Căng thẳng Trung Đông đe dọa kinh tế toàn cầu
Diễn biến căng thẳng tại Trung Đông đang tác động đến các thị trường toàn cầu và đe dọa đến nguồn cung dầu mỏ nếu xung đột leo thang.
CNN hôm qua đưa tin giá dầu tiếp tục tăng lên vì những lo ngại leo thang xung đột tại Trung Đông. Giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 74,8 USD/thùng, tăng gần 2% trong khi dầu WTI tăng 2% lên 71,2 USD/thùng.
Cả hai loại dầu này đều chốt phiên hôm 1.10 tại Mỹ với mức tăng khoảng 2,5% sau khi tăng 5% ở một số thời điểm. Nhà phân tích Stephen Innes tại Hãng quản lý tài sản SPI (Thụy Sĩ) cho biết căng thẳng gia tăng tại khu vực đã dội gáo nước lạnh vào tâm lý lạc quan đã thúc đẩy thị trường tài chính trong tuần qua và mối lo ngại thật sự là khả năng Israel tấn công ngành dầu mỏ của Iran, nước xuất khẩu lớn thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Iran xuất khẩu khoảng 1,7 triệu thùng dầu mỗi ngày và hầu hết là sang Trung Quốc, song các nhà phân tích đánh giá rằng việc giảm sản lượng có thể gây tác động lớn đến thị trường toàn cầu.
Điểm xung đột: Iran dội mưa tên lửa xuống Israel; Ukraine mất thị trấn then chốt
Theo tờ Financial Times, các nhà giao dịch và phân tích cảnh báo về nguy cơ gián đoạn xuất khẩu năng lượng nếu xung đột Trung Đông lan rộng, bởi khu vực này chiếm khoảng 1/3 nguồn sản xuất dầu mỏ toàn cầu. Ngoài việc là nhà xuất khẩu lớn, Iran còn có vị trí án ngữ eo biển Hormuz, nút thắt cổ chai mà sản lượng dầu khí xuất khẩu của các nước vùng Vịnh như Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait hay UAE đi qua. “Do đó, khi Iran liên quan một cuộc chiến với các láng giềng của họ, bạn phải đối mặt với một số rủi ro gián đoạn địa chính trị”, theo ông Bob McNally, nhà sáng lập Hãng phân tích Rapidan Energy Group và từng là cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush.
Thiết bị bơm dầu gần TP.Bakersfield (Mỹ). ẢNH: REUTERS
Sự biến động tại Trung Đông còn ảnh hưởng đến các thị trường cổ phiếu và các hàng hóa khác trên toàn cầu. Ngoại trừ chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng điểm nhờ các chính sách kích thích của Trung Quốc, hầu hết thị trường chứng khoán tại châu Á đều phủ sắc đỏ trong ngày 2.10, theo sau đợt bán tháo tại Phố Wall, theo CNN.
Đặc biệt, cổ phiếu của các công ty quốc phòng đồng loạt tăng lên khi nguy cơ xung đột leo thang. Theo CNBC, cổ phiếu của các nhà thầu quốc phòng châu Âu gồm Saab và BAE Systems hôm qua tăng 2,2% trong khi Thales và Rheinmetall tăng hơn 1,3%. Trước đó, cổ phiếu của các nhà thầu Mỹ như Lockheed Martin, RTX (trước đây là Raytheon), Northrop Grumman và L3Harris đều tăng hơn 2,6% trong ngày 1.10. Trong đó, cổ phiếu của Lockheed Martin và RTX chạm mốc cao kỷ lục trong khi hai hãng còn lại đạt mức cao nhất từ năm 2022, theo Forbes.
Ngoài ra, các tài sản mang tính an toàn cao cũng đều tăng giá. USD được giao dịch ở mức cao nhất trong 3 tuần so với euro.
Nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới "cú hạ cánh mềm"
Theo báo cáo triển vọng kinh tế được công bố ngày 16/4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 3,2%, so với 3,1% trước đó, nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ và một số thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, trong báo cáo này, các chuyên gia IMF liệt kê một số rủi ro đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu.
Rủi ro đầu tiên là chiến tranh và xung đột, cụ thể là cuộc chiến ở Ukraine và xung đột ở Gaza cùng nguy cơ leo thang căng thẳng tại Trung Đông, có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, IMF lo ngại lạm phát có thể tăng trở lại. Thứ hai là triển vọng lạm phát chưa rõ ràng. Trong khi tỉ lệ lạm phát toàn cầu năm 2022 là 9,4%, theo dự báo mới của IMF, tỉ lệ này sẽ giảm xuống 2,8% vào cuối năm nay và xuống còn 2,4% trong năm tới. Tuy nhiên, các nhà kinh tế của IMF đang lo lắng về những số liệu mới nhất từ Mỹ, nơi có giá tiêu dùng tăng cao hơn dự kiến. Rủi ro thứ ba mà các chuyên gia IMF lo ngại chính là nền kinh tế đầu tàu thế giới có nguy cơ tăng trưởng quá nóng.
Một cảng hàng hóa tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Trong năm nay, IMF kỳ vọng Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 2,7% - cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi mùa Thu. Và năm tới, mức tăng trưởng có thể là 1,9%. Các chuyên gia đánh giá "thành tích phi thường của Mỹ" là "động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu", nhưng Mỹ cũng là "nền kinh tế có nguy cơ tăng trưởng quá nóng và trên hết là lạm phát gia tăng trở lại". Với Trung Quốc, báo cáo của IMF kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng 4,6% trong cả năm nay. Hiện cường quốc châu Á này vẫn đang vật lộn với cuộc khủng hoảng bất động sản. Theo các chuyên gia, nhu cầu trong nước sẽ vẫn yếu trong một thời gian nếu chính phủ không hành động quyết liệt để giải quyết triệt để gốc rễ của vấn đề.
Giới phân tích nhận định, nếu nhu cầu trong nước vẫn ở mức thấp do khủng hoảng bất động sản, Bắc Kinh có thể cố gắng bù đắp bằng cách tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, IMF đánh giá chính sách này có nguy cơ làm gia tăng "căng thẳng thương mại trong môi trường địa chính trị vốn đã căng thẳng" và đây là rủi ro thứ tư mà tổ chức này tính đến.
IMF lo ngại nguy cơ xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng gia tăng, trong khi Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc việc đáp trả hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc và dựng lên các rào cản thuế nếu cần thiết. Vấn đề quan ngại cuối cùng đối với nền kinh tế thế giới là tăng trưởng thấp của Đức.
Theo dự báo của IMF, năm nay kinh tế Đức chỉ tăng trưởng 0,2%, thấp hơn tới 0,7 điểm phần trăm so với dự báo mùa Thu năm ngoái và thấp nhất trong các nước công nghiệp lớn. Tuy nhiên, IMF vẫn kỳ vọng mức tăng trưởng năm tới của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là 1,3%. Nhiều chuyên gia IMF nhận định nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới "cú hạ cánh mềm" dù tăng trưởng và thương mại toàn cầu vẫn thấp. Mặc dù vậy, những rủi ro tiềm ẩn khiến các nhà phân tích cũng như giới hoạch định chính sách phải thận trọng.
Trong khi đó, theo nghiên cứu mới được Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) công bố, tổn thất cho canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, sản lượng kinh tế và y tế do biến đổi khí hậu ước tính lên tới 38.000 tỷ USD/năm vào năm 2050, tương đương 17% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Theo báo cáo của PIK, hầu hết các nền kinh tế đều sẽ chịu tổn hại do biến đổi khí hậu, trong đó các nước nghèo, nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất. Bên cạnh việc chi tiêu quá ít cho các biện pháp giới hạn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các chính phủ cũng chi chưa đủ mức cần thiết cho các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Một báo cáo mới cho thấy châu Âu sẽ cần đầu tư 800 tỷ euro (868 tỷ USD) vào riêng cơ sở hạ tầng năng lượng vào năm 2030 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và duy trì tính cạnh tranh của ngành. Tổ chức Bàn tròn Công nghiệp châu Âu (ERT), một nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng ở Brussels, cho biết mục tiêu của EU là giảm và đạt mức phát thải CO2 ròng bằng 0 vào năm 2050, điều sẽ đòi hỏi đầu tư lớn vào lưới điện, cơ sở lưu trữ năng lượng và thu hồi carbon.
Khoản đầu tư 800 tỷ euro là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu năm 2030, song khối này cần tổng cộng 2.500 tỷ euro để hoàn thành quá trình chuyển đổi xanh vào năm 2050 và duy trì hoạt động kinh doanh. Những khoản đầu tư lớn như vậy không thể chỉ do khu vực tư nhân gánh vác nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ.
Giám đốc Marco Mensink của Hội đồng công nghiệp hóa chất châu Âu (Cefic) cho biết các doanh nghiệp EU vẫn đang phải vật lộn với hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 2008, do nhu cầu không ổn định sau đại dịch, nạn quan liêu và cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột tại Ukraine gây ra, đẩy giá năng lượng lên mức cao kỷ lục. Các tổ chức của EU đã ước tính rằng khối này cần hàng trăm tỷ USD đầu tư bổ sung để thực hiện chương trình nghị sự xanh, hầu hết trong số đó cần phải là vốn tư nhân.
Các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức vào tháng 11/2024 tại Baku, Azerbaijan. Đây là thời hạn cuối cùng để các nước thống nhất một mục tiêu mới về số tiền mà các nước công nghiệp hóa giàu có phải trả cho những quốc gia nghèo hơn, nhằm giúp những nước này đối phó các tác động nghiêm trọng nhất của quá trình nóng lên toàn cầu. Với chi phí ngày càng tăng do các đợt nắng nóng gây chết người, hạn hán và mực nước biển dâng cao, mục tiêu tài chính khí hậu mới dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với cam kết hiện tại là các nước giàu sẽ chi 100 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2020 - một mục tiêu mà họ không thể đáp ứng đúng hạn.
Các quốc gia phải quyết định tại Baku liệu mục tiêu tài chính khí hậu mới sẽ chỉ bao gồm tài trợ công, hay thu hút thêm khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế để cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhu cầu đầu tư khí hậu thực tế của các quốc gia nghèo có thể lên tới 1.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025
Hàng không Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng ở Trung Đông Theo phóng viên TTXVN tại Delhi, ngày 2/10, các quan chức Ấn Độ cho biết trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Trung Đông, một số chuyến bay từ châu Âu đến Ấn Độ đã bị ảnh hưởng. Hãng hàng không Ấn Độ Air India cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình để đưa ra các biện pháp đảm bảo an...