Wall Street Journal: Bắc Kinh ‘khuấy sóng’ biển Đông là ‘hành động vô tích sự đến kỳ quặc’
“Trung Quốc thích cương với các nước láng giềng, lúc này hoặc lúc khác”, và Bắc Kinh “chơi rắn” trên biển Đông và biển Hoa Đông là “hành động vô tích sự đến kỳ quặc”, chỉ khiến các nước láng giềng châu Á tìm cách liên minh thân cận hơn với Mỹ, và Bắc Kinh chỉ làm khu vực này bất an hơn.
Đó là thông điệp chỉ trích Bắc Kinh thẳng thừng của Bộ trưởng Thông tin Úc Malcolm Turnbull tại một hội thảo về an ninh và kinh tế ở Đại học quốc gia Úc.
Mô hình 2 tàu sân bay đổ bộ của hải quân Úc
“Chính sách của TQ, và tôi nghĩ thật kỳ quái là nó quá phản tác dụng, là họ luôn cương với hết nước láng giềng này tới nước lân bang khác, hoặc với tất cả các láng giềng vào những thời điểm khác nhau”, ông Turnbull nói.
Là một trợ lý thân cận của Thủ tướng Úc Tony Abbott, ông Turnbull nói thẳng thừng: việc Bắc Kinh xích mích với Việt Nam và Philippines khi đòi chủ quyền biển Đông là “một động thái vô tích sự đến kỳ quặc” đối với sự tin cậy an ninh khu vực.
Ông nói, nếu căng thẳng ở biển Đông biến thành một cuộc chiến lôi cả Mỹ vào tham chiến, lãnh đạo TQ sẽ nhận phần thiệt hại lớn nhất về kinh tế, một cách không thể tránh được: “TQ bị mất mát nhiều hơn. Thứ TQ mất là uy tín, không phải theo nghĩa ai đó sẽ xâm chiếm TQ”.
“Họ thật sự chẳng có đồng minh nào trong khu vực, ngoại trừ Triều Tiên. Hậu quả là bây giờ nhiều láng giềng của TQ đều muốn thân cận với Mỹ nhiều hơn bao giờ hết”, ông Turnbull nói.
Lời chỉ trích của ông Turnbull được đưa ra ngày 30.6, sau khi Thủ tướng Abbott tuyên bố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm Úc trong tháng 7 và sẽ có bài phát biểu hiếm có ở quốc hội Úc.
Video đang HOT
Ông Abbott nói: “Chúng ta đều muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Úc và Nhật gần đây đồng ý tăng cường quan hệ an ninh và thương mại để làm đối trọng với sự trỗi dậy của TQ”.
Theo báo Wall Street Journal, chính phủ Thủ tướng Abbott đang là đồng minh thân cận của Mỹ, trong khi TQ lại là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Quan hệ thương mại Úc – Trung trị giá 141 tỉ đô-la Úc (tương đương 133 tỉ USD) hồi năm 2013, với TQ mua 36% hàng xuất khẩu của Úc.
Chính phủ 9 tháng tuổi của ông Abbott hiện đang nỗ lực hoàn tất thương lượng với Bắc Kinh về một thỏa thuận thương mại tự do, trong khi vẫn củng cố mối quan hệ đồng minh với Mỹ, bằng một chương trình nâng cấp vũ khí hàng tỉ USD hồi năm 2013, khiến Úc trở thành nước mua vũ khí lớn hàng thứ bảy thế giới.
Hồi tháng 6, Mỹ đã kêu gọi các nước để giúp hạ nhiệt căng thẳng trên biển Đông, sau khi tàu TQ đâm va tàu Việt Nam, Bắc Kinh ngang ngược đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. TQ cũng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Brunei, và tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Úc sẽ canh giữ biển Đông và biển Hoa Đông?
Giữa tháng 6, phó chỉ huy lính thủy đánh bộ Mỹ ở Thái Bình Dương đã kêu gọi Úc xem xét khả năng đóng vai trò cảnh sát giữ gìn an ninh tại biển Đông và biển Hoa Đông, bằng cách cử các tàu chiến đổ bộ mới và khu trục hạm hộ tống tàu Mỹ và Nhật trên hải trình lên Bắc bán cầu.
Thiếu tướng Richard L.Simcock nói đây là cách để kéo giảm sự bất ổn an ninh do thái độ hung hăng của TQ, trong khi đồng minh và bạn bè của Mỹ trong khu vực chỉ muốn duy trì giữ nguyên trạng tình trạng an ninh suốt 70 năm qua ở châu Á, để tiếp tục duy trì quyền lợi kinh tế cho từng quốc gia trong khu vực.
Hiện Úc đang củng cố liên minh với Mỹ và trong những năm qua giữ vai “phó cảnh sát trưởng” của Mỹ ở châu Á, theo báo Wall Street Journal. Hai bên gần đây chỉ trích Bắc Kinh “chơi rắn” với các nước trong khu vực.
Sau khi Thủ tướng Abbott gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi trung tuần tháng 6, Nhà Trắng ra tuyên bố cho biết hai bên sẽ nâng cấp các tàu khu trục của hải quân Úc, với tên lửa có thể bắn rơi tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và TQ.
Úc cũng đang đóng 2 tàu sân bay tấn công-đổ bộ nặng 27.000 tấn, trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự vốn có tổng kinh phí 285 tỉ USD trong 10 năm. Họ dự tính mua các tàu ngầm mới, chiến đấu cơ tàng hình và lập lực lượng quân sự đông hơn.
Bản vẽ minh họa tàu sân bay đổ bộ của hải quân Úc
Hai chiếc tàu sân bay của Úc có kích cỡ một chiếc hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ, có thể chở hơn 1.000 quân, xe tăng, trực thăng và chiến đấu cơ. Chiếc đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston nói hai chiếc tàu này có thể chở các chiến đấu cơ tàng hình F-35 phiên bản hải quân.
Chính phủ Úc còn nói việc xây dựng quân đội hiện đại là để bảo vệ các tài sản dầu khí trị giá hàng tỉ USD của Úc ở vùng biển Tây Bắc hẻo lánh.
Úc cũng tìm cơ hội chia sẻ công nghệ tàu ngầm với Nhật, ủng hộ việc Thủ tướng Nhật Abe thay đổi Hiến pháp, để Cục phòng vệ Nhật có thể ra nước ngoài bảo vệ đồng minh chống thái độ hiếu chiến của TQ.
Theo Một Thế Giới
Nguyên tắc "đất thống trị biển" với tấm bản đồ mới của Trung Quốc
"Đất thống trị biển" là nguyên tắc cơ bản trong Luật biển quốc tế, trước khi được công nhận theo UNCLOS 1982, đã được ghi nhận trong các tập quán quốc tế về biển. Theo nguyên tắc này, việc mở rộng chủ quyền quốc gia ra biển không thể tách rời yếu tố chủ quyền lãnh thổ.
Yếu tố lãnh thổ theo ghi nhận của nguyên tắc này là lãnh thổ đất (bao gồm cả đảo tự nhiên và quần đảo). Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 76 UNCLOS 1982 khẳng định: "Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn".
Nói một cách nôm na hơn như một số học giả ví von, đất và biển trong nguyên tắc này giống như quan hệ giữa hình và bóng. Không có hình (bờ biển) thì không thể tồn tại bóng (vùng biển).
Vậy mà, sau khi tuyên bố về "lợi ích cốt lõi" không thể tách rời trên biển Đông, Trung Quốc đòi quyền lợi của mình thông qua cái gọi là "đường chín đoạn", chiếm 80% diện tích biển Đông. Khi cộng đồng quốc tế còn xôn xao phản đối, quyết liệt không công nhận thì Trung Quốc vô tình hay hữu ý khi phớt lờ và đưa ra tấm bản đồ mới.
Tấm bản đồ không chỉ tiếp tục chín đoạn "nuốt trọn" hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà còn mọc thêm một đoạn nữa, "cắn" luôn cả vào một phần lãnh thổ của Ấn Độ. "Đường mười đoạn" chiếm 90% diện tích biển Đông.
Xét theo nguyên tắc "Đất thống trị biển" mà Trung Quốc đã công nhận khi tham gia vào UNCLOS 1982, xem ra Trung Quốc đã kéo quá dài cái bóng của mình. Hay như một cách ví von khác, Trung Quốc như một đứa trẻ vừa mọc thêm cái răng thứ mười, cả hàm răng mọc lệch làm cho đứa trẻ ấy ngứa ngáy, khó chịu, đụng gì cắn nấy, cắn cả vào miếng bánh của những người bên cạnh.
Cơ sở pháp lý mà Trung Quốc đưa ra khi yêu sách đối với biển Đông là đòi quy chế pháp lý quốc gia quần đảo đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa xét đến quy chế pháp lý của hai quần đảo này là 12 hải lý hay 200 hải lý, mà chỉ cần nhìn đến đây hiện nay là tranh chấp của các bên, đặc biệt quần đảo Hoàng Sa là kết quả của việc Trung Quốc tiến hành sử dụng vũ lực để chiếm đoạt của Việt Nam nên đây không thể coi đó là "hình" để Trung Quốc đòi "bóng" trên biển Đông được, cho dù cái bóng đó kéo dài 200 hải lý hay chỉ là 12 hải lý.
Có thể nói, những hành động trong thời gian vừa qua của Trung Quốc là phi lý, ngang ngược và trắng trợn. Những hành động đó đi ngược lại mọi quy tắc trong quan hệ quốc tế, luật quốc tế và đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần có những biện pháp cứng rắn hơn nữa để "đứa trẻ" này không còn ngông cuồng nữa.
Theo Blog Tuổi trẻ Việt Nam
Cảnh giác với chiến pháp "tung giàn khoan giành lãnh thổ" của Trung Quốc Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Nam Hải số 9 đến vùng biển chưa phân định ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, theo cách nhìn của chuyên gia quốc tế, được coi là bước tiếp theo của chiến pháp "tung giàn khoan giành lãnh thổ". Chủ quyền theo phương thức cưỡng bức Mới đây, Cục Hải sự Trung Quốc tuyên bố hoạt động của...