WB tài trợ Ai Cập 400 triệu USD để giảm lượng khí thải nhà kính trong lĩnh vực hậu cần, vận tải
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/10 thông báo đã đồng ý tài trợ cho Ai Cập 400 triệu USD nhằm thúc đẩy quá trình khử carbon trong lĩnh vực hậu cần và vận tải.
WB cho biết gói tài chính này sẽ hỗ trợ Ai Cập “dịch chuyển sang hoạt động vận tải carbon thấp” dọc theo hành lang đường sắt kết nối thành phố Alexandria – Thành phố 6 tháng 10 – khu vực Cairo của Ai Cập (GCA), nơi cung cấp chủ yếu dịch vụ tàu chở khách.
Theo WB, giao thông vận tải đóng góp gần 19% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Ai Cập, đứng thứ hai chỉ sau lĩnh vực năng lượng.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận tài chính này, một dự án phát triển logistics thương mại Alexandria cũng sẽ được khởi động, nhằm tạo ra một tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa tránh khu vực GCA đang bị tắc nghẽn. Tuyến đường sắt vận tải này đặt mục tiêu khai thác 15 chuyến tàu hàng chở container mỗi ngày vào năm 2030 nối cảng biển Alexandria với cảng cạn mới được xây dựng tại Thành phố 6 tháng 10. Theo WB, ngoài các chuyến tàu chở hàng, dự án này sẽ giúp kết nối cảng Alexandria, vùng Thượng Ai Cập và Biển Đỏ.
WB nhấn mạnh dự án này cũng sẽ làm giảm lượng khí thải nhà kính tương đương 965.000 tấn trong vòng 30 năm, vì tàu chở hàng có lượng phát thải khí carbon thấp hơn so với các phương tiện vận tải đường bộ.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Ai Cập Kamel al-Wazir cho rằng dự án này cũng theo đuổi mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân và lực lượng lao động nữ trong lĩnh vực này, hoàn toàn “phù hợp với các ưu tiên phát triển cấp bách của Ai Cập”.
Trong một tuyên bố, Bộ Hợp tác quốc tế Ai Cập cho biết WB hiện đang triển khai tại nước này 15 dự án phát triển trong các lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, khởi nghiệp và vận tải, với tổng trị giá 5,7 tỷ USD.
Kênh đào Suez sẽ tăng phí quá cảnh lên 10 - 15%
Cơ quan quản lý kênh đào Suez của Ai Cập (SCA) ngày 17/9 thông báo sẽ tăng phí quá cảnh lên 10 - 15% bắt đầu áp dụng từ tháng 1/2023 để đối phó với tác động của lạm phát toàn cầu hiện nay.
Tàu thuyền đi lại qua Kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Cairo cho biết, theo tuyên bố chính thức của SCA, phí quá cảnh sẽ tăng 15% áp dụng với mọi loại tàu và 10% với tàu hàng rời và tàu du lịch. Chủ tịch của SCA Osama Rabie lý giải việc tăng phí qua kênh đào Suez "là không thể tránh khỏi và cần thiết" để ứng phó với tỷ lệ lạm phát toàn cầu hiện đã lên tới hơn 8%. Lạm phát toàn cầu đã kéo theo sự gia tăng chi phí vận hành và bảo trì kênh đào Suez cũng như tăng chi phí của các dịch vụ hàng hải cung cấp cho tàu thuyền di chuyên qua kênh nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
SCA đã theo dõi mức tăng giá thuê tàu theo ngày "chưa từng có" với hầu hết các loại tàu và dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm tới. Giá thuê tàu chở dầu thô theo ngày tăng trung bình 88% vào năm 2022 so với năm 2021. Trong khi đó, giá thuê tàu theo ngày của các hãng vận tải khí đốt hóa lỏng (LNG) tăng trung bình 11% vào năm 2022 so với năm 2021.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định phí quá cảnh qua Kênh đào Suez là giá cước trung bình của nhiều loại tàu khác nhau. Theo Chủ tịch SCA, giá cước vận tải, đặc biệt với tàu container, đã tăng mạnh và liên tục trong những tháng gần đây, cao hơn nhiều so với giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19.
Ông Rabie cho rằng các hãng vận tải hàng hải sẽ đạt được lợi nhuận hoạt động cao trong suốt năm 2023 do tác động liên tục của những xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng trên toàn thế giới, cũng như thực tế là các hãng tàu đã ký kết nhiều hợp đồng vận chuyển dài hạn với tỷ lệ rất cao.
Cũng theo ông Rabie, giá năng lượng cao hơn vào thời điểm hiện tại cũng ảnh hưởng đến các tính toán phí của SCA. Trong năm nay, SCA đã hai lần tăng phí quá cảnh qua kênh đào Suez với mức tăng 6% vào tháng 2 và 5 đến 10% vào tháng 3.
Kênh đào Suez là tuyến hàng hải ngắn nhất kết nối giữa châu Á và châu Âu đồng thời là tuyến nhanh nhất nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương. Tuyến đường thủy này của Ai Cập chiếm khoảng 12% trao đổi thương mại toàn cầu có thời gian di chuyển trung bình khoảng 13-15 giờ. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp ngoại tệ chính cho Ai Cập, đạt doanh thu kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2021/22, tăng từ 5,8 tỷ USD trong năm tài chính trước đó.
Ai Cập tăng phí quá cảnh đối với tàu chở hàng hóa đi qua Kênh đào Suez Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập đã quyết định tăng 5-10% phí quá cảnh đối với các tàu chở hàng hóa đi qua Kênh đào Suez bắt đầu từ ngày 1/3. Tàu hàng di chuyển qua kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo của SCA cho biết cơ quan này...