WB nêu nguyên nhân tăng trưởng kinh tế Việt Nam suy giảm
Tăng trưởng của các nước đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương dự kiến vẫn duy trì tốt trong 3 năm tới, theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 5.10.
Theo WB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bị suy giảm trong năm nay do bị hạn nặng nhưng sẽ tăng trở lại mức 6,3% năm 2017.
Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á Thái Bình Dương mới công bố cho hay Trung Quốc sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi dần sang mô hình tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững hơn, từ 6,7% năm nay xuống còn 6,5% năm 2017 và 6,3% năm 2018.
Các nước khác trong khu vực dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 4,8% năm nay, 5,0% năm 2017 và 5,1% năm 2018. Nhìn chung các nước đang phát triển trong khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng 5,8% năm 2016 và 5,7% giai đoạn 2017-2018.
Kinh tế Việt Nam dự báo giảm trong năm 2016.
Video đang HOT
Trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại Việt Nam vẫn chứng tỏ khả năng chống chịu của mình. Trong 3 quý đầu năm 2016 tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ do nông nghiệp bị hạn hán nặng nề và tăng trưởng công nghiệp sụt giảm. Nhưng ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì và sức ép lạm phát không đáng kể.
Tỉ lệ giảm nghèo của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm xuống nhưng sản xuất nông nghiệp sụt giảm đã đem lại một số rủi ro trong ngắn hạn. Sinh kế các hộ gia đình dựa vào nông nghiệp đặc biệt bị ảnh hưởng. Viễn cảnh trung hạn vẫn tích cực, nhưng cần phải thực hiện tái cơ cấu, cải cách tài khoá và cải cách ngân hàng quyết liệt hơn nữa thì mới có thể khắc phục được các yếu kém vĩ mô và tăng cường tăng trưởng trong trung hạn.
“Mặc dù viễn cảnh khả quan nhưng các nước trong khu vực vẫn phải đối mặt với các rủi ro đáng kể. Thắt chặt đột ngột thị trường tài chính toàn cầu, tăng trưởng thế giới tiếp tục suy giảm, hoặc tăng trưởng Trung Quốc giảm tốc nhanh hơn dự đoán sẽ đều đặt các nước trong khu vực trước thử thách,” ông Sudhir Shetty, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Khu vực Đông Á Thái Bình Dương nói. “Những yếu tố bất định này càng làm cho các nhà hoạch định chính sách phải quan tâm hơn đến thu hẹp tình trạng mất cân đối tài chính và tài khoá đã tích tụ một số năm qua.”
“Viễn cảnh tăng trưởng các nước đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương vẫn tích cực mặc dù tăng trưởng toàn cầu suy giảm nhưng được bù lại bởi tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng mạnh,” bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương,nói . “Thách thức dài hạn là làm sao duy trì được tăng trưởng, làm cho nó trở nên thiết thực với nhiều người hơn, ví dụ thông qua thu hẹp khoảng cách về thu nhập và tiếp cận dịch vụ công, nhất là tại Trung Quốc; cải thiện cơ sở hạ tầng tại các nước khác trong khu vực; giảm bớt tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em triền miên; và tận dụng công nghệ để thúc đẩy hòa nhập tài chính.”
Theo Danviet
Lo bất ổn xã hội, Bắc Kinh 'đe' giới lãnh đạo địa phương
Lo bất ổn xã hội trong bối cảnh kinh tế suy giảm, Trung Quốc dọa sẽ trừng phạt lãnh đạo địa phương nếu để tình trạng bạo loạn và bất ổn xảy ra ở địa phương mình quản lý.
Công nhân hầm mỏ Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để hàng loạt sự cố an ninh xảy ra trên địa bàn, tờ Hoàn cầu thời báo cho hay hôm 25.3 khi trích dẫn một công văn phát hành trong tuần này.
Kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng suy giảm, khiến hàng triệu lao động dôi dư và đây có thể là nguyên nhân gây ra bất ổn xã hội, dẫn đến bất ổn chính trị tại Trung Quốc.
Trong trường hợp bất ổn xã hội, giới chức lãnh đạo sẽ bị khiển trách theo qui định, sẽ bị triệu tập để giải trình và buộc phải có giải pháp trong một thời hạn nhất định. Trong trường hợp nghiêm trọng lãnh đạo sẽ bị yêu cầu từ chức hoặc bị cách chức, theo Straits Times dẫn lại công văn.
Chỉ thị mới do Văn phòng Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Hội đồng nhà nước cùng ban hành cho biết trong trường hợp xấu nhất, giới chức lãnh đạo có thể bị truy tố hình sự.
"Sự suy giảm kinh tế và công nhân bị sa thải gia tăng, các vấn đề bất ổn có khả năng xảy ra trong giai đoạn nhạy cảm này", ông Zhang Xixiang, một giáo sư của trường đảng trumg ương nói với tờ Hoàn cầu thời báo.
"Chỉ thị mới sẽ buộc giới lãnh đạo đảng và chính quyền chủ động hơn trong việc giải quyết các xung đột xã hội và các vấn đề khúc mắc ngay từ khi mới manh nha", ông Xixiang nói tiếp.
Bình luận của ông này được đưa ra một tuần sau khi hàng ngàn thợ mỏ từ một tập đoàn nhà nước diễu hành qua các đường phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang để đòi nợ lương. Tiếp theo sau vụ này là công nhân thép ở tỉnh Cát Lâm và thợ mỏ ở tỉnh Thiểm Tây cũng biểu tình đòi tiền lương chưa thanh toán.
Dự đoán hàng triệu người bị sa thải từ các nhà máy than và thép sẽ được Trung Quốc đưa vào làm trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ công cộng, theo Reuters. Bắc Kinh dành ngân sách 100 triệu nhân dân tệ để tái bố trí và đào tạo lại công nhân trong các công ty nhà nước hơn hai năm.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Những thách thức đối với giới giàu có trên thế giới Các cá nhân sở hữu số tài sản lớn trên thế giới đang phải đối mặt với một loạt khó khăn, trong đó bao gồm "vấn đề cơ nghiệp và thừa kế", thuế cao hơn và sự suy giảm tiềm tàng trong nền kinh tế toàn cầu. "Cơ nghiệp và thừa kế", thuế cao và tăng trưởng kinh tế lao dốc là vài...