Vượt rừng bắt tội phạm
Tết là thời điểm tội phạm truy nã thường rời nơi ẩn náu, chớp nhoáng về quê thăm gia đình. Quy luật đó không qua được mắt những người lính “tầm nã” và các chiến sỹ lại hy sinh những ngày nghỉ Tết hiếm hoi…
Lực lượng Cảnh sát truy nã lập công xuất sắc, bắt giữ nhiều đối tượng
Đầu tháng 2-2013, trong một chuyến công tác tại tỉnh Tuyên Quang bắt đối tượng bị truy nã can tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, Trung úy Hà Việt Đoàn và Thượng sỹ Phạm Văn Trường – cán bộ Phòng 5, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (Bộ Công an), nhận được thông tin về Đỗ Văn Ba (SN 1989), trú tại xã Chi Thiết, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang – đối tượng đang bị cơ quan CSĐT CAH Sơn Dương truy nã can tội trộm cắp tài sản, vừa xuất hiện ở quê nhà. Hồ sơ CAH Sơn Dương cho thấy, đối tượng đã có 2 tiền án, rất côn đồ hung hãn, luôn mang dao trong người. Có “kinh nghiệm” lẩn trốn, nên khi về thăm quê Ba chỉ bất ngờ đáo qua nhà. Nơi ở thường xuyên của anh ta ở trong rừng sâu. Trưa 15-2 (tức mùng 6 Tết), gần nhà Ba xảy ra một vụ xô xát giữa những người qua đường. Trong đám đông đứng xem lúc đó, có người nhìn thấy Ba đang lảng vảng.
Tiếp nhận thông tin trên, tổ công tác Phòng 5 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, phối hợp với CAH Sơn Dương nhanh chóng bao vây nhà đối tượng này. Phát hiện công an, Ba lao vào nhà khóa trái cửa. “Hắn lăm lăm con dao, cố thủ trong nhà đe dọa ai vào sẽ chém chết” – một trinh sát kể. Bất chấp việc lực lượng công an kêu gọi, vận động ra đầu thú, đối tượng này vẫn cố thủ bên trong. Để đảm bảo an toàn cho đối tượng và người dân xung quanh, tránh hắn lợi dụng đêm tối bỏ trốn, tổ công tác chọn phương án đánh lạc hướng Ba, rồi bất ngờ “đột kích” vào nhà từ nhiều hướng, kịp thời tước dao, bắt giữ đối tượng.
Trước đó, chiều 7-2 (tức 27 tháng Chạp năm 2012), lực lượng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Cao Bằng cũng lập công, khi bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Hoàng Tiến Văn (SN 1987), trú tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Cuối năm 2012, Văn cùng đồng bọn dùng “hàng nóng” đe dọa, cướp tài sản của nhiều người dân trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Sau khi gây án, Văn bỏ trốn và bị cơ quan CSĐT ra lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm. Lang bạt nhiều nơi, đầu năm 2013, Văn liều mình về quê vợ ở Cao Bằng. Bản tính côn đồ giúp Văn dễ dàng “xin việc” tại một mỏ khai thác quặng trái phép trong rừng sâu, thuộc địa bàn huyện Nguyên Bình. Sống giữa rừng thiêng nước độc, anh ta không hề chủ quan mà thường xuyên thay đổi chỗ ở, có súng bên mình phòng trường hợp bị công an vây bắt. Chiều 27 tháng Chạp, trinh sát Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Cao Bằng, phối hợp với CAH Nguyên Bình phục kích, bắt giữ Văn khi đối tượng này xuất hiện ở thị trấn Nguyên Bình.
Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh – Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm cho hay: tính riêng 10 ngày cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo vệ Tết Nguyên đán (từ 7-2 đến 17-2, tức 27 tháng Chạp đến mùng 8 Tết Quý Tỵ), lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm toàn quốc đã bắt, vận động đầu thú 137 đối tượng truy nã, tăng gần 40% so với dịp Tết năm 2012, trong đó bắt 12 đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm. Ngoài lập án, bám địa bàn để bắt giữ những đối tượng trốn truy nã, một trong những việc làm hiệu quả của lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm trước, trong và sau Tết, chính là gửi thư kêu gọi đầu thú, qua đó vận động nhiều đối tượng trốn truy nã ra trình diện, hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Theo ANTD
Video đang HOT
Ly kỳ các cuộc truy nã tội phạm
Bộ Công an vừa có chủ trương công khai tội phạm truy nã trên mạng internet. Điều này sẽ huy động được toàn dân truy bắt tội phạm, một công việc đầy gian nan mà lực lượng công an đang đảm trách.
Tháng 12/2010, trinh sát Lê Minh Vương, Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm (PC52) - Công an tỉnh Bạc Liêu, được giao nhiệm vụ truy tìm tung tích tội phạm Lê Hoàng Nam (SN 1955, ngụ ấp Mỹ Phú Tây, xã Hưng Phú, huyện Phước Long - Bạc Liêu). Điều đặc biệt là lệnh truy nã không có hình ảnh đối tượng.
"Tàng hình" suốt 25 năm
Mấy ngày liền, trinh sát Vương hỏi thăm khắp nơi về cái tên Lê Hoàng Nam nhưng ai cũng lắc đầu. Ngay cả chính quyền xã Hưng Phú cũng cho biết trong hồ sơ về nhân khẩu địa phương bao năm qua, chưa từng có cái tên này.
Trong bế tắc, trinh sát Vương nảy ra một giả thuyết đối tượng này có thể thay tên đổi họ khi thực hiện hành vi phạm tội và đang ẩn nấp đâu đây, dưới một thân phận hoàn toàn khác.
Quay về trụ sở, lật lại toàn bộ hồ sơ phạm tội của Lê Hoàng Nam, trinh sát Vương phát hiện điều bất thường là y họ Lê nhưng cha lại là Phùng Hiếu Kỳ, mẹ tên Nguyễn Thị Lăng. Điều này khiến trinh sát Vương càng tin tưởng vào phán đoán của mình rằng tên Lê Hoàng Nam trên lệnh truy nã là giả.
Lần thứ 3 trở lại xã Hưng Phú, trinh sát Vương mới tìm ra ông Nguyễn Văn Vàng (trưởng ban nhân dân ấp Mỹ Phú Tây những năm 1980), người biết rất rõ gia đình ông Phùng Hiếu Kỳ. Theo ông Vàng, đó là gia đình chính sách, có một đứa con bất hảo, từng bị ở tù nhưng không phải Lê Hoàng Nam mà là Phùng Em Lớn. Thế nhưng, khi tìm ở các bộ phận quản lý nhân khẩu tại xã Hưng Phú, cái tên Phùng Em Lớn vẫn không tồn tại.
Trinh sát Vương nảy ra ý tưởng tìm đến nấm mồ của cha mẹ Phùng Em Lớn với suy nghĩ con người dù là tội phạm cũng phải tảo mộ cha mẹ. Quả nhiên, người dân ở gần khu vực mộ phần của ông bà Phùng Hiếu Kỳ - Nguyễn Thị Lăng chẳng những biết rõ về Phùng Em Lớn mà còn chỉ cho trinh sát Vương nơi ở của y - một căn nhà tình nghĩa tại chính ấp Mỹ Phú Tây.
Cuối cùng, trinh sát Vương cũng hoàn thành nhiệm vụ, vạch trần bộ mặt thật của tên tội phạm Lê Hoàng Nam (bị bắt giam vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Sóc Trăng). Theo đó, từ khi trốn trại giam vào năm 1986, Lê Hoàng Nam đã lấy lại tên cũ là Phùng Em Lớn. Lẩn trốn một thời gian, đối tượng này quay về địa phương sinh sống. Ông ta cất nhà ở ấp Mỹ Phú Tây nhưng lại làm sổ hộ khẩu, đăng ký hưởng chính sách thương binh tại ấp Mỹ Phú Nam, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu. Một sự lột xác đã qua mắt được cơ quan công an suốt 25 năm.
Phùng Em Lớn thay tên đổi họ để trốn lệnh truy nã suốt 25 năm (Ảnh do công an cung cấp)
"Vì sao ông tìm được tôi?"
Ngày 1/9/2001, tại ấp Bình Minh 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời - Cà Mau xảy ra một vụ án kinh hoàng. Vợ chồng anh Võ Văn Việt và chị Trần Anh Loan bị ai đó dùng xăng phóng hỏa thiêu chết lúc nửa đêm.
Trong ngày đại tang của nạn nhân, Quách Văn Khá rất nhiệt tình lo toan, đúng với vai trò một người anh rể trong gia đình. Khi công an đến điều tra vụ việc, Khá là người hăng hái cung cấp thông tin. Không ai nghi ngờ y, trừ ánh mắt của vị trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ là ông Trần Thanh Tùng. Ánh mắt ấy đã nhìn chằm chằm vào hai cánh tay bị cháy hết lông của Khá do lúc bật quẹt phóng hỏa, can xăng phựt cháy. Cảm nhận mình bị nghi ngờ, Khá đã nảy sinh ý định bỏ trốn khỏi địa phương.
Đợi lúc đêm xuống, mọi người ngủ say, Khá men theo dòng sông Trẹm để tìm đường thoát thân đến tỉnh An Giang - một nơi y không hề có ai quen biết. Sau này, y mới cho biết sở dĩ tìm đến nơi không hề quen biết ai là để lực lượng công an không có dấu vết mà truy tìm, đó là kinh nghiệm có được khi y từng tham gia truy bắt tội phạm cho chế độ cũ.
Không ai có thể hiểu nổi một tên cụt hai chân đến gần đầu gối lại có thể tẩu thoát một cách nhanh chóng và không để lại dấu vết như vậy. Ngay sáng hôm sau, khi phát hiện Khá mất tích, cảnh sát đã chốt chặn tất cả các cửa ngõ trên cả hai tuyến đường sông và đường bộ. Trong khi các trinh sát ngược xuôi tìm kiếm thì Khá đang sống ung dung ở tỉnh An Giang trong vai một gã tật nguyền, trông coi ghe và rất hiền lành.
Sau khi kiếm được ít vốn, Khá lập gia đình và mưu sinh trên các dòng sông ở tỉnh Kiên Giang bằng đủ các nghề từ mua bán phế liệu, mài dao kéo...
Thế nhưng, một buổi chiều đầu tháng 7/2009, ông Trần Thanh Tùng chạy xe máy từ Cà Mau đi An Giang để học nghiệp vụ. Khi đi ngang qua địa bàn ấp Đông An, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp - Kiên Giang, ông nhìn thấy một người có cách đi như quỳ bên lề đường. Một sự liên tưởng về vóc dáng của Quách Văn Khá khiến ông Tùng quyết định quay xe trở lại khi đã cách xa gần 5 km.
Chạy lại gần đối tượng nghi vấn ấy, ông Tùng đậu xe vào lề, quan sát tướng đi của người đàn ông. Sau khi thu thập được thông tin người đàn ông ấy quê ở An Giang hay Cà Mau gì đó, tên thường gọi là ông Hai Cụt, chuyên mua dây lác đập dập để bán cho người ta trói cua, ông Tùng lập tức trở về Cà Mau lật lại hồ sơ truy nã và quả quyết người đàn ông ở Tân Hiệp chính là Quách Văn Khá nên cùng một đồng nghiệp lên đường truy bắt.
Lúc đó, Khá đang ngồi đập dập những sợi dây lác trong một góc căn nhà thuê. Ông Tùng đến hỏi thăm về công việc, y vô tư trả lời, không chút nghi ngờ. Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, y có vẻ đăm chiêu. Bất chợt, ông Tùng kêu: "Ông Khá!". Y giật bắn người. Khi phải tra tay vào còng, Khá run rẩy hỏi: "Sao ông tìm được tôi?".
Bị truy nã vẫn làm... tổ trưởng dân phố
Thượng tá Đặng Văn Đán, Phó trưởng PC52 Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đơn vị này vừa bắt được một đối tượng bị truy nã sau 20 năm lẩn trốn. Đó là Ngô Quang Thành (SN 1966, ngụ phường Tây Lộc, TP Huế), bị Công an TP Huế ra quyết định truy nã vào ngày 1/1/1993 vì trốn thi hành án sau khi bị kết tội "Gây rối trật tự công cộng".
Theo thượng tá Đán, sau khi bỏ trốn, Thành đã vào sinh sống tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến lúc bị bắt, Thành đang là tổ trưởng tổ dân phố khu vực 3, ấp Hoàng Giao, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. "Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp bị truy nã sau khi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam sinh sống hàng chục năm mà chúng tôi bắt được" - ông Đán nói.
Theo 24h
Bắt kẻ đổ xăng đốt chết vợ vì nghi ngoại tình Hắn cầm một can xăng đổ lên người vợ của mình rồi lạnh lùng bật lửa (ảnh minh hoạ) Ngày 29/1, Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt được Phạm Công Luật (36 tuổi, trú tại xã Đắk R'tih, Tuy Đức), đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội giết người năm...