Vượt Apple, Huawei thành hãng smartphone lớn thứ 2 thế giới
Theo thống kê của Counterpoint Research, Huawei đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới.
Cụ thể, công ty Trung Quốc bán được 238,5 triệu smartphone trên toàn cầu trong năm 2019, thị phần đạt 16%. Đứng thứ nhất vẫn là Samsung với doanh số 296,5 triệu sản phẩm, chiếm 20% thị phần. Apple bị đẩy xuống thứ 3 với 196,2 triệu thiết bị, tương đương thị phần 13%. Lưu ý thống kê của Huawei bao gồm doanh số của thương hiệu con Honor.
2 cái tên đứng thứ 4, 5 là Xiaomi và Oppo với doanh số lần lượt 124,5 triệu và 119,8 triệu smartphone, tương đương 8% thị phần. 5 nhà sản xuất này chiếm 66% thị phần smartphone toàn cầu trong năm qua.
Thị trường smartphone quý IV/2019 và cả năm 2019.
Tổng kết lại, doanh số smartphone trong năm 2019 đạt 1,48 tỷ chiếc, giảm 1% so với năm ngoái.
Video đang HOT
Ngay cả khi chịu sức ép hạn chế thương mại từ Mỹ và bị Google tước giấy phép sử dụng Android, Huawei vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với thị phần tại Trung Quốc đạt 40%. Đây cũng là thị trường chiếm 60% doanh số smartphone của Huawei. Dù vậy, việc không trang bị dịch vụ Google có thể khiến người dùng quốc tế e ngại khi chọn mua sản phẩm từ thương hiệu này.
Tính riêng quý IV/2019, có 408 triệu smartphone được bán ra trên toàn cầu. Apple là cái tên đứng đầu với doanh số iPhone đạt 72,9 triệu chiếc, chiếm 18% thị phần. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm Táo khuyết mới trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới trong một quý.
Theo 9to5Google, những nâng cấp đáng giá trên dòng iPhone 11 là yếu tố thu hút khách hàng lựa chọn iPhone trong mùa mua sắm cuối năm. Mới đây, Táo khuyết đã yêu cầu các nhà cung ứng tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Với việc iPhone 9 giá rẻ sắp ra mắt vào tháng 3, 2020 sẽ là một năm thú vị của Apple.
Theo sau Apple là Samsung với 70 triệu smartphone bán ra trong quý IV/2019, chiếm 17% thị phần. Còn với Huawei, tập đoàn Trung Quốc đã bán được 56 triệu smartphone (thị phần 14%), con số ấn tượng mặc cho việc phải chịu lệnh trừng phạt nặng nề từ chính phủ Mỹ.
Nhiều thiết bị của Huawei, trong đó có smartphone gập Mate X, chưa thể bán ra quốc tế do không được cấp phép trang bị ứng dụng của Google.
Trước đó vào ngày 29/1, Apple đã báo cáo doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quý IV/2019, đẩy giá cổ phiếu lên mức cao chưa từng có. Trong khi iPhone tiếp tục mang về doanh thu nhiều nhất, mảng thiết bị đeo và dịch vụ cũng chứng kiến mức tăng trưởng cao. Trái ngược với Apple, lợi nhuận của Samsung trong quý trước giảm mạnh vì sự đình trệ của mảng chip bán dẫn.
Dự đoán thị trường smartphone năm 2020 sẽ rất sôi động với hàng loạt thiết bị 5G được trình làng. Trong tháng 2, công ty Hàn Quốc sẽ giới thiệu các mẫu smartphone chủ lực đầu tiên của mình trong năm mới, bao gồm dòng máy cao cấp Galaxy S20 và mẫu smartphone màn hình gập có tên Galaxy Z Flip.
Còn với Huawei, nếu tiếp tục chịu sức ép dưới lệnh cấm từ Mỹ và không được Google cấp phép sử dụng Android, thị phần của công ty này tại các nước Tây Âu sẽ gần như bằng 0, theo dự đoán của nhà phân tích Morgan Stanley.
Tuy nhiên, ngành smartphone đầu năm nay có thể ảnh hưởng bởi sự bùng phát của virus viêm phổi cấp chủng corona mới tại Trung Quốc đang diễn biến hết sức khó lường. Theo Nikkei Asian Review, chuỗi cung ứng linh kiện cho Apple lo ngại quá trình sản xuất iPhone 9 – mẫu smartphone sắp ra mắt có thể bị gián đoạn bởi chủng virus mới.
Theo Zing
Ấn Độ vượt Mỹ thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới
Với quy mô dân số lớn, việc Mỹ tụt lại sau Ấn Độ trong cuộc đua quy mô thị trường smartphone không phải điều quá ngạc nhiên.
Nhiều năm trước, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn nhất trên thế giới, song đến nay, Mỹ thậm chí còn không giữ được vị trí số hai. Counterpoint Research theo đó cho biết Ấn Độ đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới với 158 triệu đơn vị điện thoại tiêu thụ trong năm 2019.
Các thương hiệu Trung Quốc là động lực thúc đẩy tăng trưởng ở Ấn Độ. (Ảnh: Getty)
Tăng trưởng này đến từ số lượng lớn các thiết bị smartphone có giá thành phải chăng đến từ Trung Quốc. Theo đó, 72% số lượng điện thoại được bán ở Ấn Độ trong năm 2019 đến từ những cái tên như Xiaomi, Vivo, Realme và OPPO.
Điều này không đồng nghĩa với việc các thương hiệu không đến từ Trung Quốc không thành công, song kết quả có nhiều chiều hướng khác nhau. Apple tăng trưởng khá nhanh vào thời điểm cuối năm 2019 nhờ giá thành tốt của iPhone 11. Samsung trong khi đó gần như đi ngang cùng thời điểm và nhìn tổng thể cả năm 2019 lại chứng kiến mức giảm 5%, theo Engadget.
Thực tế, với dân số lớn và tiềm năng đến từ thị trường đang phát triển nơi nhiều người ưu tiên những thương hiệu giá rẻ, việc quy mô thị trường Ấn Độ vượt Mỹ không phải một thực tế quá ngạc nhiên. Song xu hướng này chắc chắn sẽ khiến nhiều thương hiệu phải ưu tiên thị trường Ấn Độ hơn trong thời gian tới.
Theo Sao Star
Nhìn hiệu quả của cặp Huawei - Leica, liệu Xiaomi sẽ theo chân và hợp tác với Nikon, Canon, Hasselblad? Xiaomi sẽ hợp tác với một thương hiệu máy ảnh chuyên nghiệp để nâng chất lượng camera cho smarphone? Smartphone đã trở thành máy ảnh chính cho nhiều người. Trên thực tế, camera của chúng đã phát triển rất nhiều so với quá khứ. Mỗi khi chất lượng hình ảnh và video của smartphone được nâng lên đều có sự đóng góp của...