Vườn Quốc gia Chư Mom Ray: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Chư Mom Ray có tiềm năng du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp hùng vĩ, tài nguyên động thực vật rừng đa dạng, nguyên sơ và cũng là nơi hội tụ nhiều bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc bản địa sinh sống.
Đồng cỏ tự nhiên tại vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
Vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích 56.249 ha, được đánh giá là Vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trong hệ thống các Vườn quốc gia trong cả nước. Nằm ở độ cao từ 200m đến 1773m so với mặt nước biển, nên vườn quốc gia Chư Mom Ray có hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, có đồng cỏ lớn nhất Việt Nam (15.750 ha), ở đây tồn tại các loài thú lớn như Bò tót, Bò rừng, Mang trường sơn, Heo rừng,… Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh là nơi cư trú của các loài linh trưởng như Vượn đen má hung, các loài Voọc chà vá, Khỉ mặt đỏ, các loài chim quý như Hồng hoàng, Công, Trĩ,… Với các kiểu rừng đa dạng, hệ thực vật phong phú, phân nhiều tầng tán, với những dải rừng xanh bạt ngàn, những thác nước, đồng cỏ rộng, những ngày hè nóng bức được đi dưới những cánh rừng ở Chư mom ray, được hít thở không khí thật trong lành, quan sát cảnh đẹp thiên nhiên, thưởng thức tiếng chim hót, ta có cảm giác rất tuyệt vời như được hòa quyện vào với thiên nhiên. Đến với vườn quốc gia Chư Mom Ray bạn sẽ có cơ hội khám phá các khu rừng nguyên sinh với các đỉnh cao trên 1000 m , quan sát thú lớn trên đồng cỏ, du lịch dã ngoại với thắng cảnh thiên nhiên đẹp và hoang sơ như các thác nước, các khu rừng bằng lăng thuần loài, cổ thụ là những bức ảnh đẹp của thiên nhiên.
Rừng nguyên sinh
Nằm gần Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (ngã ba Đông Dương) có đường Hồ Chí Minh chạy qua, xung quanh Vườn quốc gia Chư Mom Ray là nơi sinh sống đồng bào dân tộc Le Rmâm, Hơ Lăng, Brâu. Đây là những tộc người còn số dân ít nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những nét truyền thống văn hóa đặc sắc sẽ là tiềm năng lớn trong phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp với các điểm du lịch văn hóa, lịch sử đang phát triển mạnh ở Kon Tum. Những năm gần đây du lịch sinh thái đã trở thành một xu thế phát triển và ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều địa phương. Bởi du lịch sinh thái gắn liền với nhiều chương trình lớn và các hoạt động của nó liên quan đến nhiều ngành có tác động hỗ trợ cho các ngành phát triển. Đặc biệt là hỗ trợ cho mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa bản địa, đồng thời mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của dân cư địa phương góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Thác nước thiên nhiên ban tặng cho vườn Chư Mom Ray
Phát triển du lịch sinh thái trên quan điểm phát triển bền vững, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời qua đó còn nhằm quản lý, bảo vệ tốt nhất tài nguyên rừng, xây dựng giải pháp đồng bộ cho các hoạt động bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, khai thác hợp lý những giá trị về tài nguyên thiên nhiên đảm bảo bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, tránh những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động du lịch có trách nhiệm còn thúc đẩy giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đồng thời thỏa mãn các nhu cầu vui chơi giải trí chính đáng của nhân dân và du khách, đáp ứng được các nhu cầu về tham quan nghiên cứu của học sinh, sinh viên và các nhà khoa học, nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm, giảm áp lực về mưu sinh của cộng đồng vào tài nguyên rừng. Phát triển du lịch sinh thái dựa vào tiềm năng, nội lực là chính, kết hợp với liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, nhằm từng bước đẩy mạnh xã hội hóa du lịch, từng bước nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, du lịch sinh thái đến thăm và hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bảo tồn thiên nhiên, nhằm cùng nhau khơi dậy tiềm năng của vườn quốc gia Chư Mom Ray.
Nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm
Nơi đây còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà, trở thành điểm đến khám phá thiên nhiên và du lịch cộng đồng hấp dẫn. Vườn quốc gia Chư Mom Ray có tính đa dạng sinh học cao và sở hữu nhiều nguồn gen quý, đã được công nhận là di sản Đông Nam Á.
Theo dan sinh
Những nghi thức trong ăn uống bạn cần biết trước khi đi du lịch vòng quanh thế giới
Mỗi quốc gia là một nền văn hóa khác nhau và đó là lý do vì sao phép cư xử và nghi thức trong ăn uống cũng có sự khác biệt.
Video đang HOT
Hiểu và tuân theo những nghi thức sau đây khi du lịch nước ngoài là cách đơn giản giúp bạn thể hiện sự tôn trọng với các bản sắc riêng này. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý để dễ dàng "nhập gia tùy tục" trong bất kì bữa ăn ở đất nước nào.
Luôn ăn bằng tay phải ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, khắp khu vực Trung Đông và một phần của châu Phi, hãy luôn đảm bảo bạn dùng tay phải để ăn trong mọi bữa ăn, bởi tay trái được cho là không sạch sẽ. Thêm vào đó, bạn còn phải chú ý sử dụng ngón tay cái để cho thức ăn vào miệng, thay vì những ngón tay còn lại.
Đừng ăn bánh mì trước bữa chính khi ở Pháp
Ở Pháp, nếu bánh mì được đặt trên bàn, đừng hiểu lầm đó là món khai vị nhé! Bánh mì sẽ được dùng kèm với các món khác theo cách xé ra, sau đó bạn dùng dĩa để lấy các món ăn hoặc quét với nước sốt.
Luôn để tay trên bàn ăn khi ở Pháp
Dùng bữa ở Pháp đòi hỏi một số nguyên tắc về phép lịch sự, và việc đặt tay trên bàn là một trong số đó. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh chống cằm hay để cả khuỷu tay trên bàn hay ngược lại như đặt tay vào lòng.
Đã ăn ở Pháp thì đừng đòi chia tiền
Ăn uống là một sự kiện bình thường ở Pháp, vì thế khi dùng bữa với bạn bè hay người thân, việc chia tiền với nhau được coi là không lịch sự. Hoặc là bạn đề nghị thanh toán cả hóa đơn hoặc bạn để người khác làm vậy.
Không bao giờ gọi một cốc Cappuccino sau khi ăn ở Ý
Người Ý không bao giờ gọi đồ uống liên quan đến sữa sau bữa ăn bởi theo họ, sữa khiến cho quá trình tiêu hóa bị cản trở. Thay vào đó, họ thường thích dùng espresso hay cà phê đen, những thức uống này được coi là giúp tiêu hóa tốt. Sẽ chẳng ai nổi giận nếu bạn gọi một cốc cappuccino sau bữa ăn, người ta chỉ để ý đến bạn hơn với tư cách dân du lịch... nửa mùa.
Tiền tip sẽ không được chấp nhận ở Nhật Bản
Tiền tip ở nhiều quốc gia là chuyện bình thường, tuy nhiên lại hoàn toàn ngược lại ở Nhật. Bạn sẽ bị coi là kém lịch sự và thậm chí còn bị trả lại tiền tip.
Chừa lại một ít thức ăn khi đi ăn ở Trung Quốc
Khi dùng bữa ở Trung Quốc, hãy chắc rằng bạn để thừa lại một ít thức ăn sau khi ăn xong. Điều này thể hiện sự hào phóng của chủ nhà khi bạn được ăn rất no.
Đón lấy món ăn bằng cả hai tay khi dùng bữa ở Hàn Quốc
Khi bạn được phục vụ một món ăn ở Hàn Quốc, hãy đón lấy nó bằng cả hai tay và giữ chặt, điều này thể hiện sự trân trọng của bạn đến người nấu cũng như đến đồ ăn.
Đừng hỏi xin thêm muối hay tiêu khi đi ăn ở Bồ Đào Nha
Nếu không thấy có sẵn các lọ gia vị như muối hay tiêu trên bàn ăn, đừng hỏi xin, bởi lẽ điều này thể hiện sự đánh giá thấp của bạn đến kĩ năng nêm nếm của đầu bếp.
Đừng dùng tay khi ăn ở Chile
Người Chile cho rằng sẽ rất mất vệ sinh nếu chạm tay vào thức ăn. Điều này cũng thường xảy ra ở Brazil. Vì thế, hãy chắc rằng bạn luôn ăn mọi thứ bằng dĩa và dao, cho dù đó là bánh hotdog.
Đừng bao giờ trộn lẫn wasabi với xì dầu khi ăn sushi ở Nhật
Sẽ rất bất lịch sự nếu trộn lẫn wasabi và xì dầu trong cùng một chén rồi chấm sushi vào đó. Nếu bạn muốn ăn wasabi, hãy cho trực tiếp một ít lên miếng sushi của bạn rồi mới chấm vào xì dầu. Đồng thời, gừng được kèm giữa các miếng sushi là để thanh tẩy vị giác.
Hãy đợi người khác rót nước cho khi bạn đi ăn ở Ai Cập
Bạn sẽ bị coi là không biết cách cư xử nếu tự mình rót nước vào cốc để uống khi ở Ai Cập. Thay vào đó, hãy đợi chủ nhà tự đề nghị rót thêm nước cho bạn. Cũng tương tự như thế, bạn nên đề nghị rót nước cho người ngồi cạnh.
Đừng hy vọng có một tách trà rót đầy khi ở Kazakhstan
Nếu chủ nhà người Kazakhstan mời bạn một tách trà vơi, đừng phiền lòng bởi đó là dấu hiệu tốt. Ngược lại, một tách trà đầy là ngụ ý "đuổi khách" của người dân nơi đây.
Không cần phải đúng giờ nếu đi ăn ở Tanzania
Đúng giờ đa phần được coi là một phẩm chất tốt, tuy nhiên, người Tanazina lại coi đó là sự xúc phạm. Chủ nhà thường mong bạn đến trễ so với giờ hẹn tối thiểu 20 phút để họ có đủ thời gian chuẩn bị chu tất cho bữa ăn mời bạn.
Nguồn: Medium
Cách làm chiếc giáo của thổ dân da đỏ Thổ dân da đỏ nổi tiếng về sự giầu có trong đời sống văn hóa và tâm linh. Không những thế họ còn có các vật dụng, công cụ đặc trưng cho bộ tộc mình. Trong số đó không thể không nhắc đến những chiếc giáo mang bản sắc riêng của họ. Hôm nay chuyên mục "cách làm đồ chơi" sẽ hướng dẫn...