Vướng lao lý vì phá thai trái phép
Ngô Thị Lệ Trinh, 37 tuổi, tốt nghiệp trung học nganh y, nhận phá thai ở tháng thứ 7 khiên ngươi phu nư tư vong, nên phai hâu toa.
Theo bản án sơ thẩm của TAND quận 12, Trinh tốt nghiệp ngành hộ sinh Trung học Y tế Trà Vinh. Năm 2015, cô hợp tác với bác sĩ Lưu Minh Phúc mở phòng khám sản phụ khoa trên đường Nguyễn Văn Quá, quận 12, do ông có đủ điều kiện xin giấy phép hoạt động và đứng tên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hàng ngày, phòng khám chỉ có Trinh khám chữa bệnh, còn ông Phúc một tuần đến một lần và được trả công mỗi tháng 8 triệu đồng.
Tối 23/1/2019, Trinh nhận cuộc gọi của người đàn ông, cho biết có người cần phá thai gấp, nên nói đưa đến phòng khám kiểm tra. Gần hai tiếng sau, chị Lê đi xe ôm đến trong tình trạng đau bụng và ra máu, hồ sơ thể hiện đang mang thai tháng thứ 7, từng đến khám ở Bệnh viện Từ Dũ và được bác sĩ yêu cầu tái khám vào ngày mai. Trinh nói chị Lê chờ đến hôm sau đi tái khám như đề nghị của bác sĩ nhưng chị này không đồng ý, muốn ở lại phòng khám để phá thai. Nữ hộ sinh đồng ý.
Bị cáo Trinh tại tòa hôm nay. Ảnh: Bình Nguyên.
Video đang HOT
Tối hôm sau, chị Lê tiếp tục bị đau bụng, ra máu nên Trinh cho thai phụ uống 1/2 viên thuốc phá thai.
Rạng sáng 25/1/2019, chị Lê đau bụng, ra nhiều máu nên Trinh truyền dịch để chống mất nước và giúp đẩy thai ra ngoài. Một tiếng sau thai nhi được lấy ra, sản phụ nôn ói, khó thở… nên Trinh hô hấp nhân tạo rồi gọi taxi đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, chị Lê tử vong trước khi đến bệnh viện do băng huyết.
Tại cơ quan điều tra, Trinh thừa nhận toàn bộ hành vi. Ông Phúc không được Trinh báo về trường hợp bệnh nhân này hoặc trực tiếp khám chữa bệnh nên cơ quan điều tra không có căn cứ xử lý hình sự.
Trinh đồng ý bồi thường cho gia đình chị Lê 80 triệu đồng và cấp dưỡng cho con nạn nhân 4 triệu đồng mỗi tháng đến lúc trưởng thành; ông Phúc hỗ trợ 50 triệu đồng.
Hồi tháng 5, TAND quận 12 tuyên phạt Trinh 1 năm 6 tháng tù về tội Phá thai trái phép. Bị cáo kháng cáo xin hưởng án treo để có điều kiện đi làm có tiền cấp dưỡng cho con bị hại.
Ngày 17/8, TAND TP HCM xử phúc thẩm, cho rằng bị cáo không có trình độ chuyên môn và không được phép hành nghề khám sản phụ khoa nhưng vì mục đích lợi nhuận vẫn mở phòng khám dẫn đến hậu quả chết người.
Tuy nhiên, bị cáo đã bồi thường cho nạn nhân nhưng cấp sơ thẩm chưa xem xét; có nơi cứ trú rõ ràng; bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt và không truy cứu trách nhiệm hình sự… Từ đó, HĐXX chấp nhận kháng cáo của Trinh, chuyển hình phạt 1 năm 6 tháng tù sang tù treo .
Hà Nội mở rộng khu vực triển khai xe điện 4 bánh vận chuyển khách
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội cho biết đang tổ chức lấy ý kiến xây dựng Đề án Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh.
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội cho biết đang tổ chức lấy ý kiến xây dựng Đề án "Quy định số lượng xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh hoạt động theo khu vực trên địa bàn thành phố phù hợp với kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông".
Trên kết quả nghiên cứu và các quy hoạch liên quan, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội cùng đơn vị tư vấn vừa khảo sát, lập danh sách thêm 8 khu vực có thể triển khai loại hình phương tiện xe chở người 4 bánh sử dụng động cơ điện.
8 khu vực đó là: Vườn quốc gia Ba Vì; Làng cổ Đường Lâm; Chùa Hương; Làng nghề gốm sứ Bát Tràng; Khu du lịch sinh thái xã Hồng Vân - Thường Tín; Thiên Sơn - Suối Ngà; Công viên Yên Sở và Khu du lịch Thác Bạc - Suối Sao.
Để đảm bảo an toàn khi vận hành mô hình này, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đưa ra một số quy chuẩn để quản lý: Về hạ tầng, tuyến đường xe điện hoạt động phải có mặt đường rộng tối thiểu 3,5m, độ dốc dọc dưới 10%. Điểm đầu và cuối tuyến phải có đủ diện tích cho xe quay đầu, đỗ xe bảo đảm an toàn giao thông, có bảng thông tin (tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến...).
Các đơn vị tham gia hoạt động vận tải khách bằng xe điện 4 bánh cần phải đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Các tuyến mở mới cần xây dựng đề án thí điểm gửi Sở thẩm định và phải được sự đồng ý của UBND quận, huyện, thị xã nơi tuyến xe điện đi qua. Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật, phải có hợp đồng lao động và được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về vận tải hành khách, an toàn giao thông.
Đơn vị đăng ký kinh doanh cũng phải đăng ký màu sơn, logo của đơn vị và niêm yết giá cước, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã lên xe để hành khách được biết, có đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn cho hành khách khi phương tiện tham gia giao thông.
Phương tiện vận chuyển phải gắn thiết bị giám sát hành trình, bảo đảm tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông...
Trước đó, Hà Nội đã cho phép xe điện 4 bánh hoạt động trong lòng phố cổ phục vụ du lịch từ tháng 6/2010. Đến nay, toàn thành phố đã có 88 phương tiện thuộc 5 doanh nghiệp khai thác vận hành. Qua thời gian thí điểm, xe điện được đánh giá có hiệu quả cao, mức giá hợp lý, đem đến cảm giác gần gũi, thân quen và bình yên trong lòng du khách khi chiêm ngưỡng phố cổ Hà Nội.
Kết quả khảo sát cho thấy, có tới hơn 67% người được phỏng vấn có nhu cầu sử dụng xe điện làm phương tiện tham quan tại Hà Nội./.
Chi hơn 200 triệu nhờ người đẻ hộ, bố mẹ bắt phá thai ngay khi nhìn ảnh siêu âm con Mang thai hộ là chuyện không quá hiếm gặp ở các nước hiện đại, vậy nhưng không phải ca mang thai hộ nào cũng suôn sẻ và trường hợp của em bé Seraphina Harrell là một ví dụ như vậy. Em bé vẫn được ra đời dù bố mẹ ruột của bé từ chối nhận con. Seraphina Harrell được sinh ra sau khi...