Vượt qua Hyperloop, Trung Quốc sẽ chế tạo tàu đạt tốc độ 1.500 km/h
Các nhà khoa học Trung Quốc dự định phát triển một hệ thống đường sắt tốc độ cao có thể đạt tốc độ 1.500 km/h, nhanh hơn cả tàu Hyperloop, một dự án nghiên cứu công nghiệp được tỉ phú Elon Musk đưa ra vào năm 2013. Hyperloop có thể đạt tốc độ 1.200 km/h.
Weihua Zhang và các đồng nghiệp tại Đại học Giao thông Tây Nam, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, ngày 13/8/2018 thông báo rằng một nguyên mẫu của hệ thống vận tải đường ống cao cấp của họ sẽ có thể cạnh tranh với dự án Hyperloop của Elon Musk. Dự kiến dự án tàu siêu nhanh của Trung Quốc sẽ khánh thành vào tháng 4/2021, theo tờ China Daily.
Dự án của các nhà khoa học Trung Quốc bao gồm một tàu đệm từ, sẽ được thử nghiệm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, tờ báo China Daily cho biết thêm.
Video đang HOT
Điều đáng nói đây không phải là dự án duy nhất tại Trung Quốc. Tập đoàn hàng không vũ trụ quốc gia Trung Quốc (Casic) năm ngoái cũng ra mắt một thiết kế tương tự tại thành phố Vũ Hán.
Hyperloop là hệ thống giao thông tốc độ cao, lần đầu được giới thiệu bởi tỷ phú Elon Musk. Bên trong đường ống áp suất thấp, phương tiện phóng đi nhờ đệm không khí tạo ra bởi máy nén khí giúp giảm ma sát. Năng lượng để đẩy con tàu dựa vào cảm ứng điện từ.
Những phác thảo ban đầu về bản thiết kế Hyperloop được công bố vào tháng 8/2013. Dự án đầu tiên là tuyến đường từ khu vực Los Angeles đến vịnh San Francisco (Mỹ).
Tháng 1/2018, tàu điện từ siêu tốc Hyperloop đã được chính thức thử nghiệm trước công chúng tại Hội chợ công nghệ CES 2018. Hyperloop có tốc độ gấp 2 lần máy bay chở khách, không bao giờ tai nạn, chi phí năng lượng thấp, hoạt động 24/24 giờ và bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
Theo Sun Fuquan, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc, các công nghệ của Hyperloop có thể sẽ được áp dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như hàng không, vận tải đường sắt, vật liệu mới, động cơ thế hệ mới và phát điện hạt nhân.
Theo Tri Thức Trẻ
Thiết kế đồng hồ từ... rác thải nhựa
Đây là sản phẩm do các nhà thiết kế người Pháp chế tạo, với tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường.
Để chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay Awake, nhà phát triển cho biết đã sử dụng loại công nghệ sạch nhất với các vật liệu sẵn có, đồng thời hạn chế tối đa vận chuyển.
Vỏ đồng hồ được làm từ thép tái chế, còn dây đai được làm từ cao su thiên nhiên hoặc rác thải nhựa tái chế. Chiếc đồng hồ này chạy hoàn toàn bằng năng lượng Mặt Trời.
Hầu hết số vật liệu sử dụng được thu thập từ các loại rác thải nhựa trôi nổi trên các đại dương ở Đông Nam Á.
Chiếc đồng hồ sẽ được bày bán vào cuối năm 2018 với mức giá 349 USD.
Theo Vtv
Australia phát triển thành công loại thuốc mới 'ru ngủ' tế bào ung thư Các nhà khoa học Australia đã có một bước tiến lớn trong nỗ lực nghiên cứu cách chữa trị căn bệnh ung thư với việc phát hiện ra một loại thuốc mới có thể đưa các tế bào ung thư ở động vật vào tình trạng "ngủ vĩnh viễn". Ảnh minh họa Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa...