WB không ủng hộ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19
Ngày 8/6, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass tuyên bố WB không ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 do lo ngại điêu này sẽ cản trở sự đổi mới trong lĩnh vực dược phẩm.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trả lời câu hỏi của báo giơi vê ý tương miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ vaccine COVID-19, Chủ tịch Malpass khẳng định: “Chúng tôi không ủng hộ điều đó, vì điêu này có nguy cơ cản trở sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này”. Ngoài ra, ông cũng một lần nữa kêu gọi các quốc gia giàu có nhanh chóng hỗ trợ các nước đang phát triển số vaccine đang dư thừa của mình.
Trươc đó, WB đã nâng dư báo tăng trương kinh tê thê giơi lên mưc 5,6% trong năm 2021 và 4,3% trong năm 2022. Theo WB, mưc tăng trương này có thê cao hơn nêu công tác tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19 đươc đây mạnh tại các nươc đang phát triên.
Phát biểu trên của Chủ tịch Malpass được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vê sáng kiên của Ân Đô và Nam Phi liên quan đên ý tương tư bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 đang diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) trong các ngày 8-9/6. Sáng kiên này kêu gọi tạm thời bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine, các thiết bị và phương pháp điều trị COVID-19, đồng thời kêu gọi các công ty dược phẩm chia sẻ hiểu biết và dữ liệu của họ. Môt quan chưc thương mại ơ Geneva tiêt lô các bên tham gia đàm phán vân chia rẽ và quan điêm của họ vê cơ bản vân không thay đôi.
Video đang HOT
Tháng 5 vưa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ việc từ bỏ quyên sơ hưu trí tuê đôi vơi vaccine ngừa COVID-19 và sẽ đàm phán các điều khoản tại WTO. Thông báo về vấn đề này, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai nhấn mạnh mặc dù quyền sở hữu trí tuệ là quan trọng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên Washington ủng hộ dỡ bỏ biện pháp bảo vệ đó đối với vaccine ngừa COVID-19. Nhiêu nươc khác, trong đó có Pháp, Ân Đô, New Zealand và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn câu GAVI đã hoan nghênh ý tương này. Tuy nhiên, các hãng dược phẩm lớn phản đối, cho rằng việc này sẽ tạo tiền lệ có thể gây tổn hại sự đổi mới, cải tiến trong tương lai đồng thời nhấn mạnh động thái này sẽ không giúp thúc đẩy sản xuất vaccine.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) lại vạch ra môt kê hoạch mà cơ quan này cho là giải pháp hiêu quả hơn đê tăng sản lương vaccine ngừa COVID-19 so vơi viêc tư bỏ quyên sơ hưu trí tuê và phù hợp với quy tăc hiên hành của WTO. Theo đó, kế hoạch của EC gồm ba điểm chính. Thứ nhất, dỡ bỏ bớt các quy định về hạn chế xuất khẩu vaccine cũng như nguyên liệu bào chế vaccine. Thứ hai là các nhà sản xuất và các nhà phát triển vaccine cần có các cam kết cụ thể nhằm tăng nguồn cung cho các nước đang phát triển dễ bị tổn thương trong đại dịch và giá thành vaccine cung cấp đúng bằng chi phí đầu vào. Thứ ba, các nhà sản xuất có thể sản xuất vaccine mà không cần được các chủ sở hữu bằng sáng chế chấp thuận chỉ khi các hãng này được các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước đó cấp phép.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...