Vượt 70.000 ứng viên, n.ữ sin.h Việt trúng tuyển vào làm việc trong Chính phủ Úc
Tốt nghiệp xuất sắc Đại học Wollongong, Nguyễn Thuỳ Linh trúng tuyển vào làm việc trong Chính phủ Úc dù không mang quốc tịch nước này.
Nguyễn Thuỳ Linh (sinh 2001 tại Hải Dương) vượt qua kỳ thi tuyển khó nhất với hơn 70.000 bộ hồ sơ và để được vào làm việc tại Bộ Biến đổi khí hậu, năng lượng, môi trường và nước thuộc Chính phủ Úc.
Nguyễn Thùy Linh (Ảnh: NVCC)
Từng bị mắng “chẳng biết gì”
Nguyễn Thuỳ Linh từng là thủ khoa đầu vào chuyên Anh, trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Suốt những năm tháng phổ thông, với niềm đam mê ngoại ngữ, cô nàng giành loạt thành tích nổi bật: huy chương đồng kỳ thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ 2018 và 2019; huy chương bạc cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp quốc gia.
Năm 2019, nhận được học bổng 50% từ Đại học Wollongong (Úc), Thùy Linh không ngần ngại theo đuổi ước mơ du học tại xứ sở chuột túi.
Dù có nền tảng ngoại ngữ vững vàng, nhưng ngay khi đặt chân đến Úc, cô nàng vẫn gặp khó khăn lớn trong việc nghe hiểu tiếng Anh của người bản xứ.
“Ngữ điệu của người Úc khá khác so với những gì chúng ta thường nghe và học ở Việt Nam. Chưa kể, họ còn sử dụng rất nhiều từ lóng và thường rút gọn từ tối đa”, Thùy Linh chia sẻ. Để thích nghi, cô nàng tập bắt chước giọng người Úc, sử dụng những từ vựng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, nhờ đó dần cải thiện kỹ năng nghe và nói một cách tự nhiên.
Linh từng gặp rào cản ngôn ngữ thời gian đầu sang Úc. (Ảnh: NVCC)
Ngoài rào cản ngôn ngữ, n.ữ sin.h còn gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Linh nói, ở Việt Nam, bản thân chỉ tập trung vào việc học, thỉnh thoảng dạy thêm gia sư, chưa từng làm các công việc tay chân. Ở nơi xứ người, để tự lo cho bản thân, cô nàng không ngần ngại bắt đầu từ những việc như chạy bàn, rửa bát, bán quần áo.
“Em vẫn nhớ như in ngày đầu tiên đi làm, khi bị mắng là ‘tờ giấy trắng, chẳng biết gì’. Nhưng chính những công việc dù vất vả ấy đã rèn giũa em trở nên mạnh mẽ hơn, kiên trì hơn và luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách”, 10X chia sẻ.
Trong quá trình học tập tại Đại học Wollongong, Thuỳ Linh lọt top 5% sinh viên điểm GPA cao nhất khoa Kinh doanh và Luật (đạt 90/100 điểm), tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc. Bên cạnh thành tích học thuật, 10X còn giữ vai trò lãnh đạo câu lạc bộ của trường. Câu lạc bộ này thường tổ chức các lớp ôn thi cho sinh viên trong khoa về định hướng học tập cho các bạn mới vào trường.
Ngoài việc học, 10X chia quỹ thời gian cho việc dạy IELTS. Được biết, ngay từ những năm đại học, tận dụng vốn ngoại ngữ với IELTS 8.0, Thuỳ Linh cùng chị gái ruột (cựu sinh viên Đại học Ngoại thương) mở lớp học online để giúp đỡ các bạn mất gốc. “ Tới nay, các lớp online nhỏ của em và gái đã giúp đỡ được nhiều bạn từ mất gốc đạt mục tiêu từ 6.5 ” , 10X tự hào nói.
Trong thời gian rảnh, Thùy Linh lựa chọn chơi thể thao để cân bằng nhịp sống. Khi còn là học sinh trường chuyên Nguyễn Trãi, cô đã có niềm đam mê đặc biệt với cầu lông.
Khi du học tại Úc, đặc biệt ở Sydney – nơi phong trào cầu lông phát triển mạnh, Linh quyết định tham gia câu lạc bộ cầu lông. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, cô nàng nhiều lần giành huy chương vàng.
Video đang HOT
N.ữ sin.h việt lọt top 5% sinh viên xuất sắc nhất khoa Kinh doanh và Luật, Đại học Wollongong. (Ảnh: NVCC)
Vượt kỳ thi khó nhất, trúng tuyển cơ quan Chính phủ Úc
Con đường đưa n.ữ sin.h Hải Dương đến với cơ quan Chính phủ Úc thông qua chương trình New South Wales Graduate Program – một trong những chương trình tuyển sinh viên sau tốt nghiệp có mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất tại nước này.
Khi còn ở trường đại học, cô nàng thường nghe mọi người nhắc nhiều về môi trường làm việc trong Chính phủ. Thùy Linh gọi đây là “môi trường làm việc trong mơ”, không chỉ bởi cơ chế đãi ngộ cao, mà còn bởi thời gian làm việc ngắn, 35 tiếng/tuần, thay vì 38 đến hơn 40 tiếng/tuần như nhân viên văn phòng.
“Tuy nhiên, Chính phủ Úc thường sẽ chỉ nhận những ai có quốc tịch Úc và New Zealand, còn cánh cửa dành cho người ngoại quốc là rất hẹp, em băn khoăn khi đăng ký dự tuyển”, 10X nói.
Sau 5 tháng thi cử và 3 vòng phỏng vấn, n.ữ sin.h Việt vượt qua hơn 70.000 hồ sơ và để được trao cơ hội làm việc ở Bộ Biến đổi khí hậu, năng lượng, môi trường và nước.
“Được làm việc tại môi trường này vừa là cơ hội, nhưng cũng đan xen nhiều thách thức, làm sao để hoà nhập và tự tin trong công việc”, cô gái trẻ trải lòng.
Sau Bộ Biến đổi khí hậu, năng lượng, môi trường và nước, Thùy Linh hiện chuyển về làm việc tại Bộ Kiểm toán của bang New South Wales.
Theo 10X, do bận tâm và lo lắng về những điểm yếu mà đôi khi quên đi mất bản thân có nhiều điểm mạnh về tư duy, khả năng phân tích, sự chăm chỉ cũng như chỉn chu trong công việc. Sau cùng, Linh nhận ra sự hiệu quả mới là yếu tố hàng đầu để đán.h giá nhân viên chứ không tập trung vào ngôn ngữ hay quốc tịch.
Thuỳ Linh khuyến khích các hậu bối hãy trải nghiệm thật nhiều công việc khác nhau để có sự đa dạng trong kinh nghiệm và các kỹ năng. Sau đó, hãy đem những câu chuyện từng trải qua, chinh phục các vòng thi của chương trình New South Wales Graduate Program – chương trình mà cô nàng đán.h giá là chất lượng về cơ hội làm việc trong Chính phủ Úc.
“Mặc dù các vị trí trong Chính phủ thường yêu cầu quốc tịch, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ cho sinh viên quốc tế, nên chỉ cần các bạn tự tin về kỹ năng, có những dự án cụ thể để chứng minh và luôn kiên trì thì cơ hội sẽ mỉm cười”, Thuỳ Linh nói.
Trong tương lai, cô gái trẻ đặt mục tiêu nâng cao kiến thức để tiến xa hơn trong công việc. 10X cũng ấp ủ dự định học lên thạc sĩ và tập trung phát triển các lớp học IELTS, giúp đỡ được nhiều bạn trẻ hơn nữa trên hành trình chữa mất gốc, chinh phục tiếng Anh.
N.ữ sin.h trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
Với sự giúp đỡ của báo chí, vụ việc gây chấn động dư luận và buộc chính quyền phải vào cuộc điều tra.
Năm 2004, Trần Xuân Tú, một cô gái 20 tuổ.i ở Trung Quốc bước vào kỳ thi đại học đầy tự tin. Tuy nhiên, sau kỳ thi, cô không nhận được giấy báo trúng tuyển.
Tin rằng mình đã trượt, Trần Xuân Tú chán nản rời quê, một mình đi làm thuê cách nhà hàng trăm km ở Yên Đài.
Mãi đến năm 2020, khi tham gia kỳ thi đại học dành cho người trưởng thành, Xuân Tú bất ngờ phát hiện trên hệ thống học bạ trực tuyến rằng: Cô từng có tên trong hồ sơ sinh viên của Đại học Công nghệ Sơn Đông, chuyên ngành Kinh tế Quốc tế và Thương mại.
Thông tin cá nhân và địa chỉ đều đúng nhưng ảnh trên hồ sơ lại là một cô gái xa lạ. Lúc này, Trần Xuân Tú mới ngỡ ngàng nhận ra: Năm đó cô thực sự đã đỗ đại học, nhưng lại bị người khác giả mạo danh tính để chiếm đoạt suất học.
Suốt 16 năm, nỗi tiếc nuối vì không được học đại học luôn đeo bám Xuân Tú. Sau khi kết hôn, cô quyết tâm thi lại để thực hiện giấc mơ còn dang dở. Trước đó, Xuân Tú đã phải chịu đủ sự khinh miệt và khó khăn vì không có bằng cấp.
"Người khổ công học hành là tôi, người hưởng thành quả lại là người khác", Xuân Tú bức xúc chia sẻ. Hành vi giả mạo này không chỉ đán.h cắp danh tính và thành tích, mà còn cướp đi cả tương lai mà Trần Xuân Tú đáng lẽ được hưởng.
Cô thề sẽ đòi lại công bằng cho mình. Nhưng liệu sau nhiều năm, cô có thể tìm lại tấm bằng đại học đã bị đán.h cắp và một lần nữa bước vào cánh cổng trường đại học? Và trong những năm ấy, cuộc đời cô đã rẽ sang hướng nào?
Trần Xuân Tú bị đán.h cắp danh tính suốt nhiều năm.
1. Giấc mơ đại học tan vỡ
Trần Xuân Tú sinh năm 1984 tại một gia đình nông dân nghèo ở huyện Quan, thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông. Để nuôi con ăn học, cha mẹ cô đã phải bán hết mọi thứ giá trị trong nhà, chỉ mong cô có thể thoát nghèo và thay đổi số phận.
Xuân Tú không phụ lòng cha mẹ, từ nhỏ cô đã chăm chỉ và học giỏi. Vì hoàn cảnh khó khăn, cô chỉ ăn cơm với dưa muối suốt ba năm trung học, áo quần cũ mòn vẫn không dám mua mới. Để tiết kiệm ít tiề.n, cô thường xuyên đi bộ hàng giờ qua những con đường núi thay vì bắt xe buýt về quê.
Thầy cô từng nhận xét Xuân Tú là một học sinh giản dị và kiên cường.
Năm 2004, cô bước vào kỳ thi đại học với sự háo hức và tự tin. Sau khi thi xong, Xuân Tú còn nói với cha mẹ: "Yên tâm đi, con làm bài khá tốt, chắc chắn sẽ được vào đại học".
Với số điểm 546, cô chỉ thiếu 3 điểm để đạt ngưỡng đại học hệ chính quy của tỉnh Sơn Đông nhưng vượt 27 điểm so với chuẩn cao đẳng. Dù không đạt kỳ vọng, việc vào một trường cao đẳng vẫn hoàn toàn khả thi.
Cô nộp nguyện vọng vào Đại học Công nghệ Sơn Đông và một số trường khác ở Thượng Hải. Vì nhà nghèo không có điện thoại, cô ghi địa chỉ nhận giấy báo trúng tuyển nhờ tại nhà hàng xóm.
Suốt mùa hè, cô vừa giúp cha mẹ làm nông vừa chờ đợi giấy báo. Nhưng dù hỏi thăm hàng xóm nhiều lần, giấy báo trúng tuyển vẫn không thấy đâu.
Đến tháng 10, khi các bạn cùng lớp đã nhập học, Xuân Tú không nhận được gì. Cô tin rằng mình đã thất bại.
Sự thất vọng khiến Xuân Tú nhốt mình trong phòng, không ăn uống. Mặc cha mẹ khuyên bảo ôn thi lại, cô kiên quyết từ chối vì không muốn làm gia đình thêm gánh nặng.
Sau đó, cô gói ghém hành lý, rời quê lên Yên Đài làm công nhân.
2. Cuộc đời bị đán.h cắp
Đó là lần đầu tiên Xuân Tú đi xa nhà. Đứng giữa phố phường đông đúc, cô cảm thấy lạc lõng và bất lực. Không bằng cấp, không quan hệ, cô thậm chí không đủ tiề.n thuê một phòng trọ rẻ nhất.
Skip
Cô tìm được việc trong một nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh, nơi cung cấp chỗ ăn ở cho công nhân. Làm việc trong môi trường lạnh giá, đôi tay cô bị nứt nẻ, đỏ rộp, mỗi khi đông đến lại đau nhức.
Cuộc sống mưu sinh với đồng lương ít ỏi khiến cô thường hồi tưởng về thời đi học, nhưng những ký ức ấy chỉ làm cô thêm tủi thân. Bạn bè giờ đã là sinh viên đại học, còn cô là một công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất.
Sau nhiều năm bôn ba, cô kết hôn với Lý Tuấn Vĩ, một người bạn học cũ cũng từng trượt đại học. Họ tìm thấy sự đồng cảm và bắt đầu cuộc sống giản dị bên nhau. Được chồng ủng hộ, Xuân Tú đã đăng ký thi đại học dành cho người trưởng thành vào năm 2019 và đỗ Đại học Sư phạm Khúc Phụ hệ đào tạo từ xa.
Nào ngờ, vào tháng 5/2020, khi kiểm tra thông tin trên hệ thống, cô phát hiện mình đã từng học tại Đại học Công nghệ Sơn Đông từ năm 2004 đến 2007. Thông tin hoàn toàn khớp với cô, trừ bức ảnh của một cô gái lạ.
Sự thật dần lộ diện: Xuân Tú đã bị một người tên Trần Diễm Bình giả mạo để đi học thay. Trần Diễm Bình chính là bạn thời trung học của Xuân Tú.
Năm 2004, Trần Diễm Bình thi đại học chỉ được 303/750 điểm. Bố của cô ta, một quan chức địa phương đã chi 2.000 NDT (khoảng 6,8 triệu đồng) để mua hồ sơ giả của Trần Xuân Tú qua một người trung gian. Ông ta cấu kết với trưởng phòng tuyển sinh huyện Quan để làm giả giấy tờ.
Tháng 9/2004, Trần Diễm Bình nhận được thông báo trúng tuyển hệ cao đẳng của Đại học Công nghệ Sơn Đông, cũng chính là suất học đáng nhẽ ra Xuân Tú được hưởng.
Đến tháng 7/2007, sau khi tốt nghiệp, cô ta tiếp tục làm giả sổ hộ khẩu tên Trần Xuân Tú. 3 tháng sau, tham gia kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã, Diễm Bình may mắn trúng tuyển. Suốt 12 năm công tác tại đây, Trần Diễm Bình không dám để lộ tên thật.
Khi Xuân Tú tìm đến Đại học Công nghệ Sơn Đông để điều tra. Nhà trường cũng đã thừa nhận rằng vào năm 2004, Trần Diễm Bình đã sử dụng thông tin giả để nhập học.
Với sự giúp đỡ của báo chí, vụ việc gây chấn động dư luận và buộc chính quyền phải vào cuộc điều tra. Cuối cùng, Trần Diễm Bình bị cách chức, tước bằng cấp, và các cá nhân liên quan bị xử lý nghiêm khắc.
Tổng cộng 46 người liên quan đã bị cảnh sát điều tra, bắt giữ và trừng phạt theo quy định pháp luật.
3. Công lý muộn màng
Sau 16 năm, Xuân Tú được phép nhập học lại. Nhưng quãng thời gian đán.h mất không thể nào bù đắp. Cô từng nói: "Công lý đến muộn không còn là công lý. Ai sẽ trả lại cho tôi những năm tháng đã mất?".
Sự việc của Xuân Tú là một lời nhắc nhở đau lòng về giá trị của công bằng trong giáo dục và những hệ lụy của sự bất công.
10X học song trường chuyên Ngữ và Nhạc viện, giành học bổng Mỹ 8,6 tỷ đồng Lê Hoàng Tiên (sinh năm 2007) vừa trúng tuyển vào Vassar College, một trong những trường đại học khai phóng hàng đầu nước Mỹ với học bổng 8,6 tỷ đồng "Trong đợt xét tuyển sớm, em nộp đơn vào 8 trường đại học Mỹ. Vassar College là trường đầu tiên thông báo kết quả và cũng là ngôi trường em yêu thích nhất....