WB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu mới, đồng thời kêu gọi các chính phủ và ngân hàng trung ương cần nhận thức rằng lãi suất thấp trong lịch sử có thể không đủ để bù đắp một cuộc khủng hoảng tài chính khác.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Trong báo cáo bán niên về Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) vừa được công bố hôm 8/1, tổ chức tài chính quốc tế có trụ sở tại Washington D.C. này cho biết, đã có bốn làn sóng tích lũy nợ trong 50 năm qua. Ba làn sóng tích lũy nợ toàn cầu đầu tiên được xác định là bắt đầu từ 1970-1989, 1990-2001 và 2002-2009. Tuy nhiên làn sóng hiện tại – bắt đầu từ năm 2010 – được cho là có “mức tăng lớn nhất, nhanh nhất và rộng nhất” trong vay mượn toàn cầu kể từ những năm 1970.
Theo đó, nợ toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục khoảng 230% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018. Trong đó tổng nợ từ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đạt mức cao nhất mọi thời đại gần 170% GDP, tăng 54 điểm phần trăm của GDP kể từ năm 2010.
WB cho biết, trong khi mức lãi suất thấp – mà thị trường tài chính được dự kiến sẽ duy trì trong trung hạn – “đã giảm thiểu một số rủi ro liên quan đến mức nợ cao”, ba làn sóng tích lũy nợ trên diện rộng trước đó đều kết thúc với khủng hoảng tài chính ở nhiều nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
“Lãi suất toàn cầu thấp chỉ cung cấp một sự bảo vệ bấp bênh trước các cuộc khủng hoảng tài chính”, Ayhan Kose – Trưởng bộ phận dự báo kinh tế của WB cho biết. “Lịch sử của các làn sóng tích lũy nợ trong quá khứ cho thấy những làn sóng này có xu hướng kết thúc không vui. Trong một môi trường toàn cầu mong manh, các cải tiến chính sách là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro liên quan đến làn sóng nợ hiện tại”.
Video đang HOT
Trung Quốc chiếm phần lớn trong quá trình tích lũy nợ này, một phần do quy mô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng WB nhấn mạnh rằng việc tích lũy các khoản vay ngày càng lan rộng kể từ năm 2010.
Làn sóng tích lũy nợ toàn cầu thứ tư được phát hiện có nhiều điểm tương đồng với ba làn sóng trước đó: Bối cảnh tài chính toàn cầu đang thay đổi, tạo ra các lỗ hổng và lo ngại về việc sử dụng vốn vay không hiệu quả.
WB liệt kê một menu gồm bốn lựa chọn chính sách cho các quốc gia để giảm khả năng làn sóng nợ toàn cầu hiện nay kết thúc với khủng hoảng; còn nếu khủng hoảng xảy ra, các lựa chọn này sẽ làm giảm bớt tác động của chúng.
Đầu tiên, việc quản lý nợ hợp lý và minh bạch nợ sẽ giúp giảm chi phí vay mượn và ngăn chặn rủi ro tài chính. Thứ hai, khung tiền tệ, tỷ giá hối đoái và chính sách tài khóa mạnh mẽ có thể bảo vệ các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong một môi trường kinh tế mong manh. Thứ ba, siết chặt các quy định và giám sát khu vực tài chính để nhận biết và giải quyết các rủi ro mới phát sinh. Thứ tư, quản lý tài chính công hiệu quả và các chính sách thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt có thể giúp nợ được sử dụng hiệu quả.
Cũng tại báo cáo này, WB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 2,5% vào năm 2020, cao hơn so với mức 2,4% trong dự báo trước đó. Tuy nhiên, WB cảnh báo rủi ro suy giảm có khả năng vẫn tồn tại.
“Với sự tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có khả năng vẫn chậm chạp, các nhà hoạch định chính sách nên nắm bắt cơ hội để thực hiện cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng trên diện rộng, đó là điều cần thiết để giảm nghèo”, bà Ceyla Pazarbasioglu – Phó chủ tịch Khối Tăng trưởng bình đẳng, tài chính và định chế của WB cho biết trong báo cáo. Theo bà, việc cải thiện môi trường kinh doanh, luật pháp, quản lý nợ và năng suất có thể giúp đạt được sự tăng trưởng bền vững.
Theo Hoàng Nguyên/thoibaonganhang.vn
World Bank cảnh báo rủi ro từ thị trường nợ toàn cầu
Trong báo cáo mới nhất của mình về bối cảnh nền kinh tế thế giới trong năm 2020, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã dành cả một chương để nói về rủi ro đến từ việc thị trường nợ đang được tích lũy nhanh chóng.
Theo báo cáo này, trong vòng 50 năm qua, đã có tới 4 làn sóng tích lũy nợ lớn trên toàn cầu, lần 1 vào 1970-1989, lần 2 diễn ra từ 1990-2001 và lần thứ 3 diễn ra từ 2002-2009. Lần thứ 4 hiện đang diễn ra đã bắt đầu từ năm 2010.
Theo số liệu của World Bank, tổng nợ tích lũy toàn cầu trong đợt tích lũy nợ này đã tăng lên mức cao mới, tương đương với 230% của GDP toàn cầu vào năm 2018.
Trong đó, tổng nợ tích lũy đến từ các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển cũng đã đạt đến mức cao nhất lịch sử - 170% GDP, tăng 54% so với thời điểm 2010.
Đây cũng là làn sóng tích lũy nợ có quy mô lớn nhất, tốc độ tích lũy lớn nhất và độ phủ rộng nhất trong 4 làn sóng tích lũy diễn ra trong 50 năm qua.
Làn sóng tích lũy nợ lần thứ 4 được cho là có nhiều điểm tương đồng với 3 lần trước. Thứ nhất, chúng đều bắt đầu trong thời kỳ lãi suất được duy trì ở mức thấp. Thứ hai, đây cũng là thời kỳ chứng kiến nhiều sự cải tiến về tài chính và sự thay đổi cấu trúc thị trường.
Hai điều này đã tạo điều kiện và khuyến khích việc vay nợ. Tuy nhiên, cả 3 làn sóng tích nợ trước đây đều kết thúc bằng cuộc khủng hoản tài chính quy mô lớn và thường trùng hợp với thời điểm nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái. Do đó, World Bank tỏ ra lo ngại trước nguy cơ khủng hoảng thị trường nợ toàn cầu.
World Bank cho rằng việc lãi suất được duy trì ở mức thấp và được kỳ vọng sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp về trung hạn sẽ giúp giảm thiểu một phần những rủi ro liên quan đến việc nợ tích lũy đang dần tăng lên.
Tuy nhiên, điều này là không đủ để có thể ngăn chặn khủng hoảng có thể xảy ra, và trong trường hợp điều này xảy ra thì các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ chịu tác động tiêu cực nhất do nợ tích lũy tại các nền kinh tế này đang ở mức rất cao.
World Bank đưa ra 4 khuyến nghị chính để có thể giảm thiểu rủi ro khủng hoảng nợ xảy ra và giảm thiểu tác động (nếu điều xảy ra).
Thứ nhất, các quốc gia phải duy trì hệ thống quản lý nợ hợp lý và minh bạch. Thứ hai, cần phải có khung chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái tốt để có thể tăng tính chịu đựng của nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang trở nên mong manh. Thứ ba, thiết lập hệ thống kiểm soát và giám sát thị trường tài chính thật chặt chẽ để có thể sớm nhận diện và có thành động kịp thời xử lý rủi ro. Cuối cùng, cần phải có chính hệ thống quản lý tài chính công hiệu quả và có những chính sách để khuyến khích quản trị doanh nghiệp tốt nhằm sử dụng vốn vay nợ một cách hiệu quả.
Ngân Giang
Theo vietnamnet.vn
Bom nổ chậm Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) C.Gioóc-giê-va trong bài phát biểu tại trụ sở IMF ở thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) vừa cảnh báo thế giới đang đối diện thách thức lớn khi nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục, ở mức 188 nghìn tỷ USD, tương đương 230% sản lượng kinh tế thế giới. Khoản nợ khổng lồ...