WB cảnh báo Indonesia có thể mất niềm tin thị trường do nợ nần
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa kêu gọi Chính phủ Indonesia xây dựng một chiến lược tài chính hợp lý để làm ‘phẳng đường cong nợ’ và duy trì niềm tin của thị trường tài chính, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bener Meriah, tỉnh Aceh, Indonesia ngày 16/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Ralph van Doorn, quan chức kinh tế cao cấp của WB tại Indonesia, ngày 20/5 cho biết tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia sẽ tăng từ 29,8% vào cuối năm 2019 lên 37% trong năm 2020. Điều này là do sự gia tăng các khoản vay để bù đắp thâm hụt ngân sách, đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế và suy giảm tỷ giá của đồng Rupiah.
Video đang HOT
WB nhấn mạnh Chính phủ Indonesia phải cung cấp sự đảm bảo cho chiến lược tài chính để tăng nguồn thu trở lại ít nhất tương đương mức năm 2018 nhằm “làm phẳng đường cong nợ”. Nếu không, niềm tin thị trường tại Indonesia sẽ đi xuống một cách rất dễ dàng, vì các cơ quan xếp hạng tín dụng đã báo động về các khoản nợ trong trung hạn của nước này.
Cũng theo ông Ralph van Doorn, Chính phủ Indonesia cần đưa ra một lộ trình đáng tin cậy để nền kinh tế có thể nới lỏng các biện pháp đặc biệt mà Jakarta đã triển khai nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19. Theo đó, nước này cần phải khôi phục mức trần thâm hụt.
Thâm hụt ngân sách của Indonesia dự kiến sẽ tăng lên 6,27% GDP trong năm 2020, cao hơn gấp hai lần mức trần ban đầu là 3%, khi Tổng thống Jokowi tăng cường các gói hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế. Chính phủ đang triển khai gói kích thích trị giá 641.170 tỷ Rupiah (43 tỷ USD), lớn hơn các khoản phân bổ trước đây, để tăng cường các chương trình an sinh xã hội và ưu đãi thuế.
Jakarta cũng đang chuẩn bị một khoản cứu trợ trị giá 149.290 tỷ Rupiah (khoảng 10,1 tỷ USD) cho 12 công ty nhà nước, chủ yếu bằng tiền mặt và đầu tư vốn lưu động để giúp giảm tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.
WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia có thể đạt 0% theo kịch bản cơ bản. Tuy nhiên, kinh tế nước này có thể tăng trưởng âm 3,5% trong trường hợp xấu nhất.
Nguyên nhân thâm hụt ngân sách của Mỹ kỷ lục, tiến sát ngưỡng 2.000 tỷ USD
Bộ Tài chính Mỹ ngày 13/5 cho biết, thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên mức kỷ lục 1.935 tỷ USD trong 12 tháng qua tính đến hết tháng 4, do Chính phủ Mỹ tăng chi và cắt giảm thuế để đối phó với sự suy giảm kinh tế và nguồn thu giảm.
Riêng trong tháng 4/2020, Chính Mỹ đã chi tới 979,7 tỷ USD do các khoản cứu trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Theo Bộ Tài chính, chi tiêu của Chính phủ đã tăng lên 5.200 tỷ USD, trong khi đó nguồn thu quốc gia giảm xuống chỉ còn 3.260 tỷ USD. Riêng trong tháng 4, Chính phủ Mỹ đã chi tới 979,7 tỷ USD do các khoản cứu trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhưng nguồn thu lại giảm xuống chỉ còn khoảng 241,8 tỷ USD, giảm tới 55% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, thâm hụt ngân sách liên bang sẽ tăng lên tới 3.700 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 tới.
Quốc hội Mỹ hồi tháng 3 đã thông qua các gói cứu trợ lên tới 3.000 tỷ USD để tăng chi tiêu, hỗ trợ cắt giảm thuế và các biện pháp kích thích khác nhằm đối phó với dịch Covid-19 và các tác động kinh tế.
Trong diễn biến liên quan, một khảo sát hằng tháng của tờ Phố Wall cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ dự kiến sẽ lên tới 17% trong tháng 6 khi nền kinh tế bị sụt giảm do những nỗ lực ngăn chặn Covid-19.
Các nhà kinh tế Mỹ được thăm dò ý kiến đều cho rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ giảm khoảng 6,6% trong năm nay, cao hơn so với mức giảm dự báo 4,9% trong cuộc khảo sát tháng trước. Mặc dù tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ giảm sâu trong quý II/2020, nhưng hầu hết các nhà kinh tế nhận định, kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu phục hồi trong nửa cuối năm nay.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 9% trong quý III và giảm xuống còn khoảng 6,9% trong quý IV. Cũng theo cuộc khảo sát, khoảng 68,3% các nhà kinh tế được hỏi nói rằng, kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ phục hồi chậm nhưng vững chắc.
Giá vàng hôm nay 14/5: Sức mua mạnh, tiếp tục tăng giá Giá vàng hôm nay 14/5 trên thị trường thế giới tiếp tục tăng giá do sức cầu đối với vàng khá cao giữa lúc sự bất định vẫn thống trị, liên quan tới việc đại dịch Covid-19 cuối cùng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế toàn cầu. Đêm 13/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức...