WeChat dính phốt, đối thủ nhân cơ hội hốt khách
Mấy ngày qua, cộng đồng mạng nước đột nhiên nóng lên bởi thông tin phần bản đồ củaWeChat thể hiện đường lưỡi bò phi pháp và vô lý. Ngay lập tức, một làn sóng tẩy chay ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc này nổ ra khắp Việt Nam.
WeChat (do công ty Tencent phát triển) đang phải đối mặt với scadal lớn nhất từ khi có mặt tại Việt Nam. Thậm chí, so với lần nó bị cáo buộc ăn cắp thông tin người dùng lần này còn nghiêm trọng hơn.
Tất nhiên, hành động vi phạm của WeChat là không thể chấp nhận được và làn sóng tẩy chay của cư dân mạng là hoạt động nên có. Nhưng, một câu hỏi đặt ra là các đối thủ đã làm gì để tiện tay gục hay chí ít, là giành miếng bánh WeChat vừa đánh rơi?
Tiếp tục xoáy sâu
Có một sự thật là nhìn tốc độ và sức mạnh lan truyền của các thông tin vài ngày trở lại đây, thật dễ để nhận ra việc các đối thủ đang “bơm” và đẩy rắc rối của WeChat lên cao hơn bao giờ hết.
Dường như sợ người dùng “quên”, hàng loạt bài viết, thông tin về Wechat đang được xoáy sâu, được tung khắp nơi có thể. Nói chung, có đủ lý do để nghĩ có sự hỗ trợ của truyền thống trong lần này. Tuy nhiên, tất cả chỉ là suy đoán.
Tranh thủ người dùng
Video đang HOT
Hàng loạt những thông điệp, những chia sẻ kiểu “xóa wechat đi, hãy dùng ứng dụng abc” lan tỏa khắp nơi trong mấy ngày qua, bên cạnh các thông điệp thuần túy tẩy chay. Những thông điệp “cài cắm” này thậm chí xuất hiện với tần suất lớn hơn các thông điệp tẩy chay. Thậm chí, một số hot Facebook-er đã bắt đầu nhận được những lời mời hợp tác từ các ứng dụng chat khác. Hay trong những cuộc thảo luận tẩy chay WeChat, danh tính của các phần mềm thay thế được kéo léo luồn vào.
Những tiện ích chia sẻ, những fanpage thuộc sở hữu và liên kết với một số đối thủ của WeChat cũng thấy có dấu hiệu đăng những post kiểu này. Và tính viral cao của Facebook khiến cho làn sóng sử dụng các ứng dụng thay thế đang lan rất nhanh và chuyện ai giành miếng bánh to hơn chỉ là chuyện ai làm truyền thông tốt hơn mà thôi bởi rõ ràng nhu cầu tìm ứng dụng thay thế là có và rất lớn.
Không chỉ dùng Facebook và các kênh truyền thông, các đối thủ cũng nhân dịp này và tận dụng lòng yêu nước của người Việt để đưa ra những “cải tiến” đánh rất sâu vào tâm lý yêu nước. KaolaTalk vừa ra bộ sticker tết đậm chất Việt là ví dụ rõ ràng và điển hình nhất. Trong thời điểm bình thường, rất khó để những điều này có thể gây ấn tượng nhưng trong hoàn cảnh này lại khác.
Tranh thủ cả quảng cáo
Trước đây do thỏa thuận hợp tác quảng cáo với WeChat rất nhiều nhân vật nổi tiếng không thể hợp tác với các dịch vụ khác. Nay, vì WeChat vi phạm rõ ràng pháp luật Việt nam và bị tẩy chay rất nhiều nên một loạt những nhân có có sức hút rất lớn hoàn toàn có thể hợp tác với một dịch vụ khác.
Thực tế, trong ngày hôm nay, thông tin mời hợp tác của một số đối thủ của WeChat đã được gửi đến các gương mặt này. Khả năng được đồng ý trong thời điểm này rất lớn vì thời điểm này, không mấy ai muốn tên tuổi của mình “dính” và ứng dụng chat này.
Kết
Thảm họa cho kẻ này là cơ hội cho người khác. Đang có thị phần lớn ở Việt nam, việc WeChat (Tencent) ngã ngựa sẽ là cơ hội cho một số dịch vụ khác vươn lên. Và liệu, thị trường sẽ chia lại thế nào? Hãy chờ câu trả lời sau một thời gian nữa.
Nhưng ít nhất, sự tăng trưởng của các ứng dụng khác sẽ giúp người dùng có nhiều cơ hội và lý do để chọn sử dụng các sản phẩm thay thế WeChat.
Theo Genk
WeChat sợ hãi
Mấy ngày qua, dư luận trong nước liên tục đưa tin về việc WeChat có chứa bản đồ đường lưỡi bò, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng ra sức kêu gọi người dùng tẩy chay ứng dụng WeChat (do công ty Tencent - Trung Quốc phát triển) bằng rất nhiều hình thức: status Facebook, ảnh, comment đòi "nghỉ chơi" với các fan có quảng bá ứng dụng này. Ngay lập tức, nhiều Sao Việt cho biết đã tẩy chay ứng dụng WeChat.
GenK đã liên lạc với WeChat để kiểm chứng các thông tin và trao đổi các vấn đề liên quan, nhưng câu trả lời khá là mập mờ và giống với thông cáo mà họ gửi tới người dùng của mình.
Chiều qua, WeChat đã ra thông cáo "thanh minh" cho hành động đưa bản đồ đường lưỡi bò vào ứng dụng.
WeChat cho rằng thông tin ứng dụng này ẩn Trường Sa và Hoàng Sa trên bản đồ là "hoàn toàn sai sự thật".
Theo WeChat, bản đồ trong ứng dụng vẫn hiện thị đúng tên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (hoặc Paracel Island, Spartly Island - tên quốc tế của 2 quần đảo), cũng như hoàn toàn không có đường lưỡi bò.
Tuy nhiên, điểm đáng nghi ngờ là hiện tại ứng dụng WeChat tiếng Trung Quốc lại không thể truy cập vào bản đồ khi kết nối internet ở Việt Nam.
Phải chăng, WeChat đã chặn người dùng Việt truy cập vào bản đồ của ứng dụng tiếng Trung Quốc, vốn chứa đường lưỡi bò, do sợ hãi trước áp lực của cộng đồng mạng Việt Nam gây ra?
Đây có thể được xem là hành động một mặt giả vờ vỗ về với cư dân bản xứ, một mặt vẫn ngấm ngầm tuân theo chỉ đạo từ chính phủ Trung Quốc của WeChat.
Hơn bao giờ hết, người dùng Việt Nam đang yêu cầu có những câu trả lời rõ ràng và chuẩn xác nhất từ phía WeChat (Tencent).
Theo Genk
Nhà mạng có muốn sống chung với ứng dụng gọi điện miễn phí? Thời gian qua, đã xuất hiện hiện tượng nhà mạng VinaPhone và MobiFone dường như đã bắt đầu chặn các dịch vụ tin nhắn và gọi điện miễn phí như Line và Kakao Talk. Tại sao các nhà mạng Việt Nam lại có hành động như vậy? Sự phát triển của smartphone mang lại cả niềm vui lẫn nỗi buồn cho các nhà...