Vượt qua trầm cảm nặng, tôi trẻ trung, hài hước và biết cho đi
Lúc phát bệnh, tôi sút cân, mặt mũi đờ đẫn vô hồn, ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bồn chồn, buồn rầu, thê lương.
Tôi không thể cười, không thể khóc, không biết vui buồn ra sao. Tôi đã một lần vượt qua bệnh trầm cảm học đường trong quãng thời gian chừng 3 năm vì không thể thích nghi với nhịp sống và học tập tại thành phố.
Những năm đó, vừa xa quê hương, gia đình và những người bạn thân thiết, tôi lạc lõng cô đơn, buồn chán ở ngôi trường mới tập trung nhiều bạn học sinh ưu tú, hoạt bát và giỏi toàn diện. Tuổi trẻ đau ốm khủng hoảng ấy đã khiến tôi không đủ khả năng thi đỗ đại học.
Từ một học sinh học giỏi nhất trường cấp 2, tôi rẽ ngang học trường nghề, làm công nhân và không còn muốn phấn đấu học hành.
Tôi đi làm, nhanh chóng lấy chồng, sinh con. Họ hàng vẫn khen tôi tốt số vì kiếm được anh chồng cao ráo, đẹp trai, thương yêu vợ con. Nhưng tôi biết nhiều người vẫn nói mỉa mai sau lưng tôi là: “Con bé đấy hâm hâm mà vẫn lấy được chồng…”.
Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi tay trắng tự lập, nuôi 2 đứa con nhỏ chật vật, gian nan. Thỉnh thoảng, ông bà nội ngoại cũng tiếp tế, hỗ trợ chút ít. Tôi cũng nhớ nằm lòng câu nói “buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện”, nhịn ăn nhịn mặc để tích lũy kinh tế, mong xây được nhà cửa khang trang cho con cái bớt khổ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Pxfuel
Nhưng cuộc sống luôn có những bất trắc khó lường. Công việc của tôi sa sút thảm hại khi phải nghỉ luân phiên ngày càng nhiều. Sức khỏe kém, sức ì tăng khiến tôi chẳng biết xoay xở kiểu gì để tăng thêm thu nhập. Sau đó, tôi tích cực làm thêm một số việc để trang trải cho nhu cầu bản thân là chính.
Chồng tôi cũng lăn xả làm thêm đủ thứ việc từ làm điện nước, chạy xe ôm đến bốc vác để có tiền. Tôi cay đắng nhận ra mình kém cỏi thua xa bạn bè, đồng nghiệp. Và để nguôi ngoai nỗi buồn ấy, tôi cố gắng quán xuyến việc nhà, dạy con học khá hơn, bớt đi tiền học thêm chạy đua với nhiều gia đình xung quanh.
Sau khi thất nghiệp nửa vời 5 năm, tôi một lần nữa đối mặt với bệnh tật đầy khắc nghiệt. Chồng tôi bỏ việc cơ quan, quyết tìm cơ hội mới để phát triển sự nghiệp. Công việc và đồng nghiệp mới mẻ, hoàn toàn khác biệt khiến chồng tôi căng thẳng suốt một thời gian dài.
Thời điểm ấy, tôi không cho phép mình ốm để chăm sóc con, động viên chồng. Tôi chịu đựng suốt một năm việc chồng về muộn, uống rượu bia triền miên với lý do tạo mối quan hệ thân quen, ngoại giao… và hay trút giận, quát mắng vợ con.
Đến khi công việc của chồng tạm ổn, vui vẻ, lương thưởng đưa cho vợ xông xênh thì tôi kiệt quệ về tinh thần và sức khỏe. Một lần nữa, bệnh trầm cảm tái phát. Tôi chần chừ khoảng một tuần và sau đó quyết định đi khám chữa tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, sau đó chuyển tiếp đến Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh diễn tiến rất nhanh. Từ chẩn đoán mắc trầm cảm nhẹ, sau một tháng uống thuốc, bác sĩ ghi nhận bệnh chuyển nặng và khuyên tôi nhập viện điều trị nội trú. Tôi từ chối và xin bác sĩ kê thuốc về nhà tự điều trị. Thời điểm ấy dịch Covid-19 bùng phát, nhân viên ở nhà phòng tránh dịch là chính. Hầu như tôi chỉ ru rú trong nhà, ôm điện thoại nhắn tin gọi điện với người thân, bạn bè, cầu cứu họ giúp đỡ mình làm sao thoát bệnh.
Lúc ấy, tôi sút cân, mặt mũi đờ đẫn vô hồn, ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bồn chồn, buồn rầu, thê lương. Tôi không thể cười, không thể khóc, không biết vui buồn ra sao. Đầu óc quay cuồng, tăm tối. Đến đi chợ, nấu một bữa cơm ngon cho các con tôi cũng không làm nổi. Tôi tha thẩn đi ra chợ, vòng qua vòng lại mãi mới mua nổi mớ rau, con cá, chút đậu thịt.
Về nhà, tôi lại nằm bệt, lại dậy, chỉ ngao ngán nhìn trời nhìn đất rồi hoảng sợ ngay cả nhịp tích tắc của tiếng đồng hồ hay tiếng gà gáy sáng. Tôi lê lết, tuyệt vọng, ngay cả những việc nhỏ nhất như vệ sinh cá nhân, ăn sáng tôi cũng mãi mới làm được.
Người thân, bạn bè lúc đầu còn an ủi, động viên, bày đủ cách giúp tôi. Nhưng tôi vẫn không nhúc nhích, còn cứ nhắn tin gọi điện than thở, oán hận. Sau thấy tôi phiền nhiễu quá, họ cũng “chạy làng” vì gần tôi, họ chỉ nhận lại toàn năng lượng xấu. Nhiều lần, tôi nghĩ cách kết liễu đời mình vì mỗi ngày trôi qua đối với tôi quá nặng nề, đau khổ, tăm tối không lối thoát…
Video đang HOT
Bạn bè đến thăm, động viên khiến tôi càng đau đớn, buồn tủi. Người thân cho tiền, bảo tôi đi du lịch, tôi cũng chẳng thiết tha. Tôi như bị giam vào một cái lồng kín bưng, giãy giụa, tuyệt vọng. Một người bạn đã giúp tôi kết nối với một tiến sĩ tâm lý. Bạn ấy đã nhiệt tình tư vấn giúp tôi mấy lần.
Tôi nhớ nhất câu nói của bạn ấy: “Chị phải biết yêu chính bản thân mình và kiếm việc gì đó để làm, ‘nhàn cư vi bất thiện’ chị ạ”.
Đúng thế, tôi làm sao có thể khỏi bệnh nếu không quyết tâm? Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khuyên: Thuốc men và bác sĩ chỉ quyết định 50%, 50% là từ ý chí của bệnh nhân. Thế là tôi quyết tâm điều chỉnh tâm lý, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống.
Tôi làm điều ấy một mình vì chồng bận đi làm, hai con nhỏ đang đi học. Mẹ đẻ, mẹ chồng đã già, cũng không hiểu biết gì về bệnh này nên không thể hỗ trợ. Tôi quyết định làm đủ thứ việc nhà, gắng gượng từng chút một. Khi khỏe hơn, tôi làm cả những việc mà bình thường bản thân rất sợ như: đi nhặt rác quanh chỗ làm việc mỗi tuần một lần.
Tôi trồng cây, chăm hoa, truyền cảm hứng đọc sách tới mọi người. Thế là tôi cai được thuốc. Làm nhiều việc quá, tôi ngủ gật ngay cả trong bữa ăn cơm. Và rồi giấc ngủ sâu, bữa ăn ngon quay trở lại một cách kì diệu khiến tôi hồi phục nhanh chóng sau 4 tháng không đến bệnh viện khám chữa định kỳ.
Tôi vẫn cứ liên tục duy trì cách sống tích cực ấy, làm những gì mình thích. Vì cảm thấy mình có ích với mọi người xung quanh nên tôi đã trở lại sống mạnh khỏe, bình an, trẻ trung đến mức nhiều người ngạc nhiên.
Có lẽ “trong cái rủi có cái may”, tôi cảm thấy mình đã biết sống lạc quan hơn, biết yêu chính bản thân để có thể vô tư giúp đỡ người khác mà không phải so đo tính toán thiệt hơn như trước đây. Tôi dành thời gian kết nối trò chuyện với một số em học sinh có biểu hiện chán đời, tiêu cực bằng cách tặng các em một cuốn sách thật hay. Tôi chia sẻ động viên bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, lắng nghe họ tâm sự, rủ họ đi thể dục, đi chơi…
Tôi không ngại làm những việc khiến mọi người nhìn mình bằng con mắt khó hiểu. Tôi có thể đồng cảm chia sẻ ngay cả với những bạn bè xa lạ trên Facebook bằng những bài viết nhỏ lạc quan, hài hước và vui vẻ!
Nghịch cảnh trong cuộc đời đưa mỗi người tới những ngã rẽ khác nhau. Có người vì nghịch cảnh mà suy sụp, không thể đứng vững nhưng cũng có người mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.
Hòn đảo không có bóng dáng của ô tô, không gian yên bình khiến thời gian như ngừng trôi
Cảnh quan và không khí trong lành, nhịp sống không xô bồ ở hòn đảo khiến người ta có cảm giác thời gian như ngừng trôi.
Thoạt nhìn, Hydra không khác gì những hòn đảo lân cận ở vùng Biển Aegean, nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây có những con đường quét vôi trắng, không khí tràn ngập hương hoa nhài và khung cảnh ngoạn mục của làn nước trong xanh lung linh.
Điều làm nên sự khác biệt của Hydra chính là phương thức di chuyển. Người dân địa phương đã loại bỏ hoàn toàn sự ồn ào của tiếng còi xe ô tô mà thay vào đó là tiếng vó ngựa nhịp nhàng.
một hòn đảo xinh đẹp của Hy Lạp, đã cấm xe cơ giới
Ở đây, người ta "ghét" ô tô. Lệnh cấm các phương tiện cơ giới (trừ xe cứu hỏa, xe chở rác và xe cứu thương) được quy định trong luật pháp địa phương. Khoảng 2.500 người dân trên hòn đảo nhỏ của Hy Lạp di chuyển bằng la, lừa và ngựa.
Ngựa là phương tiện di chuyển của người dân đảo Hydra
Bước xuống phà, đến cảng Hydra, trung tâm của hòn đảo, du khách sẽ gặp những chú ngựa duyên dáng thong dong đi qua những con đường lát đá cuội và mang đến hương vị nhịp sống nhàn nhã của hòn đảo.
Khi bạn đi lang thang qua những con đường kỳ lạ của Hydra, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người dân địa phương di chuyển trên lưng "những người bạn 4 chân", thảnh thơi lạ thường.
Từ Kaminia, một ngôi làng yên tĩnh trên bờ biển phía Nam được trang trí bằng những ngôi nhà đá truyền thống, đến Mandraki trên bờ biển phía Tây của hòn đảo, nổi tiếng với vùng nước hoang sơ và bầu không khí thư thái.
Harriet Jarman, cư dân sống trên đảo đồng thời là chủ sở hữu công ty cưỡi ngựa leo núi Harriet's Hydra Horses, cho biết: "Hydra là hòn đảo thực sự đưa bạn quay ngược thời gian. Tất cả việc di chuyển trên hòn đảo này đều được thực hiện bằng ngựa hoặc la. Vì không có ô tô nên cuộc sống của mọi người yên bình hơn".
Quả thực, cảnh quan và không khí trong lành, nhịp sống không xô bồ ở hòn đảo khiến người ta có cảm giác thời gian như ngừng trôi.
Mối duyên kỳ lạ
Trong số hơn 2.500 cư dân sinh sống trên hòn đảo Hydra, Harriet Jarman là một trong những người đặc biệt. Cô không sinh ra ở đây nhưng lại quyết định gắn bó với nơi này thật lâu, thật dài...
Harriet Jarman cho biết: "Hydra là hòn đảo thực sự có thể đưa bạn quay ngược thời gian"
24 năm trước, Harriet được mẹ đưa đến Hydra trong một kỳ nghỉ. Nó đã dẫn cô đến một quyết định thay đổi hoàn toàn cuộc đời. Harriet đã chuyển hẳn đến đảo Hydra sinh sống.
Hơn 10 năm trước, khi Hy Lạp đối mặt với khủng hoảng kinh tế, Jarman đã phải đấu tranh tư tưởng giữa việc bán Chloe, con ngựa cô yêu quý nhất.
Quyết tâm giữ bạn đồng hành yêu quý của mình, cô thành lập một công ty chuyên dịch vụ cho thuê cưỡi ngựa cưỡi ngựa xuyên rừng. Công việc kinh doanh không chỉ hỗ trợ Chloe mà còn cho phép cô chia sẻ tình yêu hòn đảo của mình với những vị khách du lịch khác.
Cô nhớ lại: "Tôi chán ngấy việc mọi người bảo tôi bán Chloe vì nuôi một con ngựa rất tốn kém. "Tôi nghĩ, được thôi, tôi sẽ cho mọi người thấy lý do tại sao tôi muốn ở lại đảo".
Công ty của Harriet hiện có một đội gồm 12 con ngựa, với các chuyến tham quan có hướng dẫn viên qua các con đường mòn trên đảo do những người cưỡi ngựa giàu kinh nghiệm dẫn đầu. Những cuộc hành trình này đi qua tu viện cổ kính và những bãi biển đẹp như tranh vẽ của Hydra.
Một di sản được khắc trên dấu móng ngựa
Dùng ngựa kéo truyền thống làm phương tiện di chuyển, được gọi là "cáiques", là cách người dân đảo Hydra bày tỏ sự tôn kính đối với di sản phong phú và cam kết hướng tới cuộc sống bền vững.
Trong thế kỷ 18 và 19, Hydra phát triển mạnh mẽ như một trung tâm hàng hải nhộn nhịp. Bước sang thế kỷ 20, phương tiện giao thông cơ giới đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi của Hy Lạp, nhưng những con đường hẹp và dốc của hòn đảo, cùng với địa hình nhiều đá, khiến ô tô không thể di chuyển được. Và vì vậy người dân vẫn bám vào phương tiện di chuyển bằng ngựa.
Theo thời gian, sự phụ thuộc vào loài móng guốc này đã ăn sâu vào văn hóa và lối sống của người dân Hydra.
Lừa và la đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc của hòn đảo và được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng và thậm chí cả con người. Điều ấn tượng là truyền thống ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Harriet Jarman nói: "Những người bạn 4 chân ấy là ô tô và cả bàn tay của chúng tôi, chở mọi thứ từ vật liệu xây dựng, đồ nội thất đến hành lý và mua sắm".
Một thiên đường nghệ thuật
Sự vắng bóng của những chiếc ô tô đã góp phần tạo nên không khí yên bình không thể phủ nhận của hòn đảo, thu hút các nhà sáng tạo từ khắp nơi, trong đó có nữ diễn viên nổi tiếng người Ý Sophia Loren, người đã đem lòng yêu Hydra khi đến quay phim "Boy on a Dolphin" năm 1957.
"Hydra mang lại màu sắc tuyệt vời, ánh sáng đẹp và bầu không khí đã truyền cảm hứng cho nhiều người", nhà thiết kế trang sức và người gốc Hydra, Elena Votsi, cho biết.
Được biết đến với tác phẩm kết hợp giữa nghề thủ công truyền thống với thẩm mỹ hiện đại, Votsi lấy cảm hứng từ di sản Hy Lạp cũng như thiên nhiên và hình học.
Nhà thiết kế trang sức và người gốc Hydra, Elena Votsi.
Mặc dù sinh ra ở Athens, Votsi cho biết cô đã dành những mùa hè và kỳ nghỉ ở Hydra để thăm cha mình. Cô cho biết việc không có ô tô khiến nơi đây trở thành một nơi làm việc kỳ diệu và đã truyền cảm hứng cho các thiết kế của cô kể từ khi bắt đầu sự nghiệp.
"Mặt trời, những tảng đá và hình dáng của những con sóng đã truyền cảm hứng cho tôi. Vẻ đẹp tự nhiên và sự độc đáo của hòn đảo đã có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sáng tạo của tôi", Votsi nói.
Năm 2003, cô được mời tham gia cuộc thi thiết kế huy chương Thế vận hội Olympic mùa hè cho Ủy ban Olympic quốc tế.
Khi nhận được lời mời, Votsi đã đến Hydra. Hòn đảo, với sự quyến rũ khó tả của nó, đã đóng vai nàng thơ, khơi dậy một hành trình sáng tạo dẫn đến việc Votsi giành chiến thắng trong cuộc thi.
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã đến nghỉ dưỡng hoặc mua nhà sống tại Hydra. Sự quyến rũ của hòn đảo đã thu hút hàng loạt họa sĩ như Brice Marden, Alexis Veroucas, Panagiotis Tetsis, Nikos Hadjikyriakos-Ghikas và John Craxton, cũng như nhà văn Henry Miller, đến và sáng tác. Họ tìm thấy nguồn cảm hứng giữa khung cảnh yên tĩnh của hòn đảo.
Ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Canada Leonard Cohen đã phát hiện ra Hydra vào những năm 1960 và biến nó thành nhà của mình trong vài năm. Khoảng thời gian ở Hydra của ông đã được khắc ghi trong bài hát "Bird on the Wire".
"Hydra là một thiên đường. Đó là một nơi kỳ diệu để làm việc và thật may mắn khi tôi có thể đến đây với tư cách là một nghệ sĩ, như rất nhiều người khác đã làm trước và sẽ tiếp tục làm như vậy", Votsi nói.
'Ly hôn trên giường' và những lợi ích bất ngờ "Ly hôn trên giường" hay còn gọi là "ly hôn khi ngủ" là cách thức ngăn chặn sự oán giận làm xấu đi quan hệ vợ chồng. Trong khảo sát gần đây của Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ (AASM) với hơn 2.000 người cho thấy các cặp vợ chồng đang sử dụng nút bịt tai, bịt mắt, tắt báo thức...