Vượt qua cơn thèm thuốc lá
Hút thuốc lá gây hại cho mọi cơ quan trong cơ thể. Người nghiện thuốc lá có tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn gấp 4 lần so với những người không hút thuốc.
Hãy suy nghĩ về sức khỏe của mình và người thân trước khi hút thuốc lá. Ảnh: Hồ Hồng
Hút thuốc lá có liên quan đến khoảng 90% của tất cả các trường hợp ung thư phổi – ung thư gây chết người số một của cả nam và nữ. Lạm dụng thuốc lá cũng liên quan đến ung thư miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, cổ tử cung, thận, niệu quản và bàng quang…
Tuy vậy, bỏ thuốc lá là vấn đề thực sự khó đối với nhiều người. Khi một người bỏ hút thuốc, họ thường gặp phải hội chứng cai thuốc lá, điều này thường khiến họ quay lại sử dụng thuốc lá. Các biểu hiện của hội chứng cai bao gồm: rối loạn cảm xúc (quá vui hoặc quá buồn), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn), mất tập trung, tăng sự thèm ăn và ăn nhiều hơn, rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, tiêu chảy). Cơn thèm thuốc có thể tồn tại trong 6 tháng hoặc lâu hơn và nó như một trở ngại lớn đối với việc bỏ thuốc lá.
Do đó, cần suy nghĩ về lý do thôi thúc bạn bỏ thuốc lá. Viết ra giấy hay ghi chú vào điện thoại những lý do thôi thúc bạn bỏ thuốc lá. Mở nó ra xem thường xuyên và luôn tự nhắc nhở bản thân tại sao bạn muốn bỏ thuốc lá mỗi khi bắt đầu cơn thèm thuốc.
Tính toán khoản tiền bạn tiết kiệm được khi không hút thuốc lá. Hãy suy nghĩ nếu có thêm một khoản tiền tiết kiệm, bạn sẽ dùng nó vào mục đích gì.
Giữ cho miệng của bạn bận rộn: Nhai một thanh kẹo cao su thay vì hút một điếu thuốc. Luôn có kẹo cao su bên mình và uống nhiều nước hơn.
Khi một cơn thèm thuốc lá ập đến, bạn hãy dừng việc đang làm ngay lập tức và chuyển sang làm điều gì đó khác biệt hơn như nói chuyện với mọi người xung quanh, đọc sách, nghe nhạc…
Tập thể dục: Đi dạo hoặc chạy bộ hoặc đi lên xuống cầu thang một vài lần. Hoạt động thể chất, ngay cả trong những đợt ngắn, có thể giúp tăng cường năng lượng của bạn và đánh bại cơn thèm thuốc.
Hít thở chậm, sâu: Khi có cơn thèm thuốc, bạn hãy hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Lặp lại điều này 10 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thư giãn hơn.
Đi đến nơi không được phép hút thuốc: Ghé thăm một nơi công cộng. Hầu hết các nơi công cộng không cho phép hút thuốc. Đi đến rạp chiếu phim, siêu thị, khu vui chơi cho trẻ em hoặc một nơi khác. Bạn sẽ không được phép hút thuốc lá ở những nơi đó, tất cả đều có biển “cấm hút thuốc lá”.
Hãy suy nghĩ về việc thử một liệu pháp thay thế nicotine (một chất gây nghiện trong thuốc lá) tác dụng ngắn như: viên kẹo ngậm hoặc kẹo cao su, cộng với liệu pháp thay thế nicotine tác dụng dài, như miếng dán cai thuốc lá để vượt qua cơn thèm thuốc. Ngay cả khi bạn sử dụng liệu pháp thay thế nicotine, bạn vẫn có thể có cảm giác thèm thuốc, nên phải thực sự có quyết tâm cao để vượt qua.
Làm một việc tốt: Hãy thử đánh lạc hướng bản thân trong vài phút bằng cách giúp đỡ bạn bè, thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp. Điều này làm mất sự tập trung của bản thân vào cảm giác thèm thuốc và thay vào đó bạn sẽ dành sự quan tâm cho những người xung quanh. Nó có thể là một cách hữu ích để đối phó với một sự thèm muốn cho đến khi nó đi qua. Thêm vào đó, làm việc tốt có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, như giảm căng thẳng. Kiểm soát căng thẳng là một phần quan trọng của việc bỏ hút thuốc.
Kiên trì và không bỏ cuộc: Làm bất cứ điều gì để đánh bại cơn thèm thuốc lá. Tiếp tục thử và phối hợp những cách khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy cách nào phù hợp nhất cho bạn. Đừng hút thuốc. Thậm chí không hút dù chỉ một hơi.
Video đang HOT
Thấy lưỡi có 6 dấu hiệu này, cần đi gặp bác sĩ ngay!
Cái lưỡi không chỉ biết nói những điều bạn biết, mà ngay cả những điều bạn chưa biết về sức khỏe của mình, lưỡi cũng có thể nói ra!
Cần đi gặp bác sĩ nếu có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của lưỡi, hoặc đau kéo dài hơn một vài ngày - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Lưỡi của người khỏe mạnh thường có màu hồng, với lớp phủ màu trắng mỏng và được bao phủ bởi nhiều gai nhỏ mịn.
Cần đi gặp bác sĩ nếu có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của lưỡi, hoặc đau kéo dài hơn một vài ngày, theo Cleveland Clinic.
Tiến sĩ Daniel Allan, bác sĩ từ Trung tâm Y tế Gia đình Cleveland Clinic (Mỹ), giải mã những dấu hiệu ở lưỡi.
1. Lưỡi có lớp phủ màu trắng hoặc đốm trắng
Lưỡi có màu trắng hoặc đốm trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh Leukoplakia.
Đây là bệnh mà các tế bào trong miệng phát triển quá mức, dẫn đến các mảng trắng trên lưỡi và bên trong miệng. Người hút thuốc lá thường mắc bệnh này.
Mặc dù bệnh Leukoplakia không nguy hiểm, nhưng điều nguy hiểm là bệnh này có thể dẫn đến ung thư.
Nếu gặp những dấu hiệu của bệnh này, nên đi gặp bác sĩ.
Mảng trắng còn là dấu hiệu của nấm miệng.
2. Lưỡi màu đỏ
Lưỡi đỏ có thể là dấu hiệu của:
Suy tim
Bệnh nhân suy tim có lưỡi đỏ hơn với lớp phủ màu vàng.
Thành phần và số lượng vi khuẩn ở bệnh nhân suy tim cũng khác so với người không bệnh.
Nghiên cứu mới cho thấy hệ vi khuẩn ở lưỡi có thể giúp phát hiện, chẩn đoán và theo dõi lâu dài bệnh nhân suy tim.
Sốt ban đỏ
Đây là bệnh nhiễm trùng khiến lưỡi có hình dạng giống như quả dâu tây - đỏ và sần sùi. Nếu bị sốt cao, đau họng và lưỡi đỏ, cần đi khám ngay, bác sĩ Allan cảnh báo.
Bệnh Kawasaki
Bệnh này cũng có thể khiến lưỡi có hình dạng giống quả dâu tây. Thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và kèm theo sốt cao. Bác sĩ Allan khuyến cáo đây là bệnh nghiêm trọng cần đi khám ngay lập tức, theo Cleveland Clinic.
Lưỡi đỏ còn cơ thể do thiếu vitamin B12 hoặc a xít folic.
3. Lưỡi màu đen
Ở một số người, gai lưỡi nhô lên cao hơn bình thường. Vi khuẩn phát triển ở những gai này, làm chúng trông sẫm màu hoặc đen trông giống như lông, tiến sĩ Allan nói. Nhưng bệnh này không nghiêm trọng.
Trong một số ít trường hợp, lưỡi đen có thể do bệnh tiểu đường hoặc HIV, do dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị.
4. Lưỡi màu tím
Lưỡi có thể chuyển sang màu tím do lưu thông máu kém hoặc bệnh tim, theo Medical Today.
Lưỡi màu tím cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki. Đây là bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây viêm mạch máu, cần phải đi khám ngay.
5. Lưỡi màu xanh da trời
Lưỡi có màu xanh có thể chỉ ra thiếu ô xy trong máu. Nguyên nhân có thể do:
Thiếu ô xy từ phổi
Rối loạn về máu
Bệnh về mạch máu
Bệnh thận
Nồng độ ô xy trong máu thấp là nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, theo Medical Today.
Lưỡi xanh cũng có thể do bệnh chàm.
6. Lưỡi bị đau hoặc sần sùi
Những vết sưng đau trên lưỡi có thể là do:
Loét
Bác sĩ Allan nói rằng nhiều người thỉnh thoảng vẫn bị loét lưỡi. Thường là do căng thẳng. Các vết loét thường lành mà không cần điều trị trong vòng 1 - 2 tuần.
Ung thư miệng
Một khối u hoặc loét ở lưỡi không khỏi trong vòng 2 tuần có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.
Bác sĩ Allan lưu ý rằng nhiều bệnh ung thư miệng sẽ không bị đau trong giai đoạn đầu, vì vậy đừng nghĩ rằng không đau thì không sao, theo Cleveland Clinic.
Hãy canh chừng cái lưỡi của bạn!
Bác sĩ Allan khuyên mọi người nên kiểm tra lưỡi hằng ngày khi đánh răng. Bất kỳ sự đổi màu, u cục, vết loét hoặc đau nên được theo dõi và đi khám ngay nếu không khỏi trong vòng 2 tuần, theo Cleveland Clinic.
Cô đơn làm tăng nguy cơ hút thuốc và khó bỏ Các khoa học Anh phát hiện cô đơn trong thời gian dài dễ khiến người ta tập tành hút thuốc, hút thường xuyên và cũng khó cai hơn. Ảnh: Daily Mail Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bristol giải thích rằng gien của chúng ta ảnh hưởng tới mức độ ăn ngủ, "nhậu nhẹt" và hút thuốc cũng như nhiều hành vi thường...