WeChat bất ngờ “sờ” đến giao dịch tiền điện tử
Nền tảng mạng xã hội nhắn tin và thanh toán phổ biến nhất Trung Quốc WeChat bất ngờ nghiêm cấm các tài khoản tham gia giao dịch tiền điện tử.
“Gã khổng lồ công nghệ Tencent vừa ra quyết định nghiêm cấm tất cả các tài khoản WeChat tham gia giao dịch tiền điện tử hoặc NFT (tài sản số hóa dưới dạng Blockchain)” – tờ SCMP cho hay.
Theo đó, bất kỳ tài khoản nào phát hành, giao dịch, tài trợ tiền điện tử hoặc NFT đều bị hạn chế hoặc thậm chí cấm truy cập vĩnh viễn. Các tài khoản vi phạm còn bị quy vào tội kinh doanh bất hợp pháp theo điều khoản trong “Quy tắc ứng xử” mới được WeChat cập nhật.
Thực tế, kể từ đầu năm 2019, các loại giao dịch về tiền điện tử NFT được sử dụng trong một số lĩnh vực như chứng khoán, bảo hiểm, cho vay và kim loại quý… đều bị các tổ chức tài chính Trung Quốc nghiêm cấm. Bởi lẽ, họ cho rằng việc này hoàn toàn mang tính may rủi và có thể sẽ gây ra một làn sóng bất ổn trong thị trường tài chính Trung Quốc.
Video đang HOT
WeChat hiện đã cấm các tài khoản giao dịch tiền ảo.
Đánh giá về quyết định của Tencent, chuyên gia Bao Linghao (thuộc Công ty Trivium của Trung Quốc) nhấn mạnh: “Tencent đã có bước đi vô cùng khôn ngoan khi hành động trước để tránh các rắc rối cho chính mình. Các cơ quan quản lý Trung Quốc đều đồng ý rằng giao dịch tiền ảo không phải lúc nào cũng giữ giá trị ổn định so với tiền tệ, ngược lại rất dễ bay hơi hoặc mất giá”.
Quyết định của Tencent không chỉ tránh rắc rối với người dùng khi chẳng may giao dịch tiền ảo của họ qua WeChat gặp trục trặc mà con “ngăn chặn từ trong trứng nước” việc WeChat trở thành một nơi giao dịch trung gian bất hợp pháp.
“Các tài khoản giao dịch tiền điện tử muốn lưu hành chính thức trên thị trường phải có hợp đồng với các công ty Blockchain được chứng nhận bởi Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC)” – Wechat lưu ý trong thông báo.
Cứ 5 người Mỹ, có 1 người giao dịch tiền điện tử
Theo một cuộc thăm dò mới của NBC News, trung bình cứ 5 người Mỹ trưởng thành thì sẽ có 1 người đã đầu tư, giao dịch hoặc sử dụng tiền điện tử.
Cụ thể, một nửa nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 49 cho biết đã tham gia vào tiền điện tử, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm nhân khẩu học. Khoảng 40% người Mỹ da đen nói đã giao dịch hoặc sử dụng tiền điện tử, 42% tất cả những người từ 18 đến 34 tuổi cũng nói như vậy. Nhìn chung, trong số 1.000 người Mỹ không phân chia độ tuổi được khảo sát, có 21% cho biết đã ít nhất một lần sử dụng hoặc đầu tư vào tiền điện tử.
Tiền điện tử ngày càng tiếp tục trở nên phổ biến hơn, ngay cả khi các nhà lập pháp cảnh báo về rủi ro thị trường
Kết quả trên là dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp tiền điện tử tương đối non trẻ đã phát triển nhanh như thế nào trong những năm gần đây. Nó ngày càng tiếp tục trở nên phổ biến hơn, ngay cả khi các nhà lập pháp cảnh báo về rủi ro thị trường và nỗ lực để điều tiết ngành, đưa ra quy tắc mới cho thị trường.
Người ủng hộ tiền điện tử nói tài sản như Bitcoin, Ethereum và stablecoin, tài sản kỹ thuật số theo sát giá của tiền pháp định (fiat), mang lại tốc độ giao dịch tốt hơn, chi phí thấp hơn. Ngoài ra, còn đảm bảo về quyền riêng tư, bảo mật và cơ hội cung cấp dịch vụ tài chính cho các cộng đồng "underbanked", nhóm cá nhân hoặc gia đình có tài khoản ngân hàng, nhưng thường dựa vào dịch vụ tài chính thay thế thay vì sử dụng dịch vụ tài chính truyền thống.
Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) Gary Gensler, nếu không có nỗ lực lập pháp lớn, thị trường tiền điện tử sẽ rất "hoang dã". Đó có thể là lý do tại sao chỉ 19% trong số những người được NBC News thăm dò nhìn nhận tiền điện tử một cách tích cực, và 25% cho biết họ nhìn nhận nó theo hướng tiêu cực. Đa số, khoảng 56%, cảm thấy trung lập hoặc không chắc chắn về ngành công nghiệp tiền điện tử.
Tuy nhiên, tính đến nay thị trường tiền điện tử đã phát triển lớn đến mức Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tháng qua đã ký một lệnh điều hành, chỉ đạo các cơ quan chính phủ có liên quan nghiên cứu rủi ro và lợi ích của tiền điện tử.
Mặc dù lên tiếng lo ngại về khả năng gian lận và tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp, chính quyền Washington cũng nói rõ rằng Mỹ có lợi ích địa chính trị trong việc phát triển cơ sở hạ tầng để giám sát tiền điện tử. Hiện cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều thừa nhận lợi ích tiềm năng của thị trường tiền điện tử hiện trị giá hàng nghìn tỉ USD, nhưng nhiều người cảnh báo rằng việc thiếu sự giám sát của liên bang sẽ khiến người dùng dễ bị lừa đảo và gây biến động giá nguy hiểm. Ngay cả Bitcoin, một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất thế giới, cũng không tránh khỏi biến động về giá. Nó đã giảm khoảng 20% giá trị trong năm qua.
Indonesia áp thuế thu nhập và VAT với tài sản tiền điện tử Indonesia chuẩn bị tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các giao dịch tài sản tiền điện tử và thuế thu nhập đối với lãi vốn từ các khoản đầu tư vào lĩnh vực này. Tiết lộ với Reuters, một quan chức thuế cấp cao của Indonesia cho biết kế hoạch áp thuế vào tài sản tiền điện tử sẽ được...