Vườn quốc gia Tà Đùng: Giữ rừng đi đôi với trồng rừng
Bên cạnh việc tăng cường giữ rừng, các cán bộ của Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng còn đề cao việc trồng rừng.
Chính vì vậy, đơn vị này luôn được đánh giá cao trong việc giữ rừng ở tỉnh Đắk Nông.
Những tháng vừa qua, các cán bộ Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng phải huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện tốt nhất các phương án phòng chống cháy rừng hiệu quả. Tùy vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng, đơn vị đã thực hiện việc phát dọn, đốt thực bì, gắn bảng tuyên truyền cấm lửa lên cây rừng, bảng cảnh báo cháy rừng… Bên cạnh đó, đơn vị cũng chủ động trang bị các công cụ, phương tiện, sẵn sàng sử dụng khi có đám cháy xảy ra.
Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng thường xuyên tổ chức trồng và bảo vệ rừng. Ảnh LAM DIỆN
Video đang HOT
Đặc biệt, trong những tháng mùa khô, các tổ, đội phòng chống cháy rừng của đơn vị sẽ tăng cường tuần tra tại các khu vực trọng yếu, khu vực tiếp giáp với vườn rẫy của người dân… để phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.
Để ứng phó tốt với mùa khô năm 2022, cuối năm 2021, Vườn quốc gia Tà Đùng đã tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với Ban chỉ huy gồm: 13 người do Giám đốc Vườn quốc gia làm trưởng ban. Thành lập thêm 5 tổ PCCCR, mỗi tổ gồm có 20 – 60 người, nhằm bố trí, phân bổ lực lượng để kịp thời phát hiện và xử lý các vụ cháy rừng có thể xảy ra trong thời gian nhanh nhất có thể. Các tổ được huấn luyện, đào tạo kỹ năng và trang bị phương tiện, thiết bị về PCCCR, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn định kỳ về PCCCR.
Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng cho biết đơn vị luôn tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ các xã vùng đệm, công an và các đơn vị quản lý rừng, chính quyền cấp xã trong công tác PCCCR. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát rừng, xác định những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, bố trí tổ trực 24/24. Thường xuyên nắm bắt tình hình thời tiết, cấp dự báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm để từ đó có biện pháp đối phó kịp thời. Mặc dù đứng trước những nguy cơ và khó khăn trong công tác PCCCR, nhưng nhờ chủ động trong công tác phòng cháy, trong những năm qua, Vườn quốc gia Tà Đùng không để xảy ra vụ cháy rừng đáng kể nào. Hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm quy định về PCCCR, nhận thức của cộng đồng địa phương ngày càng được nâng cao, hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Bên cạnh việc giữ rừng, ông Khương Thanh Long cũng đề cao vai trò của việc trồng rừng. Vì vậy, trong tháng 5 vừa qua, Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng đã phối hợp các hộ dân trồng gần 1.000 cây xanh quanh trụ sở Vườn quốc gia, đồng thời phối hợp chăm sóc hơn 1.000 cây xanh đã trồng dịp Lễ phát động chương trình 1 tỉ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.
Vườn quốc gia Tà Đùng hiện đang quản lý hơn 21.000 ha rừng ở xã Đắk Som, H.Đắk Glong (Đắk Nông). Trong đó, có khoảng 7.000 ha rừng được xếp vào loại dễ xảy ra cháy. Vì vậy, hằng năm, đơn vị này phải xây dựng kế hoạch chi tiết để huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt các phương án phòng chống cháy rừng.
Bình Định: Thả đàn dê lên núi, chỉ ăn lá cây rừng, đêm tự về chuồng ngủ, lãi nhẹ nhàng 120 triệu/năm
Với mô hình nuôi dê thả trên núi, anh Đoàn Văn Hoài, ở thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Năm 2014, sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi dê, để ý đến đặc điểm dê có thể ăn hầu hết các loại lá cây rừng, anh Hoài đầu tư 70 triệu đồng vào tỉnh Bình Thuận mua 1 con dê đực và 32 con dê cái về nuôi.
Xã Mỹ Chánh Tây có núi với nhiều loại cây bụi thấp và một số hồ nước phù hợp với việc nuôi dê nên anh Hoài đưa dê lên núi chăn thả. Thời gian đầu mới đem về, do sống ở môi trường mới, chưa quen thung thổ và anh Hoài cũng chưa thạo việc chăm sóc nên có tới gần nửa đàn mắc bệnh rồi chết. Không nản chí, anh Hoài lại vay vốn để mua thêm dê về nuôi tiếp.
Thả đàn dê lên núi, chỉ cho ăn lá cây rừng, anh Hoài có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2016, đàn dê của anh phát triển tốt và bắt đầu sinh sản. Tuy nhiên, do không có chuồng trại, sinh sản ở trong rừng nên một số dê con bị thú rừng ăn mất. Sau đó, khi đàn dê sinh trưởng và phát triển ổn định, anh Hoài làm dần chuồng trại theo hướng cuốn chiếu.
Trung bình mỗi năm dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con, dê con nuôi khoảng 8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 25 - 30 kg/con, có thể xuất bán. Hiện nay, đàn dê của anh Hoài đã lên hơn 170 con, gồm 2 loại: Dê Bore và dê Bách Thảo.
Đặc điểm của dê Bore là phát triển tốt, tăng trọng nhanh nhưng chịu nắng kém, còn dê Bách Thảo thì chịu nắng tốt hơn, tất cả đang được nuôi thả theo kiểu bán hoang dã. Ban ngày thì chúng tự đi kiếm ăn trên núi, ban đêm chúng tự tìm về chuồng để ngủ.
Với cách nuôi dê này, thịt dê do anh Hoài cung cấp ít mỡ, vị thơm ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năm qua dù gặp nhiều khó khăn nhưng anh Hoài vẫn lãi được hơn 120 triệu đồng từ việc nuôi dê.
Tỉnh Long An làm điều gì để bảo tồn 2.000 ha khu rừng ngập nước Láng Sen trong mùa khô? Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy cho 2.000ha rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen trong mùa khô là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan quản lý cùng chính quyền tỉnh Long An. Liên quan đến 2.000ha rừng Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, chính quyền tỉnh Long An bàn...