Vượt dịch Covid-19, HDBank ân hạn vốn gốc lên tới 24 tháng
Nhằm giảm áp lực trả nợ gốc thời gian đầu cho khách hàng bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19, HDBank triển khai chương trình “An tâm vay – Tích lũy ngay” giúp khách hàng được ân hạn vốn gốc lên đến 24 tháng, áp dụng cho nhiều mục đích vay, với lãi suất ưu đãi chỉ từ 8%/năm.
Chương trình “An tâm vay – Tích lũy ngay” của HDBank dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ có khoản vay trung, dài hạn, có nhu cầu ân hạn thời gian trả nợ vốn gốc. Tất cả các khoản vay phục vụ nhu cầu mua nhà, mua xe ô tô, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh và nông nghiệp… đủ điều kiện đều được áp dụng chính sách ân hạn của chương trình. Thời gian HDBank cho khách hàng được ân hạn trả nợ gốc tùy theo khoản vay, tối thiểu từ 12 tháng, 18 tháng hoặc lên tới 24 tháng.
Giao dịch tại HDBank
Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng ưu đãi về lãi suất chỉ từ 8%/năm theo các chương trình vay vốn hiện hành HDBank đang triển khai hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch Covid-19.
Với chương trình “giãn cách” thời gian trả vốn gốc, HDBank góp phần giảm áp lực trả nợ cho khách hàng khi thu nhập bị ảnh hưởng, tạo điều kiện tích lũy tài sản và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của khách hàng.
Hưởng ứng chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, cùng chung tay “đánh bay COVID”, góp phần giảm đau kinh tế, ngay từ đầu mùa dịch, HDBank cũng đã nhanh chóng triển khai nhiều chương trình ứng phó, linh hoạt hỗ trợ khách hàng với hàng loạt giải pháp miễn, giảm phí, lãi suất… Bên cạnh đó là các gói ưu đãi tín dụng có tổng giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng dành cho nhiều mục đích vay phục vụ khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cá nhân…, tiếp sức các bên khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra và tiếp tục ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Video đang HOT
Gần nhất ngày 21/4/2020, HDBank đã đưa ra các gói vốn ưu đãi, tổng hạn mức 10.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 2%-4,5%. Đồng thời, HDBank chủ động giảm phí trả nợ trước hạn và miễn phí cam kết rút vốn dành cho khách hàng với thủ tục phê duyệt hồ sơ v vay đơn giản, nhanh chóng.
Song song với chương trình ưu đãi, HDBank còn cung cấp tiện ích App HDBank – Ứng dụng ngân hàng số hiện đại sử dụng trên điện thoại thông minh với nhiều cải tiến, tiện ích ưu đãi dành cho khách hàng, tăng cường giao dịch ứng dụng công nghệ số, bảo mật và an toàn sức khỏe, giúp khách hàng có thể giao dịch từ xa, giảm thiểu sử dụng tiền mặt trong mùa dịch, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
An Nguyên
Nhóm ngân hàng tạo áp lực, chứng khoán mất điểm đầu tuần
Đóng cửa phiên giao dịch 27/4, VN-Index dừng ở 771 điểm, giảm 0,8%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt xu hướng điều chỉnh của thị trường hôm nay.
Trong phiên giao dịch đầu tuần 27/4, thị trường chứng khoán trong nước tăng mạnh ngay đầu phiên nhưng thất bại trước ngưỡng 785 điểm. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index dừng ở 771 điểm, giảm 0,8%. Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,6% trong khi UPCoM-Index ngược chiều tăng 0,6%.
Tuy VN-Index đi xuống nhưng độ rộng thị trường vẫn tích cực khi tỷ lệ mã tăng - giảm trên sàn HoSE là 186-175 nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tăng điểm. Ngược lại, áp lực bán với nhóm bluechip mạnh khiến trong rổ VN30 hôm nay, chỉ có 4 mã tăng trong khi 24 mã giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt xu hướng điều chỉnh của thị trường trong bối cảnh báo cáo kết quả kinh doanh quý I của nhiều nhà băng cho thấy dấu hiệu nợ xấu tăng do tác động của Covid-19.
Hai mã tạo áp lực tiêu cực nhất lên VN-Index phiên 27/4 là VCB (Vietcombank) và BID (BIDV) cùng giảm 3%. Các cổ phiếu ngân hàng khác như CTG (Vietinbank), MBB (MBBank), TCB (Techcombank), HDB (HDBank), STB (Sacombank), EIB (Eximbank) đều đóng phiên trong sắc đỏ. Riêng VPB (VPBank) ngược dòng tăng 2%.
Diễn biến của chỉ số VN-Index và VN30-Index phiên giao dịch 27/4. Ảnh: SSI.
Ở phía ngược lại, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp và thủy sản diễn biến tích cực hơn thị trường chung.
Các mã KBC (Kinh Bắc), ITA (Tân Tạo) tăng trần trước kỳ vọng xu hướng đầu tư FDI tăng trưởng sau khi kết thúc dịch Covid-19. VHC (Vĩnh Hoàn) tăng hết biên độ, MPC (Minh Phú) tăng 8%, HVG (Hùng Vương) tăng 6% sau thông tin Mỹ giảm thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam.
Giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường tăng nhẹ lên mức 4.250 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực trong phiên giảm điểm hôm nay. Khối ngoại lại có thêm một phiên bán ròng với giá trị 469 tỷ trên toàn thị trường. Hai mã bị khối ngoại xả hàng nhiều nhất là VCB (107 tỷ) và VPB (83 tỷ).
Theo phân tích kỹ thuật của KBSV, thị trường chứng khoán trong nước vẫn dao động ở vùng trung tính với những phiên tăng, giảm đan xen.
"Khả năng tiếp tục đi lên dù chưa bị phủ nhận nhưng cơ hội không thật sự rõ ràng khi thị trường đang chịu áp lực bán khá lớn ở vùng giá cao. Nếu hiện tượng tăng điểm với xung lực yếu tiếp tục diễn ra, kịch bản điều chỉnh sẽ sớm quay trở lại", chuyên gia của công ty dự báo.
Theo báo cáo của MBS, thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý I nên hiện tượng phân hóa là điều bình thường.
"Tuần trước nhóm vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt chỉ số, hôm nay nhóm này bị chốt lời để dòng tiền đến với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ không nằm ngoài dự kiến. Thị trường sẽ có sự phân hóa trong quá trình phục hồi. Trong các phiên tăng, không phải đồng loạt các cổ phiếu sẽ cùng tăng như trước", bản tin của công ty nhận định.
Với chứng khoán châu Á hôm nay, các chỉ số đại diện thị trường Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản đồng loạt tăng điểm 1,8-2,7%. Ngược lại, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Component của Trung Quốc giảm 0,3%.
Việt Đức
Lãi suất cho vay ngắn hạn giảm chỉ còn 6,5%/năm Mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chỉ 6,5%/năm đối với vay ngắn hạn và 7%/năm đối với vay dài hạn được xem là cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. Vietcombank đã chính thức triển khai gói tín dụng với quy mô lên tới 26.000 tỉ đồng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)....