WeChat bị nghi theo dõi người dùng quốc tế
Ảnh và tài liệu người dùng quốc tế gửi qua WeChat có thể bị phân tích để phát hiện nội dung cấm.
WeChat là dịch vụ nhắn tin phổ biến của Trung Quốc, thu hút hơn một tỷ người dùng trên toàn cầu. Các thành viên không chỉ chat với bạn bè mà còn có thể đặt đồ ăn, đổi tiền, gọi xe hay thanh toán tiền điện… Ở phiên bản nội địa, thông tin mà người dùng chia sẻ được kiểm duyệt chặt chẽ, kết hợp giữa con người và công cụ tự động.
Trong khi đó, theo WSJ, nghiên cứu của nhóm Citizen Lab tại Đại học Toronto (Canada), công bố ngày 7/5, cho thấy WeChat còn theo dõi cả hoạt động của người dùng bên ngoài Trung Quốc. Nếu phát hiện nội dung nhạy cảm, ứng dụng sẽ đưa nội dung đó vào danh sách cấm.
WeChat hiện có hơn một tỷ người dùng.
Nhóm nghiên cứu cho biết, hình ảnh và tài liệu được gửi giữa những người dùng quốc tế giúp “luyện” và tăng độ chính xác cho thuật toán kiểm duyệt. Cụ thể, Citizen Lab thiết lập hai nhóm chat trên WeChat, một sử dụng các tài khoản đăng ký bằng số điện thoại ở Trung Quốc và một sử dụng những số điện thoại ngoài Trung Quốc.
Nhóm cung cấp cùng một hàm băm (hash – đóng vai trò như khóa để phân biệt các khối dữ liệu) cho hai bức ảnh hoàn toàn khác nhau. Một ảnh là về một nhà hoạt động chính trị bị cấm ở Trung Quốc và một ảnh được đánh giá không nhạy cảm và không bị kiểm duyệt.
Video đang HOT
“Chúng tôi chia sẻ bức ảnh nhạy cảm trong nhóm người dùng quốc tế. Một phút sau, chúng tôi gửi bức ảnh bình thường, nhưng có cùng hash, tới nhóm người dùng Trung Quốc và ảnh đó bị kiểm duyệt, không hiển thị”, Jeffrey Knockel, nhà nghiên cứu tại Citizen Lab, nói. “Trừ khi có tồn tại hệ thống theo dõi nội dung giữa những người dùng quốc tế, không thể giải thích được tại sao bức ảnh không nhạy cảm lại bị kiểm duyệt”.
Tuy nhiên, Citizen Lab cũng nói không có bằng chứng cho thấy việc kiểm duyệt người dùng quốc tế xuất phát từ lệnh của chính phủ Trung Quốc. Tencent, hãng phát triển WeChat, không bình luận về kết quả nghiên cứu.
Người dân tại Trung Quốc được cho là đã quen và biết cách để “sống chung” với hệ thống Internet bị kiểm duyệt gắt gao trong nước.
Cuối năm 2019, một số nhà nghiên cứu cũng bày tỏ lo ngại TikTok có thể trở thành vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thông tin, định hướng góc nhìn của người dùng Mỹ đối với các sự kiện ngoài đời thực. Nguyên nhân là, trong khi các hashtag liên quan đến biểu tình ở Hong Kong lan rộng trên mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram…, các nền tảng chia sẻ do Trung Quốc phát triển như Tik Tok lại im ắng. Giới chuyên gia cho rằng TikTok có thể bị tác động để định hướng dư luận liên quan tới các vụ biểu tình.
Phủ nhận cáo buộc theo dõi người dùng, Xiaomi cho biết đó chỉ là biện pháp nâng cao trải nghiệm
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Xiaomi Redmi Note 8 đã âm thầm thu thập dữ liệu web của người dùng và thậm chí còn theo dõi cả những tập tin, folder mà họ truy cập trong chiếc smartphone này.
Vào hôm thứ Năm vừa qua (30/4), tạp chí Forbes đã bất ngờ "bóc phốt" Xiaomi đang âm thầm thu thập dữ liệu người dùng thông qua các trang web mà họ truy cập trên smartphone của hãng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất Trung Quốc thậm chí còn theo dõi cả những dữ liệu hết sức riêng tư như các ứng dụng, tệp tin mà người dùng sử dụng. Tuy nhiên mới đây, đại diện của Xiaomi đã lên tiếng đính chính vấn đề này.
Cụ thể, trong 1 bài blog đăng tải vào hôm thứ Sáu, Xiaomi đã giải thích về quá trình thu thập dữ liệu của hãng chỉ nhằm mục đích theo dõi các chỉ số như hiệu năng hay tốc độ phản hồi của smartphone. Những chỉ số này không thể sử dụng để xác định danh tính cụ thể của người dùng. Ngoài ra, nhà sản xuất Trung Quốc còn cho biết họ chỉ đồng bộ lịch sử lướt web trên mỗi thiết bị cụ thể khi và chỉ khi người dùng kích hoạt tính năng này trong phần cài đặt. Sau tất cả, họ bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc trên và khẳng định Forbes đang hiểu sai về chính sách bảo mật thông tin của hãng.
Bài blog của Xiaomi có nêu rõ: " Mức độ riêng tư và tính bảo mật của khách hàng là ưu tiên hàng đầu tại Xiaomi. Chúng tôi luôn nghiêm túc tuân thủ theo đúng những đạo luật bảo vệ thông tin người dùng trên toàn thế giới".
Không chỉ thu thập dữ liệu web, Xiaomi còn theo dõi cả những tệp tin, folder mà người dùng sử dụng trong smartphone của họ.
Trước đó, Forbes cho biết rất nhiều nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra hành vi thu thập lịch sử truy cập web và dữ liệu di động trên các smartphone Xiaomi. Trong đó phải kể đến "những thông số độc nhất dùng để xác định đời máy và phiên bản Android" - 1 thông tin quan trọng có thể sử dụng để xác định danh tính người dùng. Xiaomi có thể tùy ý sử dụng, trao đổi toàn bộ những dữ liệu nhạy cảm thu thập được với các cá nhân, tổ chức khác. Nhà nghiên cứu Gabi Cirlig cho biết đây chính là vấn đề khiến ông bận tâm nhất.
Chia sẻ với Forbes, Gabi tiết lộ rằng khi sử dụng trình duyệt web mặc định của Xiaomi trên Redmi Note 8, chiếc smartphone này sẽ " ghi lại toàn bộ những trang web mà người dùng truy cập, bao gồm cả những câu lệnh, từ khóa tìm kiếm". Ngoài ra, nó còn thu thập cả những thông tin xuất hiện trên tính năng news feed của phần mềm Xiaomi.
Nghiêm trọng hơn, Gabi cho biết tình trạng này vẫn tiếp diễn ngay cả khi người dùng lướt web trong chế độ ẩn danh hoặc riêng tư. Chưa hết, các folder mà người dùng truy cập trên điện thoại, hay những thao tác gạt màn hình cũng đều được ghi lại. Sau đó, toàn bộ những dữ liệu này sẽ được gửi đến các máy chủ từ xa mà Xiaomi đã thuê lại từ Alibaba.
Các trình duyệt web như Chrome hay Mozilla đều theo dõi hoạt động của người dùng. Thế nhưng, họ luôn tỏ ra minh bạch và giải thích rất rõ ràng về quá trình này. Google cho biết Chrome chỉ thu thập dữ liệu ẩn danh, ngẫu nhiên và không bao giờ can thiệp vào cố tình xác định danh tính cụ thể của người dùng.
Vào năm 2017, Mozilla thậm chí còn ra mắt chương trình chuyên dụng để thu thập dữ liệu người dùng Firefox. Tuy nhiên, chương trình này được bảo vệ bởi quy trình có tên "quyền riêng tư khác biệt", giúp ngăn chặn người khác tìm thông tin của 1 người dùng cụ thể trong những dữ liệu thu thập được.
Xiaomi cho biết họ tiến hành thu thập dữ liệu người dùng theo đúng các điều luật quốc tế, và toàn bộ những thông tin này đều là ẩn danh.
Các dòng máy sử dụng iOS của Apple hay Android của Google đều tiềm ẩn những vấn đề riêng và cũng đã không ít lần dính "phốt" liên quan đến bảo mật trong quá khứ. Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu thường xuyên phải đào sâu vào những thiết bị này để tìm hiểu xem các ứng dụng bên thứ ba đang thu thập những dữ liệu gì và gửi cho ai. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng hành động này và việc các nhà sản xuất smartphone chủ động theo dõi thông tin người dùng là 2 vấn đề khác nhau.
Ví dụ như Apple hay Google đều cố gắng xử lý dữ liệu ngay trên điện thoại người dùng khi có thể, thay vì gửi dữ liệu của họ về các máy chủ đám mây hay qua 1 hình thức trung gian nào đó. Cả hai công ty này đã phát triển các phương pháp bảo mật khác nhau để phân tích cơ sở dữ liệu tổng hợp thu được. Ngoài ra, Google còn tích cực triển khai các chương trình học tập liên kết, cho phép máy tính sử dụng machine learning để phân tích dữ liệu trên thiết bị của người dùng. Những thông tin chuyên sâu, cụ thể thu được từ dữ liệu sẽ được xóa khỏi điện thoại.
Hiện tại, thông báo của Xiaomi vẫn chưa nêu rõ họ có sử dụng bất kỳ hệ thống bảo vệ dữ liệu tương tự nào không. Đại diện của nhà sản xuất Trung Quốc cũng từ chối chia sẻ thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Canada phạt nặng một người dùng WeChat phao tin giả Một chủ thầu xây dựng tại Toronto, Canada đã bị phạt sau khi lan truyền những thông tin sai sự thật hướng tới một người hoạt động chính trị địa phương. Wu Jian đã bị nhà chức trách Canada yêu cầu mức phạt 50.000 CAD (tương đương 38.000 USD) sau khi lan truyền những thông tin được xác định là sai sự thật...