WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Đông – Bắc Phi
Trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi ( MENA) ngày càng diễn biến phức tạp, ngày 16/10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này, mặc dù kinh tế của vùng Vịnh đang trên đà tăng trưởng khá nhờ các nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, trong báo cáo cập nhật kinh tế khu vực, WB dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của MENA trong năm nay sẽ tăng trưởng 2,2%, thấp hơn mức dự báo tăng 2,7% được đưa ra hồi tháng 4/2024.
WB cho biết khu vực vùng Vịnh dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng GDP là 1,9% trong năm nay, so với mức tăng 0,5% của năm 2023.
Video đang HOT
WB cho rằng tăng trưởng kinh tế ở phần còn lại của MENA dự kiến sẽ giảm tốc, với mức dự báo tăng của các nước nhập khẩu dầu trong khu vực sẽ giảm xuống 2,1% trong năm nay, từ mức 3,2% năm 2023. Trong khi đó, tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu không phải thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh ( GCC) sẽ giảm từ 3,2% năm 2023 xuống còn 2,7% năm 2024. Lạm phát trong khu vực MENA nhìn chung đang dịu dần và dự kiến sẽ giảm xuống 2,2% trong năm nay.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực MENA, ông Ousmane Dione, đánh giá rằng các cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra những tác động sâu sắc. Ông nhấn mạnh cái giá phải trả của xung đột vượt xa những gì mà các chỉ số kinh tế có thể đo lường được. Căng thẳng trong khu vực gây ra những thiệt hại kinh tế ngay lập tức và có thể tác động lâu dài đối với sự phát triển.
Những thiệt hại đó xuất phát từ tổn thất về vốn nhân lực, tình trạng người dân buộc phải di dời, cơ sở hạ tầng bị phá hủy và các hình thức tàn phá kinh tế khác nhau, trong đó có cả sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
WB cho hay việc tổ chức này hạ dự báo tăng trưởng của MENA cũng phần nào phản ánh việc gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Giá dầu vào cuối năm dự kiến sẽ thấp hơn một chút ở mức 81 USD/thùng, so với 83 USD/thùng của năm 2023.
GCC kêu gọi các bên kiềm chế và ưu tiên đối thoại
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Trung Đông và Bắc Phi, Hội đồng Bộ trưởng các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) ngày 3/10 ra tuyên bố lên án sự leo thang xung đột ở Liban và Palestine, đồng thời cảnh báo về các mối đe dọa bắt nguồn từ tình trạng mở rộng xung đột đối với an ninh khu vực và toàn cầu.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 3/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố được phát đi từ thủ đô Doha của Qatar, Hội đồng Bộ trưởng GCC đề nghị tất cả các bên kiềm chế, chấm dứt bạo lực và ưu tiên đối thoại. Hội đồng cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm nhận trách nhiệm duy trì an ninh và ổn định khu vực, cũng như thực thi các nghị quyết quốc tế liên quan đến khu vực Trung Đông.
Tuyên bố của Hội đồng Bộ trưởng GCC được đưa ra sau khi Israel tấn công các mục tiêu của Hezbollah ở Liban, giữa lúc những cuộc xung đột vẫn đang diễn biến phức tạp ở Dải Gaza và Bờ Tây, Yemen... Tình trạng leo thang hiện nay đã làm dấy lên lo ngại rằng Mỹ và Iran có thể sẽ bị cuốn vào cuộc xung đột.
Hội đồng Bộ trưởng GCC tái khẳng định sự hỗ trợ của GCC dành cho Liban, đồng thời kêu gọi tăng cường cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp và bảo vệ người dân Liban trước mọi hậu quả nghiêm trọng. Tuyên bố cũng nêu bật sự cần thiết phải thực thi Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nghị quyết quốc tế liên quan và Hiệp định Taif - tên chính thức là "Hiệp định hòa giải quốc gia" được ký năm 1989 nhằm thiết lập "cơ sở cho việc chấm dứt nội chiến và đưa tình hình chính trị trở lại bình thường ở Liban". Tuyên bố nhấn mạnh nỗ lực này sẽ góp phần khôi phục an ninh và ổn định lâu dài ở Liban, đồng thời đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và chủ quyền bên trong đường biên giới được quốc tế công nhận của Liban.
Liên quan đến vấn đề Palestine, Hội đồng Bộ trưởng GCC một lần nữa kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và lâu dài ở Dải Gaza, dỡ bỏ phong tỏa vùng lãnh thổ này cũng như trả tự do cho các con tin và những người bị bắt giữ.
Tuyên bố của Hội đồng Bộ trưởng GCC nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động mở tất cả các cửa khẩu ngay lập tức và vô điều kiện để đảm bảo cung cấp hàng cứu trợ, viện trợ nhân đạo, vật tư y tế và các nhu cầu cơ bản cho người dân Gaza theo luật pháp quốc tế và luật nhân đạo quốc tế. Tuyên bố cũng nêu bật tầm quan trọng của việc kiềm chế tối đa, giảm leo thang và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.
OPEC lại giảm triển vọng nhu cầu dầu thế giới Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 14.10 đã có lần thứ 3 liên tiếp giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Trong báo cáo được công bố ngày 14.10, OPEC cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2024 sẽ đạt 1,93 triệu thùng/ngày, trong khi dự báo hồi tháng 9 là 2,03...