“Chê” khu tái định cư, hơn 40 hộ dân rủ nhau quay về chốn cũ
Từng được bố trí đất và nhà tại khu tái định cư, thế nhưng hơn 40 hộ dân lại quay trở về chỗ ở cũ để sinh sống, chấp nhận cuộc sống không điện, nước sạch, trường học… chỉ để có đất sản xuất.
Bỏ nơi ở mới vì không đủ đất sản xuất
Đầu tháng 12, gia đình chị HDung tất bật thu hoạch vườn cà phê chín đỏ nằm dọc quốc lộ 28, đoạn qua Vườn quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông).
Số cà phê này được gia đình chị HDung trồng 5 năm trước, sau khi rời xã Đắk Plao mới để trở về nơi ở cũ- nơi từng được gia đình chị nhường lại để làm Thủy điện Đồng Nai 3.
Gia đình chị HDung quay lại nơi ở cũ sau 5 năm sinh sống tại khu tái định cư.
Chị HDung cho biết, năm 2010, gia đình chị được bố trí đất và một căn nhà tại xã Đắk Plao mới và cả nhà đã chuyển lên đó ở. Tuy nhiên vì phát sinh nhiều bất cập nên 3 người lớn trong nhà (gồm mẹ chồng và vợ chồng chị HDung) đã về lại nơi ở cũ.
Hiện tại, chỉ có 2 đứa con của chị HDung ở lại căn nhà tái định cư để tiện cho việc đi học. Vườn cà phê rộng khoảng một ha này là số đất còn lại của bố mẹ chồng chị, nằm ngoài khu vực phải thu hồi.
Chia sẻ về quyết định này, chị HDung cho biết: “Vì mỗi gia đình được cấp một ít đất sản xuất nên những hộ dân đến sớm đã lấn chiếm hết đất của gia đình tôi. Hai năm về sinh sống ở đó, tôi phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi để nuôi hai con đi học. Khổ quá, chúng tôi phải về lại nơi ở cũ. Đất ở đây tốt, làm cà phê mỗi năm cũng được mấy tấn, đủ để cả gia đình sinh sống thoải mái”.
Video đang HOT
Người dân sống thành từng cụm dân cư, dọc quốc lộ 28 đoạn qua Vườn Quốc gia Tà Đùng.
Chị HDung cho biết thêm, vì điều kiện đường sá, lại muốn gần gũi để chăm sóc con cái, chị và gia đình sẵn sàng về nơi tái định cư mới nếu được bố trí đủ đất để sản xuất, không phải quay trở lại cảnh đi làm thuê khắp nơi để kiếm tiền nuôi các con.
Trong khi đó, năm 2010, gia đình chị HLoan được cấp một căn nhà tại khu tái định cư xã Đắk Plao mới, nhưng lại không được cấp đất sản xuất. Tự khai hoang, canh tác cà phê được một vài năm thì diện tích đất sản xuất này bị thu hồi, gia đình chị HLoan buộc phải trả lại cho một công ty lâm nghiệp.
Những đứa trẻ theo cha mẹ lên rẫy vì khu họ ở không có trường học.
Không có đất sản xuất, không có thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày nên vợ chồng chị HLoan lại khăn gói về nơi ở cũ. Dựng tạm một căn nhà để che nắng, che mưa, đôi vợ chồng này bắt đầu trồng lại cà phê trên diện tích đất năm xưa còn lại của gia đình.
“Dù cuộc sống ở đây cũng thiếu thốn nhiều thứ nhưng ít nhất không phải lo đến đất sản xuất nên chúng tôi có nguyện vọng ở lại đây. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà phải đến nơi ở mới, điều chúng tôi mong mỏi nhất là ở đó phải có đất sản xuất, có nguồn nước sạch để người dân chúng tôi sinh hoạt”, chị H Loan cho hay.
Nhiều tồn tại, vướng mắc
Hơn 56 hộ dân đang sinh sống trên phần đất chưa bị ngập sau khi làm Thủy điện Đồng Nai 3.
Theo thống kê của UBND huyện Đắk Glong, trước đây, có 42 hộ dân rời xã Đắk Plao mới để trở về nơi ở cũ.
Sau quá trình sinh sống, số hộ này đã tăng lên 56 hộ dân, làm nhà và canh tác cây trồng trên phần đất chưa bị ngập, gần lòng hồ của Thủy điện Đồng Nai 3 và nằm trong khu vực của Vườn Quốc gia Tà Đùng.
Trong những năm qua, việc giải quyết chính sách đền bù và ổn định đời sống của các hộ dân luôn được chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo tập trung tháo gỡ nhưng đến nay vẫn chưa đưa các hộ dân này về nơi ở mới được.
Theo đánh giá, nguyên nhân khiến người dân chưa đồng ý đến nơi ở mới là các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của người dân đến nay chưa được giải quyết đầy đủ, trong đó chủ yếu là nhu cầu cấp đất sản xuất.
Ngoài ra, từ năm 2005- 2010 (thời điểm mà dự án Thủy điện Đồng Nai 3 thi công), phát sinh thêm nhiều hộ dân mới nên đất tái định cư không đủ cấp cho các hộ dân này.
Chính quyền địa phương đang lên phương án, đưa các hộ dân này về nơi ở mới, để bảo đảm quyền lợi cho trẻ nhỏ.
Ông Đoàn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, cho biết, cuối tháng 11 vừa qua, chính quyền địa phương đã có buổi làm việc với các hộ dân tại khu vực xã Đắk Plao cũ nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Qua làm việc, đại diện các hộ dân cho biết một số lý do khiến họ quay trở lại nơi ở cũ như là: một số người đã có tuổi nên muốn ở lại đất của ông bà, tổ tiên; đất đai sản xuất ở nơi ở mới không đủ, không phù hợp với trồng cà phê, trong khi đất đai ở nơi cũ màu mỡ, gần nguồn nước tưới; người dân có tâm lý sống gần rừng và bảo vệ rừng cộng đồng…
Tuy nhiên, theo ông Phương, để bảo đảm đời sống của người dân, cũng như quyền tiếp cận với những dịch vụ thiết yếu, huyện đã lên phương án bố trí một khu đất ở mới, bố trí cho 56 hộ dân này.
“Hiện nay, khu vực bà con đang sinh sống chưa có trường học, rất thiệt thòi cho các cháu nhỏ trong độ tuổi đến trường. Địa phương đã tiến hành khảo sát một số vị trí tại xã Đắk Som, gần nơi mà bà con canh tác, sản xuất để vận động bà con về ở. Nơi ở mới sẽ gần trường học, UBND xã, trạm y tế và thuận lợi cho bà con đi lại hơn”, ông Phương thông tin thêm.
TP Thanh Hóa phong tỏa tạm thời 3 cụm dân cư
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, ngày 24/11, trên địa bàn ghi nhận 98 ca mắc mới, trong đó có 54 trường hợp lây nhiễm trong tỉnh và 44 người trở về từ các tỉnh, thành phố khác.
Cụm dân cư thuộc đường Nguyễn Tĩnh, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa bị phong tỏa, ngày 20/11/2021. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN
Trong đó, đáng lưu ý là tại thành phố Thanh Hóa ghi nhận 10 ca, liên quan đến ổ dịch Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Lam Sơn), tất cả đều đã được cách ly theo quy định. Trong ngày 24/11, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa đã ban hành quyết định phong tỏa tạm thời 3 cụm dân cư thuộc phường Lam Sơn để thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Thị xã Nghi Sơn có 16 bệnh nhân trong khu cách ly, lây nhiễm do tiếp xúc với những bệnh nhân ghi nhận trước đó. Do sự phức tạp của dịch COVID-19, ngày 24/11, UBND thị xã Nghi Sơn đã ban hành công văn về việc tiếp tục tạm dừng hoạt động không thực sự thiết yếu và các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Ngoài ra, tại các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quảng Xương, Triệu Sơn, Yên Định, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn..., mỗi địa phương ghi nhận từ 1-9 ca mắc mới.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp ở Thanh Hóa đang khẩn trương truy vết nhằm sớm phát hiện F0 và trường hợp nguy cơ cao.
Như vậy, tính từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 2.074 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1.080 người đã khỏi bệnh, 12 ca tử vong. Đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiêm được hơn 2,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Hà Nội: 'Phố thị' rộn ràng nhịp bán-mua sau nới lỏng giãn cách xã hội Từ 6 giờ ngày 21/9, TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ đô áp dụng Chỉ thị 15/TTg và các biện pháp mạnh hơn, cho phép một số mặt hàng phục vụ đời sống tiêu dùng, sản xuất được mở cửa kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Trên nhiều tuyến phố nội đô, tiểu thương "nhộn nhịp" bán...