WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh bất chấp tác động từ Trung Quốc
Trong báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương mới được công bố, Ngân hàng Thế giới đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,2% năm 2015 và 6,3% năm 2016.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,2% năm 2015 và 6,3% năm 2016.
Việt Nam là điểm sáng
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán các nước xuất khẩu hàng hóa như Indonesia, Malaysia và Mông Cổ sẽ tăng trưởng chậm hơn và dự kiến thu ngân sách cũng thấp hơn do chịu tác động của giá hàng hóa thấp.
Trong khi đó, các nước nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng ổn định, thậm chí mạnh mẽ. WB lấy Việt Nam làm ví dụ, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức 6,2% năm 2015 và 6,3% năm 2016.
Tuy nhiên tăng trưởng tại các nền kinh tế khác có quy mô nhỏ hơn sẽ giảm nhẹ. Tại Campuchia, sản lượng nông nghiệp giảm tác động xấu lên nền kinh tế, nhưng tăng trưởng vẫn duy trì ở mức 6,9% trong năm nay.
Tại Myanmar, trận lụt nghiêm trọng hồi tháng Bảy có thể kéo mức tăng trưởng xuống còn 6,5% so với 8,5% trong năm 2014.
Nhìn chung, Đông Á vẫn tiếp tục là khu vực tạo động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế thế giới, đóng góp gần 2/5 tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Xét về tổng thể, ước tính toàn khu vực sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2015, giảm nhẹ so với mức 6,8% của năm 2014.
Video đang HOT
Trong đó, WB dự báo nền kinh tế lớn nhất khu vực là Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ nhiệt với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 6,9% trong năm 2015, 6,7%% năm 2016 và 6,5% năm 2017.
Các nước còn lại trong khu vực sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2015, tương đương mức tăng trưởng năm ngoái.
Tác động từ Trung Quốc và Mỹ
“Tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương sẽ chậm lại do Trung Quốc đang cân đối lại nền kinh tế, và ảnh hưởng của tốc độ bình thường hóa lãi suất cơ bản tại Mỹ”, ông Sudhir Shetty, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á – Thái Bình Dương nói.
“Những yếu tố đó có thể kéo theo bấp bênh tài chính trong ngắn hạn, nhưng đó là những điều chỉnh cần thiết cho tăng trưởng bền vững dài hạn.”
Báo cáo dựa trên giả định rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm dần trong giai đoạn 2016-17.
Đây là kịch bản khả thi vì Trung Quốc có đủ dư địa chính sách và công cụ để đối phó với rủi ro nếu tăng trưởng tiếp tục chậm lại, trong đó phải kể đến mức nợ công tương đối thấp, qui định hạn chế tiết kiệm ngoài hệ thống ngân hàng và vai trò chủ đạo của nhà nước trong hệ thống tài chính.
Nếu tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại hơn nữa thì các nước trong khu vực, nhất là những nước có quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch với nước này, sẽ bị tác động.
Báo cáo cũng cho rằng lãi suất tại Hoa Kỳ sẽ tăng dần trong vài tháng tới. Đây là khả năng đã dự đoán trước và sẽ diễn ra có trật tự nhưng dù sao vẫn tồn tại rủi ro rằng thị trường có thể sẽ phản ứng mạnh trước hành vi thắt chặt này làm cho các đồng tiền mất giá, lãi trái phiếu tăng, dòng vốn vào các nước bị suy giảm và mức thanh khoản cũng bị thắt chặt.
Theo Bizlive
Bất động sản HN quý 3 tăng trưởng tích cực, hút dòng tiền
Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 3/2015 tiếp tục hút dòng tiền, lượng giao dịch thành công tăng, bao gồm cả mảng nhà ở và văn phòng cho thuê.
Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 3/2015 tiếp tục hút dòng tiền, lượng giao dịch thành công tăng, bao gồm cả mảng nhà ở và văn phòng cho thuê.
Theo báo cáo mới đây của Công ty CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội quý 3/2015 có sự tăng trưởng ấn tượng, thanh khoản khá tốt. Cụ thể, với phân khúc căn hộ chung cư, lượng giao dịch tăng tích cực, lượng cung cũng dồi dào, có thêm nhiều dự án mới mở bán. Tổng cộng có khoảng 9.160 căn hộ được chào bán mới ra thị trường từ 26 dự án, tăng hơn gấp hai lần so với quý 3/2014.
Ảnh minh họa.
Ở mảng nhà ở, các căn hộ thuộc phân khúc cao cấp tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong số căn mở bán, với khoảng 2.900 căn hộ cao cấp được mở bán, chiếm 32% tổng số mở bán mới. Tính cả 9 tháng đầu năm, lượng căn hộ cao cấp được chào bán chiếm 25% tổng số căn mở bán, so với mức 20% trong 6 tháng đầu năm.
Lượng mở bán mới từ khu vực phía Nam trung tâm (quận Hai Bà Trưng) và khu phía Nam thành phố (quận Hoàng Mai) chiếm khoảng 48% tổng lượng mở bán mới, trong khi đó, số căn chào bán từ khu phía Tây và Tây Nam khiêm tốn hơn, chiếm khoảng 42% trong quý này.
Khảo sát của CBRE cho thấy, nhìn chung, thị trường trong quý diễn biến tích cực, thúc đẩy lượng tiền đổ vào từ người mua nhà. Khoảng 6.880 căn ước tính được giao dịch trong quý, tăng 154% so với quý 3/2014.
Đối với thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội, quý 3 vừa qua có khá nhiều dự án chào bán, như Evelyne Garden - Park City giai đoạn 2, Starlake, khu ngoại giao đoàn, Aquabay Ecopark và Gamuda giai đoạn 2.
Các dự án này đã bổ sung 1.000 căn nhà, lô đất mới cho thị trường biệt thự, liền kề. Đây đều là các dự án nằm tại khu vực dân cư phát triển nhanh, do có cơ sở hạ tầng được cải thiện.
Sau nhiều quý tăng giá, giá thứ cấp trung bình của phân khúc này đã giảm nhẹ 0,1% so với quy trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái, mức giá thứ cấp tại thời điểm hiện tại vẫn cao hơn 2%.
Các quận Tây Hồ, Hà Đông, Thanh Trì và Từ Liêm là những quận được ghi nhận có mức giá tăng, từ 1,2% đến 4,6% so với quý trước.
Ở mảng văn phòng cho thuê, thị trường văn phòng tại Hà Nội không có nguồn cung mới nào được ghi nhận kể từ đầu năm 2015. Điều này đã góp phần ổn định giá thuê trên thị trường trong những quý gần đây.
Giá chào thuê trung bình văn phòng hạng A đã tăng nhẹ 0,3% so với quý trước trong khi giá chào thuê văn phòng hạng B lại giảm 0,9%.
Tại khu vực trung tâm chỉ có 2 tòa nhà điều chỉnh giá, khiến cho giá chào thuê trung bình khu vực này tăng nhẹ 0,6% so với quý trước. Trong khi đó, không có sự thay đổi nào về giá chào thuê diễn ra tại các tòa nhà hạng A của khu vực Đống Đa, Ba Đình và khu vực phía Tây.
Trái lại, 26% các tòa nhà hạng B lại giảm giá chào thuê trong quý này, kéo giá thuê trung bình của các khu vực xuống từ 0,6% đến 1,8%. Động thái này được xem là sự chuẩn bị cho thời gian sắp tới khi một loạt các tòa nhà văn phòng mới sẽ tham gia vào thị trường.
Cũng theo khảo sát của CBRE, trong quý này, 3.800 m2 văn phòng hạng A đã được hấp thụ trong khi con số này của hạng B là hơn 23.000 m2. Nhiều khách thuê mới là các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm phần lớn trong số khách hỏi thuê.
Minh Hiếu
Theo_Kiến Thức
Thời điểm chín muồi cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hiện tại là thời điểm chín muồi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều kiện để làm ăn lâu dài ở Việt Nam đã đáp ứng được ước mơ của 10 năm về trước. Đó là ý kiến chia sẻ của ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)...