, ảnh hậu Cbiz 20 năm bỏ cơm

Sao châu á

23:16:54 02/10/2024
Đạo diễn Vương Tinh tiết lộ nhiều chuyện về Châu Tinh Trì, từ chuyện tình cảm đến việc từng phẫu thuật thẩm mỹ; Trần Cẩn 20 năm không ăn cơm bị gọi là đồ dị hợm .

Diệp Lâm Anh: 'Tôi tận hưởng cuộc sống sau ly hôn!'

Nhạc việt

23:05:35 02/10/2024
Diệp Lâm Anh vừa ra mắt ca khúc Thế gian muôn màu. Sản phẩm đán.h dấu sự trở lại với âm nhạc của ca sĩ sau nhiều năm gián đoạn.

Lương Thế Thành xó.t x.a khi Thúy Diễm bị Dương Cẩm Lynh tát trên phim

Hậu trường phim

22:55:12 02/10/2024
Để đảm bảo tính chân thật và bộc lộ bản chất cay nghiệt của nhân vật Ba Huê, Dương Cẩm Lynh dùng sức tát mạnh Thúy Diễm khiến Lương Thế Thành ngỡ ngàng.

'Ác nữ' Kim So Yeon gây tò mò khi đóng phim hài về tìn.h dụ.c

Phim châu á

22:47:34 02/10/2024
Ác nữ Kim So Yeon vào vai nhân viên bán các sản phẩm dành cho người trên 19 tuổ.i ở một vùng quê, nơi tìn.h dụ.c vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ.

Sốc: HLV Kim Sang-sik gọi lại Văn Quyết, ngó lơ Công Phượng

Sao thể thao

22:42:23 02/10/2024
Ngày 2-10, HLV Kim Sang-sik đã sớm công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận giao hữu quốc tế gặp đội tuyển Ấn Độ và đội tuyển Lebanon nhân dịp FIFA Days tháng 10-2024.

Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật

Netizen

21:30:23 02/10/2024
Sau khi trở về trạng thái độc thân và nuôi dưỡng 4 con, Hằng Du Mục vẫn luôn được mọi người quan tâm. Mới đây, trong tiệc sinh nhật con trai, nữ TikToker bị nghi ngờ có người mới sau khi loạt chi tiết bị dân tình soi ra.

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.

Bệnh lạ Negav mắc từ bé có phải nguyên nhân phát ngôn phản cảm, nguy hiểm không?

Sức khỏe

20:54:05 02/10/2024
Những ngày qua, Negav là cái tên hot nhất các diễn đàn vì loạt phát ngôn và hành động thiếu chuẩn mực. Thế nhưng, ít ai biết rằng, anh chàng từng mắc phải 1 căn bệnh từ khi còn nhỏ.