WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022
Trong một báo cáo về vấn đề di cư và phát triển vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết lượng kiều hối đổ về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2022 sẽ tăng 5% so với năm ngoái lên 626 tỷ USD, bất chấp những khó khăn về kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn cầu.
Đồng đôla Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% ghi nhận trong năm 2021.
Giám đốc toàn cầu về bảo trợ xã hội và việc làm tại WB, ông Michal Rutkowski nhận xét: “Những người di cư giúp xoa dịu các thị trường lao động đang thắt chặt ở các nước sở tại trong khi hỗ trợ gia đình của chính họ thông qua kiều hối. Các chính sách bảo trợ xã hội toàn diện đã giúp người lao động vượt qua những khó khăn về thu nhập và việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các chính sách như vậy có tác động toàn cầu thông qua kiều hối và chúng cần phải được tiếp tục”.
Theo một báo cáo trước đó của WB, lượng kiều hối toàn cầu chuyển về các nước nghèo và thu nhập trung bình đã tăng lên 589 tỷ USD vào năm 2021. Năm điểm đến phổ biến nhất của dòng kiều hối toàn cầu là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines và Ai Cập. Báo cáo cho hay việc mở cửa trở lại các nền kinh tế sở tại khi đại dịch COVID-19 dần lắng dịu đã hỗ trợ người di cư có việc làm và tạo điều kiện cho họ tiếp tục giúp đỡ gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, giá cả tăng cao cũng đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập thực tế của người di cư.
WB cho biết thêm dòng kiều hối ước sẽ tăng lần lượt 9,3% ở Mỹ Latinh và Caribea, 3,5% ở Nam Á, 2,5% tại Trung Đông-Bắc Phi và 0,7% ở Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay. Mức tăng trưởng kiều hối của Trung Đông-Bắc Phi năm 2022 sẽ chậm hơn so với năm 2021 và ở mức dự kiến 63 tỷ USD, chủ yếu do thu nhập từ tiền lương thực tế của người di cư tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sụt giảm. Dòng kiều hối chuyển về khu vực châu Phi phía Nam Sahara có thể sẽ tăng 5,2% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm ngoái.
Báo cáo của WB cho rằng tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng và y tế của các nền kinh tế có thu nhập cao và giá dầu cao hơn vốn đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia vùng Vịnh đã thúc đẩy nhu cầu về lao động trong năm 2022, qua đó làm gia tăng nguồn kiều hối đổ về khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Quan chức cấp cao Mỹ, Trung Quốc thảo luận vấn đề kinh tế vĩ mô
Ngày 16/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã có cuộc gặp với Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra ở Bali, Indonesia.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa bà Yellen và một quan chức cấp cao của Trung Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, tại cuộc gặp, bà Yellen và ông Dịch Cương đã thảo luận tình hình tài chính và kinh tế vĩ mô toàn cầu, trong đó có vấn đề giá năng lượng, hàng hóa tăng cao và không ổn định. Hai bên cũng trao đổi quan điểm về triển vọng kinh tế vĩ mô ở Mỹ và Trung Quốc.
Theo một quan chức của Bộ Tài chính Mỹ, bà Yellen và ông Dịch Cương đã có cuộc thảo luận "tích cực, thẳng thắn và mang tính xây dựng" trong 2 giờ đồng hồ. Hai bên cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến G20.
Trả lời phỏng vấn của tờ New York Times trước thềm cuộc gặp, Bộ trưởng Tài chính Yellen cho biết bà sẽ tập trung vào việc ổn định mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trước đó, ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20. Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng với tư cách hai cường quốc, Trung Quốc và Mỹ cần xây dựng lộ trình phù hợp, tìm ra hướng đi đúng đắn cho mối quan hệ song phương và nâng tầm mối quan hệ.
Lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc gặp nhau trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 Ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Bali (Indonesia). Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tác động của việc giảm thuế quan với kinh tế Mỹ

Thái Lan chính thức kết thúc tìm kiếm nạn nhân tại tòa nhà SAO bị sập

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị 'lên sàn'

Đàm phán hòa bình ở Istanbul: Tổng thống Ukraine kiên quyết yêu cầu gặp Tổng thống Nga

Hé lộ về hệ thống phòng không và mạng lưới chống UAV của Ấn Độ khi đối đầu với Pakistan

Ngộ độc rượu tại Ấn Độ khiến ít nhất 14 người tử vong

Bỉ: Sân bay lớn thứ hai ngừng hoạt động do cảnh báo bom trên máy bay

Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin

Israel tuyên bố 'toàn lực' tiến quân vào Dải Gaza để tiêu diệt Hamas

Người ủng hộ ông Trump cũng phản đối món quà máy bay Boeing từ Qatar

Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19

Cựu Tổng thống Philippines Duterte thắng cử dù đang bị giam giữ
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ông Trump nói gì về vụ nhận máy bay Boeing siêu sang từ Qatar?

Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay
Tin nổi bật
22:51:25 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025