WB dự báo giá năng lượng, thực phẩm sẽ leo cao trong 3 năm
Cuộc chiến tại Ukraine sẽ khiến giá thực phẩm và năng lượng đắt đỏ trong vòng 3 năm tới, làm dấy lên quan ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến vòng xoáy tăng trưởng kém và lạm phát cao của thập niên 1970.
Người dân tiếp nhiên liệu cho xe tại một trạm xăng ở British Columbia, Canada ngày 20/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một bản phân tích ảm đạm, Ngân hàng Thế giới (WB) – tổ chức tài chính quốc tế có trụ sở tại Washington – cho biết có khả năng chi phí hàng hóa cao sẽ duy trì ở mức cao liên tục đến cuối năm 2024 và dẫn đến tình trạng lạm phát đình trệ. Hiện tượng này ám chỉ việc tăng trưởng kinh tế và sức chi tiêu của người tiêu dùng chững lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao và giá cả hàng hóa tăng phi mã.
Báo cáo triển vọng thị trường hàng hóa mới nhất của WB cho biết trong hai năm qua, thế giới đã chứng kiến mức tăng giá năng lượng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 cũng như mức tăng giá thực phẩm và phân bón lớn nhất kể từ năm 2008. Trong khi chi phí năng lượng và thực phẩm có xu hướng rời khỏi mốc kỷ lục, chúng vẫn được dự báo duy trì ở trên mức trung bình của 5 năm qua cho đến cuối năm 2024.
Video đang HOT
Căn cứ vào trình trạng gián đoạn hoạt động thương mại và sản xuất do tình hình chiến sự ở Ukraine, WB cảnh báo giá năng lượng sẽ tăng 50% trong năm nay. Tổ chức này nhận định giá dầu thô Brent sẽ cán ngưỡng trung bình 100 USD/thùng vào năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2013 và tăng hơn 40% so với năm 2021. Giá dầu sẽ giảm trở lại mức 92 USD vào năm 2023, song vẫn cao hơn mức trung bình của 5 năm là 60 USD một thùng.
Giá khí đốt của châu Âu sẽ cao gấp đôi vào năm 2022 so với năm 2021, trong khi giá than sẽ cao hơn 80%. WB ước tính giá lúa mì sẽ tăng hơn 40% trong năm nay, gây áp lực lên các nền kinh tế đang phát triển bị phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì từ Nga và Ukraine.
Ông Indermit Gill, Phó Chủ tịch WB, cho biết: “Nhìn chung, đây là cú sốc hàng hóa lớn nhất mà chúng ta từng trải qua kể từ những năm 1970. Cú sốc này đang trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng các hạn chế trong buôn bán thực phẩm, nhiên liệu và phân bón.
Theo ông, những diễn biến này đã bắt đầu dấy lên bóng ma về lạm phát đình trệ. Các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế trong nước và tránh những động thái gây hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên và phân bón lớn nhất thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai. Trong khi đó, Ukraine chiếm gần 33% xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, 19% xuất khẩu ngô và 80% kim ngạch xuất khẩu dầu hướng dương.
Việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng trên và các mặt hàng khác đã bị gián đoạn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2.
Kinh tế Indonesia ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ngày 13/4 cho biết, nền kinh tế nước này ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022 giữa bối cảnh toàn cầu bất ổn do cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo bà Sri Mulyani, tỷ lệ tăng trưởng trên có thể đạt được là nhờ một số chỉ số kinh tế ghi nhận tín hiệu tốt cho đến đầu tháng 3/2022, chẳng hạn như chỉ số niềm tin người tiêu dùng, doanh số bán lẻ, tăng trưởng doanh số bán xe có động cơ tăng, tiêu thụ xi măng và tiêu thụ điện.
Với các động lực như hiện nay, nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng khoảng 4,8-5,5% trong năm 2022. Trong tháng 4/2022 sẽ có nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đệ trình các sửa đổi theo hướng giảm sút đối với triển vọng kinh tế toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine.
Bản điều chỉnh sẽ đi theo xu hướng giảm như OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 4,5% xuống 3,5%, WB cũng hạ dự báo kinh tế cho Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay từ 5,4% xuống 4% và 5%. Đối với Indonesia, WB dự báo tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,1% trong năm nay.
Bà Sri Mulyani Indrawati cho biết thêm, tính đến ngày 31/3, dòng vốn nước ngoài trị giá khoảng 1,3 tỷ USD chảy ra khỏi thị trường tài chính trong nước là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Cuộc xung đột đã làm tăng thêm sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu và tác động đến thị trường tài chính trong nước.
Tuy nhiên, bà Sri Mulyani Indrawati cho rằng áp lực dòng vốn chảy khỏi thị trường trong nước so với các thị trường mới nổi khác vẫn tương đối thấp. Dự trữ ngoại hối của Indonesia trong tháng 3/2022 vẫn ở mức cao, đạt 139,1 tỷ USD. Số tiền này tương đương với việc tài trợ cho 7,2 tháng nhập khẩu và tài trợ cho khoản nợ nước ngoài của chính phủ. Tiêu chuẩn này cũng cao hơn tiêu chuẩn đầy đủ quốc tế thường được tính toán cho nhu cầu nhập khẩu khoảng ba tháng.
Lạm phát tại Nga dự báo lập đỉnh vào Hè 2022 Cơ quan thống kê Liên bang Nga (Rosstat) ngày 8/4 cho biết tỷ lệ lạm phát tại nước này đã lên đến 16,7% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 2015, trong khi giá thực phẩm thậm chí còn tăng mạnh hơn. Khách hàng mua rau củ quả tại một chợ ở Moskva, Nga. Ảnh...