Vườn dâu tây “lưu động” độc đáo bên đường phố Đà Lạt
Bên đường Hùng Vương, Đà Lạt có vườn dâu tây “lưu động” và sử dụng trục quay ròng rọc để mỗi ngày thích ứng với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mới, vừa tiết kiệm tối đa diện tích đất và công lao động, vừa tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Đây sẽ là một địa điểm du lịch canh nông đầy tiềm năng…
Đầu tháng 10/2019, phóng viên khá bất ngờ khi lần đầu tiên tiếp xúc với vườn dâu tây “lưu động” trong nhà kính chỉ cách mặt tiền đường phố Hùng Vương, Đà Lạt hơn 150 m, thuộc Hẻm 64, có thể đậu xe ô tô sát ngay sân một khách sạn liền kề.
Lúc này mới đầu giờ buổi sáng, người chủ vườn và người lao động cùng thao tác nhẹ nhàng những chiếc tay quay kéo từng luống dâu tây lên cao, xuống thấp với đường kính khoảng 1,2 m, tạo lối đi thuận lợi trong việc thu hoạch. Nếu tính từ mặt đất lên đến độ cao nhất của luống dâu “lưu động” thì khoảng cách hơn 2,2 m.
Vườn dâu tây treo “lưu động” bên đường phố Hùng Vương, Đà Lạt đạt mật độ 50.000 cây/2.500 m2. Ảnh: V.Việt.
Nhìn bao quát một vườn dâu “lưu động” vẫn xanh ngát màu cây lá trải dài, bên trong chen chúc những chùm trái chín đỏ, phóng viên tìm hiểu thì người chủ vườn cho biết “đây là vụ mùa thử nghiệm đầu tiên, thu hoạch bán ra đạt khoảng 5 triệu/ngày mùa mưa và 10 triệu/ngày mùa khô. Đây là mức doanh thu khá cao so với kế hoạch đặt ra…”.
Chủ vườn dâu “lưu động” bên đường phố Hùng Vương này không ai khác chính là anh Nguyễn Thanh Trúc (sinh năm 1975), một người đã thành công về chuyên canh dâu tây NewZealand trên giá thể xơ dừa từ 5 năm trở lại đây với thương hiệu “Dâu tây Tùng Nguyên Đà Lạt”.
Đó là hơn 2.000 m2 diện tích vườn dâu khu vực Tây Hồ, Phường 11 và 5.000 m2 ở thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, đạt lợi nhuận trung bình mỗi năm trên dưới 2 tỷ đồng. Nhưng đây chỉ mới dừng lại ở quy trình sản xuất dâu tây treo cố định cách mặt đất hơn 1 m, mật độ khoảng 12 cây/m2.
Video đang HOT
Với tinh thần không ngừng tìm tòi, nghiên cứu trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau cũng như tích cực tham khảo, trao đổi kinh nghiệm với những doanh nghiệp, hộ gia đình trồng dâu tây hiệu quả cao trong thành phố Đà Lạt, nông dân Nguyễn Thanh Trúc đã mạnh dạn tự thiết kế và lắp đặt giàn dâu tây “lưu động” đi vào sản xuất từ đầu năm 2019 bên đường phố Hùng Vương, Đà Lạt, tổng diện tích gần 2.500 m2 vừa nêu. Trong đó mật độ trồng dâu tây tăng lên 22 cây/m2.
Về quy trình sản xuất dâu tây VietGAP, thương hiệu “Tùng Nguyên Đà Lạt” với kỹ thuật treo cố định và treo “lưu động” đều thực hành chăm sóc trên giá thể xơ dừa trên giàn cách ly mặt đất; sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giữ lại 70% lượng nước trên máng, 30% lượng nước còn lại để thoát tự do xuống dưới mặt đất giữ độ ẩm cần thiết.
Nhưng khác nhau ở một phần luống dâu gắn ròng rọc kéo “lưu động” lên cao, mở ra khoảng trống cho nông dân chăm sóc và thu hoạch. Đặc biệt, tính riêng diện tích gần 2.500 m2 dâu tây treo “lưu động” bên đường phố Hùng Vương, Đà Lạt đạt tổng số 50.000 cây xuống giống trồng và thu hoạch. Như vậy dâu tây treo “lưu động” canh tác nhiều hơn 20.000 cây so với dâu tây treo cố định trên cùng diện tích 2.500 m2 nhà kính này.
Theo chủ vườn Nguyễn Thanh Trúc, tổng mức đầu tư trồng dâu tây trên diện tích 2.500 m2 nhà kính treo cố định hơn 1 tỷ đồng, trong khi treo “lưu động” lên đến 1,8 tỷ đồng, bù lại hạch toán hiệu quả kinh tế vượt trội hơn nhiều. Cụ thể, mỗi năm tăng thêm 20.000 cây dâu tây treo “lưu động” trên 2.500 m2, mỗi cây thu hoạch bình quân khoảng 0,5 kg, nhân khoảng 200.000 đồng/kg, kết quả thu nhập với giá trị gia tăng tính bằng đơn vị tỷ đồng.
Dự kiến trong năm tới, chủ vườn Nguyễn Thanh Trúc đúc kết kinh nghiệm từ vườn dâu tây treo “lưu động” bên đường phố Hùng Vương để tiếp tục áp dụng trên tổng diện tích hơn 7.000 m2 ở 2 vườn dâu đang treo cố định ở khu vực Tây Hồ, Phường 11 và thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, Đà Lạt.
Đồng thời chỉnh trang lại hệ thống đường giao thông nội bộ vườn treo “lưu động” ở đường phố Hùng Vương, Đà Lạt để đón khách tham quan check in, hái dâu thưởng thức tại chỗ, góp phần tạo sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn “kết tinh kỳ diệu từ đất lành”…
Theo Văn Việt (Báo Lâm Đồng)
Hướng dẫn trồng hành tây và dâu tây qua 3 bước cực nhanh gọn
Với ba bước nhanh - gọn - lẹ này bạn sẽ sớm có được chậu cây ưng ý.
Trồng hành tây
Củ hành tây mua về đem bổ dọc 4 phía lấy cùi ăn, phần trung tâm lõi giữ nguyên. Sau đó bạn vùi phần rễ xuống đất ẩm và tưới nước đều đặn. Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 - 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm.
Sau đó bạn để phần rễ vùi đất và tưới nước đều đặn.
Sau khi trồng hành tây được 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế... Sau đó cứ khoảng 15 - 20 ngày bón đợt tiếp theo cho cây. Mỗi lần bón phân kết hợp với việc vun xới và làm cỏ.
Hành tây là loại cây chịu hạn kém nên thường xuyên phải tưới nước giữ ẩm cho cây.
Trồng dâu tây
Hạt dâu tây là những hạt nhỏ bên ngoài quả dâu và có thể dễ dàng nhìn thấy. Khi quả dâu đỏ mọng, hạt bắt đầu ngả vàng, chuyển qua màu đen, cũng tức là hạt đã đủ độ để nảy mầm. Bạn hãy khéo léo tách từng hạt này ra khỏi quả, để lên 1 chiếc giấy thấm để hạt khô nhanh. Phơi khô hạt dưới nhiệt độ thường khoảng vài giờ, sau đó cho hạt vào túi chống ẩm.
Chuẩn bị khay gieo hạt: một lớp đất mỏng khoảng 2 cm, hỗn hợp đất bao gồm đất mùn hoai mục đất giàu chất hữu cơ.
Rắc đều những hạt giống lên hỗn hợp đất đã làm ẩm, sau đó phủ 1 lớp mỏng đất mùn hoai mục lên trên, phủ kín những hạt giống nhưng không quá dày (khoảng 2mm).
Để hạt giống nhanh nảy mầm, bạn chỉ cần bọc một lớp nilon bên ngoài khay gieo hạt, để khay ươm ở nơi khô ráo, có nắng vừa, tưới nước 1 lần mỗi ngày vào chiều tối. Giữ đất luôn trong tình trạng ẩm và có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Cây dâu tây có thể mất 1 đến 2 tuần để nảy mầm.
Sau khi cây có 3-5 lá thật, nhẹ nhàng tách đất ra khỏi khay và trồng ở chậu hoặc luống lớn, mỗi cây dâu nên cách nhau 35cm.
Cách trồng: Tốt nhất nên sang chậu cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Chọn đất thịt nhẹ, nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Cây dâu tây cần nhiều đất để phát triển bộ rễ, nên chọn chậu to có lỗ thoát nước, tránh ngập úng. Khi trồng phải đặt cây thẳng với mặt đất, đào lỗ đủ sâu để lấp hết bầu rễ của cây, tránh làm vỡ bầu cây. Sau khi sang chậu, tưới đẫm nước, sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm.
Chăm sóc: Trong 5-7 ngày đầu ngày tưới 2-3 lần vào sáng sớm và chiều mát, tưới đẫm nước giúp cây phát triển mạnh bộ rễ, sau đó có thể rút xuống tưới ngày 1 lần vào buổi sáng sớm. Chú ý tưới đủ ẩm tránh úng nước, mỗi lần tưới khoảng 150-200ml/1 cây (chậu).
Theo afamily
Thực phẩm gây suy giảm ham muốn làm "chuyện ấy" Nếu vào một buổi tối đẹp trời nào đó, bỗng nhiên bạn nhận ra mình và bạn tình không có chút hứng thú nào với chuyện ấy, thì rất có thể trong khẩu phần ăn trước đó của hai bạn có chứa một loại thực phẩm nào đó gây giảm ham muốn đấy! Trên thực tế, testosterone và estrogen là hai hormone đóng...