WannaCry là mã độc tống tiền phổ biến nhất 2019
Dù đã xuất hiện từ lâu, mã độc tống tiền WannaCry vẫn đang hoành hành trên khắp thế giới.
Theo Softpedia, thống kê mới nhất cho thấy WannaCry là mã độc tống tiền ( ransomware) phổ biến nhất năm 2019, chiếm 23,5% tổng số máy tính nhiễm mã độc tống tiền.
Email spam và lừa đảo là nguồn lây nhiễm lớn nhất với hơn 67% trường hợp nhiễm mã độc tống tiền đến từ email. Không có biện pháp phòng tránh và đặt mật khẩu yếu cũng là 2 nguyên nhân khiến máy tính bị tấn công. Chỉ có 16% mã độc lây nhiễm từ website độc hại, quảng cáo lừa đảo.
Video đang HOT
Tỉ lệ các loại ransomware lây nhiễm lên máy tính trong năm 2019
“ Các vụ tấn công tống tiền nhắm vào cơ quan chính phủ, tổ chức y tế, năng lượng và giáo dục tiếp tục tăng. Trong khi một số mã độc đơn giản chỉ khóa hệ thống nên dễ dàng khắc phục, một số khác sử dụng các phương pháp tiên tiến hơn để mã hóa dữ liệu“, hãng bảo mật Precise Security cho biết.
WannaCry là mã độc gây ra hàng loạt vụ tấn công làm chấn động thế giới năm 2017. Một lỗ hổng có tên EternalBlue khiến tin tặc tấn công vào hệ thống máy tính các tổ chức y tế và chính phủ. Sự cố nghiêm trọng khiến Microsoft tung bản vá bảo mật cho các nền tảng Windows, kể cả Windows XP đã bị ngừng hỗ trợ. Dù vậy, vẫn còn nhiều thiết bị chưa được cập nhật là hiểm họa vô cùng lớn.
Giống nhiều loại ransomware khác, WannaCry mã hóa các file được lưu trong máy tính, yêu cầu nạn nhân trả tiền để lấy khóa giải mã. Tiền được nộp dưới dạng Bitcoin. Nhiều ước tính cho biết WannaCry đã gây thiệt hại khoảng 4 tỷ USD trên toàn cầu.
Để tránh hậu quả đáng tiếc, người dùng cần chú ý cập nhật máy tính lên phiên bản mới nhất, thường xuyên kiểm tra các bản vá bảo mật, không click vào đường link hoặc mở file tải từ các nguồn lạ.
Theo VN Review
Việt Nam xếp thứ 24 về số lượng tấn công mã độc tống tiền
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện ra một họ mã độc tống tiền kiểu mới nhắm đến các thiết bị lưu trữ mạng (NAS).
Về cơ bản, những loại mã độc này sẽ mã hóa các tệp tin trên thiết bị lưu trữ, yêu cầu người dùng trả tiền chuộc để giải mã dữ liệu.
Trong quý III-2019, Việt Nam xếp thứ 24 trên thế giới về số lượng tấn công mã độc tống tiền. Dữ liệu từ Kaspersky cho thấy lượng người dùng ở Việt Nam bị nhiễm mã độc tống tiền trong quý III-2019 đã tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 (từ 2,1% trong quý III-2018 lên 2,2% trong quý III-2019).
Trong khi đó, Indonesia có tỉ lệ người dùng bị nhiễm mã độc tống tiền cao nhất khu vực Đông Nam Á (2,26% trong quý III-2019). Indonesia cũng xếp thứ 23 trong danh sách các quốc gia trên thế giới bị tấn công bởi mã độc tống tiền nhiều nhất.
Trong quý III-2019, Kaspersky đã phát hiện và xử lý thành công 989.432.403 vụ tấn công trực tuyến ở khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Để giảm nguy cơ nhiễm mã độc, Kaspersky khuyên người dùng và các doanh nghiệp:
- Luôn cập nhật hệ điều hành để loại bỏ các lỗ hổng vừa xuất hiện và sử dụng giải pháp bảo mật uy tín với cơ sở dữ liệu được cập nhật.
- Sử dụng giải pháp bảo mật có công nghệ chuyên dụng như Kaspersky Endpoint Security for Business và Kaspersky Security Cloud nhằm bảo vệ dữ liệu của người dùng khỏi mã độc tống tiền.
- Luôn có bản sao lưu mới các file, vì vậy bạn có thể thay thế chúng trong trường hợp bị mất (do mã độc tấn công hoặc thiết bị bị hỏng). Bên cạnh đó, người dùng cũng nên lưu trữ dữ liệu thêm trên đám mây để đảm bảo an toàn.
Theo Kỷ Nguyên Số
Đừng khởi động lại máy tính khi bị nhiễm mã độc tống tiền Theo các nhà nghiên cứu bảo mật, người dùng không nên khởi động lại máy tính (reboot) sau khi hệ thống bị nhiễm mã độc tống tiền (ransomware), vì hành động này sẽ khiến quá trình mã hóa tập tin bị hỏng, mất các khóa mã hóa (encryption key) lưu trong bộ nhớ. Trong một số trường hợp, việc khởi động lại hệ...