WeChat chật vật mở rộng sau khi cán mốc 1 tỉ người dùng
Ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc vừa cán mốc 1 tỉ người dùng. Dù vậy, con đường thu hút thêm người dùng mới sắp tới sẽ khó khăn hơn.
Ảnh: Reuters
CNN trích thông báo của Tencent, công ty đứng sau WeChat, cho hay số người dùng có hoạt động hằng tháng của WeChat vừa vượt mốc đáng chú ý trong dịp nghỉ Tết nguyên đán hồi tháng 2. Một tỉ người dùng là con số ấn tượng, nhưng vẫn còn thua xa số lượng 2,1 tỉ người dùng có hoạt động hằng tháng của Facebook, hay 1,5 tỉ người dùng có hoạt động hằng tháng của WhatsApp.
WeChat sẽ khá khó khăn để bắt kịp hai con số trên. Đây là nền tảng nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc song phải chật vật để giành sự ủng hộ của người dùng bên ngoài thị trường nội địa.
Video đang HOT
Nhà sáng lập Matthew Brennan của ChinaChannel, hãng nghiên cứu tập trung vào WeChat cho biết: “Sức tăng trưởng của WeChat đang chậm lại trong hai năm qua. Nó thực sự đã lên tới đỉnh, và không thể đi xa hơn nữa”.
Thành công của WeChat một phần là nhờ chính phủ Trung Quốc quyết định chặn Facebook, Twitter và các đối thủ nền tảng mạng xã hội khác trên thế giới. Dù vậy, WeChat đang nhanh chóng đạt tới ngưỡng giới hạn số lượng người dùng điện thoại thông minh khổng lồ ở Trung Quốc. Hãng GSMA ước tính 98% trong số 1,4 tỉ người Trung Quốc đã có smartphone, và doanh thu các thiết bị này bắt đầu giảm từ năm ngoái.
Trong khi đó, WeChat không thành công ở các thị trường khác. Họ chậm chân tại những nước đã đón Facebook, WhatsApp và các ứng dụng khác trước đó. Tính năng đa dụng, có thể làm mọi thứ từ việc đặt hẹn chăm sóc thú cưng đến gửi tiền cho bạn bè, không thu hút được người dùng ở thị trường nước ngoài, nơi nhiều người đã sử dụng các nền tảng quen thuộc như PayPal.
Ngoài ra, người dùng quốc tế cũng cảnh giác với việc sử dụng một ứng dụng có thể bị chính phủ Trung Quốc theo dõi hoặc kiểm duyệt. Theo giới phân tích, WeChat được thiết kế cho thị trường Đại lục và những người sử dụng ứng dụng này ở các nước khác chủ yếu là công dân Trung Quốc, những người giữ liên lạc với bạn bè, gia đình hoặc người nước ngoài có làm ăn tại Đại lục.
Song tăng trưởng người dùng không phải là mục tiêu hàng đầu của WeChat. Tencent tập trung thúc đẩy người dùng sử dụng ứng dụng cho nhiều hoạt động hơn, chẳng hạn như chơi game, giải trí và thanh toán. Người dùng có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho các dịch vụ này, và WeChat vẫn có tiềm năng có doanh thu cao hơn.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Wechat bị cáo buộc lưu lịch sử trò chuyện của người dùng
Sau khi bị cáo buộc lưu trữ lịch sử trò chuyện người dùng, phía Wechat đã lên tiếng phủ nhận.
Theo BBC, Wechat mới đây đã bị một doanh nhân người Trung Quốc có tên Li Shufu cáo buộc là "có thể đã bí mật xem tất cả tin nhắn người dùng mỗi ngày". Shufi hiện là chủ tịch của Geely Holdings, kiêm chủ sở hữu nhãn hiệu xe Volvo - một trong những hãng xe lớn nhất Trung Quốc và cũng là doanh nghiệp nằm trong số ít không bị chính phủ kiểm soát.
Wechat phủ nhận cáo buộc thu thập dữ liệu người dùng.
Đại diện của Tencent - công ty đứng sau Wechat - đã lập tức lên tiếng phủ nhận cáo buộc. "Wechat không lưu trữ bất kỳ lịch sử trò chuyện nào của người dùng, thay vào đó chúng được lưu trong điện thoại di động, máy tính và các thiết bị đầu cuối của họ. Chúng tôi cũng không hề sử dụng bất kỳ nội dung nào để phân tích dữ liệu lớn, vì mô hình kỹ thuật của Wechat không cho phép làm điều này. Tin đồn Wechat đọc được tin nhắn người dùng mỗi ngày là sự hiểu lầm thuần túy", đại diện Tencent cho biết.
Tuy vậy, cáo buộc của ông Shufu không phải là không có căn cứ, khi Wechat là một trong những nền tảng truyền thông xã hội bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát. Ngay cả trong chính sách bảo mật của phần mềm đa năng này, cũng có nội dung cho biết "có thể giữ lại và tiết lộ thông tin của người dùng cho chính phủ hoặc cơ quan thi hành pháp luật nếu có yêu cầu".
Trước đó, trong báo cáo năm 2016 của các nhà hoạt động nhân quyền thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế ( Amnesty International), Tencent xếp cuối cùng trong top những ứng dụng mang tính riêng tư. "Không những không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn riêng tư, Tencent là công ty tuyên bố công khai rằng họ sẽ cung cấp tin nhắn của người dùng cho chính phủ", đại diện tổ chức Ân xá Quốc tế nói.
Tháng 9 năm ngoái, Tencent cùng với Baidu và Weibo đã bị phạt nặng vì không kiểm duyệt nội dung trực tuyến. Những công ty này cũng bị chính phủ Trung Quốc yêu cầu phải tăng cường các phương pháp giám sát nội dung.
Bảo Lâm
Theo VNE
Google sẽ cho phép trò chuyện Allo với địa chỉ liên lạc Gmail Google có thể đang tìm kiếm cách cho phép người dùng liên lạc qua Allo với địa chỉ liên hệ từ Gmail của mình, ngoài phương pháp phát hiện danh bạ đã áp dụng khi ra mắt. Cải thiện khả năng của Allo, Google liệu có thể thu hút thêm người dùng? ẢNH: GOOGLE Thông tin trên được phát hiện bởi 9to5Google sau...