Vùng thủ đô Delhi (Ấn Độ) muốn dùng mưa nhân tạo để xử lý ô nhiễm không khí
Ngày 5/11, Bộ trưởng Môi trường Gopal Rai của vùng thủ đô Delhi cho biết chính quyền vùng muốn sử dụng mưa nhân tạo để xử lý tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng năm nay, khi chất lượng không khí suy giảm làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, khu vực rộng lớn ở miền Bắc Ấn Độ thường xuyên phải ứng phó với tình trạng ô nhiễm vào mỗi mùa Đông khi không khí lạnh giữ lại khí thải xe cộ, bụi xây dựng và khói do đốt rơm rạ ở các bang vựa lúa mì Punjab và Haryana. Điều này khiến thủ đô New Delhi và các vùng ngoại ô bị bao phủ bởi làn khói mù độc hại.
Phương pháp làm mưa nhân tạo được tiến hành bằng cách gieo muối vào mây cũng được coi là biện pháp hạn chế ô nhiễm vào năm 2023, song kế hoạch đã không được thực hiện do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Phát biểu với báo giới khi đề cập tới Chỉ số chất lượng không khí (AQI), Bộ trưởng Rai cho biết đã kêu gọi bộ trưởng môi trường liên bang đồng ý để chính quyền Delhi làm mưa nhân tạo, trong bối cảnh mức độ ô nhiễm (AQI) ở Delhi và miền Bắc Ấn Độ, đã lên tới ranh giới 400.
Khoảng 1/3 trong số 39 trạm giám sát của Delhi cho thấy AQI ở mức cao hơn 400 vào ngày 5/11, chỉ số này không những ảnh hưởng đến người khỏe mạnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng với những người đang chiến đấu với bệnh tật.
Các bác sĩ tại những bệnh viện tư nhân ở Delhi và vùng ngoại ô cho biết đã ghi nhận số bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp tăng đột biến kể từ Diwali – Lễ hội Ánh sáng của người Hindu, được tổ chức vào tuần trước, khi người dân cố tình vi phạm lệnh cấm đốt pháo.
Ông Kuldeep Kumar, lãnh đạo khoa chăm sóc tích cực và phổi tại Bệnh viện C K Birla ở trung tâm công nghiệp Gurugram, cho biết các bác sĩ ở bệnh viên này phải khám cho hơn 50 bệnh nhân có vấn đề về phổi mỗi ngày, trong đó một số bệnh nhân được yêu cầu nhập viện.
Video đang HOT
'Sát thủ thầm lặng' chốn đô thị - Bài 1: Cuộc chiến cam go
Đầu năm nay, cơ quan theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới IQAir công bố báo cáo cho thấy 99 trong số 100 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới nằm ở châu Á.
Được coi là "sát thủ thầm lặng", hệ quả của nạn ô nhiễm không khí đô thị thực sự khôn lường.
Khói bụi ô nhiễm bao trùm ngoại ô thành phố Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chùm bài " 'Sát thủ thầm lặng' chốn đô thị" cung cấp bức tranh toàn cảnh về chất lượng không khí kém lành mạnh tại một số thành phố lớn ở châu Á, lý giải nguyên nhân và giải pháp cho bài toán nan giải này.
Bài 1: Cuộc chiến cam go
Khủng hoảng ô nhiễm không khí tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn cầu, đặc biệt ở khu vực Nam Á. Theo báo cáo của cơ quan theo dõi chất lượng không khí toàn cầu IQAir, 9 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới đều ở Ấn Độ.
Đứng trong tốp 3 các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới cùng Pakistan và Bangladesh, Ấn Độ chứng kiến khoảng 1,33 tỷ người (96% dân số) phải đối mặt với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp 7 lần mức khuyến nghị 5 microgram (mcg)/m3 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hơn 66% thành phố ở đất nước tỷ dân này báo cáo mức trung bình PM2.5 hằng năm cao hơn 35 mcg/m3.
Thủ đô New Delhi, nơi sinh sống của khoảng 33 triệu người, là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chỉ số PM2.5 tại đây có lúc lên tới 523 mcg/m3, cao hơn 104 lần so với ngưỡng lành mạnh của WHO. Chỉ số chất lượng không khí (AQI- ở mức 0-50 được coi là tốt) có lúc trên 400 và kéo dài trong nhiều ngày. Số liệu thống kê cho thấy, trong 5 năm qua, vùng lãnh thổ thủ đô quốc gia Delhi chỉ được hưởng 12 ngày có chất lượng không khí "tốt".
Trong thời gian này, cả Delhi và các khu vực lân cận chìm trong màn sương khói mờ mịt. Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giao thông bị tắc nghẽn do tầm nhìn hạn chế và do va chạm. Hàng trăm chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị hủy hoặc hoãn. Các trường học đã phải đóng cửa để bảo đảm an toàn cho học sinh. Ngày 23/4 vừa qua, thủ đô New Delhi gần như "nghẹt thở" vì khói độc lan ra từ đám cháy ở núi rác lớn gần thành phố.
Các thành phố giáp Delhi cùng chung tình trạng là Ghaziabad, Faridabad, Noida và Gurugram. Không khí tại những địa điểm này thường xuyên ở mức "rất kém" và "nghiêm trọng", có lúc chỉ số PM2.5 ở Gurugram lên tới 200 mcg/m3. Thủ đô tài chính Mumbai và Kolkata "góp mặt" trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi thường xuyên ghi nhận chỉ số AQI trên 150.
Tại Trung Quốc, năm 2023 đán.h dấu năm đầu tiên mức PM2.5 trung bình tăng so với cùng kỳ năm trước kể từ khi nước này bắt đầu cuộc chiến chống ô nhiễm năm 2013. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), tổ chức nghiên cứu độc lập tại Phần Lan, trong 11 tháng, Bắc Kinh ghi nhận nồng độ PM2.5 gấp đôi tiêu chuẩn quốc gia (35 mcg/m3). Nồng độ PM2.5 ở Bắc Kinh trong 11 tháng đầu năm tăng 3,2% và trên cả nước tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Gần cuối năm, 13 trong số 31 tỉnh thành phố không đạt được tiêu chuẩn quốc gia về PM2.5 và 11 tỉnh thành phố không đạt được tiêu chuẩn quốc gia về ozone.
Trung Quốc đang là quốc gia phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới. Số dự án xây dựng nhà máy điện than được phê duyệt tăng lên trong thời gian gần đây dẫn đến những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đi lùi trong hành trình hướng tới mục tiêu đạt đỉnh phát thải vào giai đoạn 2026 - 2030 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan cũng đối mặt với tình trạng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và rác thải ngày càng tăng. Đặc biệt trong thời gian mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 hằng năm, nhiều tỉnh thành Thái Lan thường xuyên có mức độ bụi mịn PM2.5 ở mức nguy hiểm. Ô nhiễm không khí ở khu vực phía Bắc Thái Lan, trong đó có thành phố du lịch nổi tiếng Chiang Mai, tiếp tục vượt quá ngưỡng an toàn. Theo IQAir, chỉ số AQI của Chiang Mai có thời điểm lên tới 267 - thuộc nhóm ô nhiễm nhất thế giới với chất lượng không khí xấu nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các thành phố của Thái Lan thường xuyên có mặt trong danh sách những địa điểm có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao nhất thế giới trong những tháng đầu năm nay. Báo cáo của Trung tâm Thông tin chất lượng không khí của BMA (AirBKK) trung tuần tháng 2 vừa qua cho thấy 20 quận ở Bangkok ghi nhận mức độ bụi mịn PM2.5 hơn 75 mcg/m3, được coi là mức báo động về tác động đối với sức khỏe. Ngưỡng an toàn là 37,5 mcg/m3. Những năm gần đây, không khí ở thủ đô Bangkok bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, năm 2019, Bangkok thậm chí đứng vị trí thứ 9 trong số 10 thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới.
Ô nhiễm không khí cũng đột ngột tăng lên mức có hại trên khắp nước Lào ngày 23/4 vừa qua. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin và Giáo dục sức khỏe thuộc Bộ Y tế Lào, nồng độ PM2.5 vượt mức an toàn ở nhiều nơi trên cả nước. Riêng thủ đô Viêng Chăn ghi nhận chất lượng không khí ở mức xấu, với nồng độ PM2.5 vượt 120 mcg/m3.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ rất nhiều nguồn, nhưng về cơ bản có 2 nguyên nhân là tự nhiên và con người. Các yếu tố tự nhiên như cháy rừng, điều kiện địa lý và khí hậu có thể khiến chất lượng không khí đi xuống. Tại miền Bắc Ấn Độ, dãy Himalaya che chắn khu vực này đã vô tình cản trở không khí lưu thông. Nhiệt độ thấp vào mùa Đông cộng thêm gió lặng khiến các hạt vật chất bay lơ lửng trong khí quyển, làm chất lượng không khí giảm xuống mức rất thấp. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu nóng, khô vào mùa Hè ở miền Bắc cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí đô thị.
Tại các tỉnh Đông Bắc, Bắc và miền Trung Thái Lan, ô nhiễm không khí được cho là do những vụ cháy rừng thường xảy ra từ tháng 1 - 5 hằng năm, khí hậu nóng cực đoan hay ảnh hưởng một phần do khói bụi từ các nước láng giềng bay sang. Trong khi đó, tại Trung Quốc, điều kiện thời tiết không thuận lợi năm ngoái đã khiến nồng độ PM2.5 tăng ở một số nơi, đặc biệt là ở các thành phố Hohhot (Nội Mông), Quý Dương (Quý Châu) và Lan Châu (Cam Túc), lần lượt tăng 26,3%, 19,2% và 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, con người mới là "thủ phạm" chính gây ô nhiễm môi trường tại các thành phố. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người làm gia tăng ô nhiễm không khí, trong đó phải kể đến hoạt động sản xuất công-nông nghiệp. Ô nhiễm không khí từ lâu đã có mối tương quan với cơ cấu công nghiệp nặng ở Trung Quốc. Nhiều thành phố như Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây nổi tiếng về phát triển công nghiệp nặng và phụ thuộc vào than, đồng thời gặp khó khăn đặc biệt trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí. Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho biết ô nhiễm không khí gia tăng trong nửa đầu năm ngoái còn có liên quan đến việc gia tăng sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và carbon sau khi các biện pháp phòng COVID-19 được dỡ bỏ.
Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng lên ở Ấn Độ. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiên liệu hóa thạch đang được sử dụng rất nhiều. Các nhà máy nhiệt điện là nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị chính.
Hoạt động giao thông vận tải là cũng là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm không khí đô thị. Với số lượng lớn phương tiện giao thông di chuyển liên tục, lượng khí thải nhiều khiến tình trạng ô nhiễm không khí đô thị ngày càng tồi tệ.
Tập quán đốt phế thải nông nghiệp không chỉ từ nông dân Thái Lan mà còn từ các nước láng giềng như Myanmar, Lào, Campuchia khiến khói mù lan trong không khí và xuyên biên giới. Khoảng 85% nông dân ở Ấn Độ trồng trọt ở quy mô nhỏ, trong khi việc thuê phương tiện dọn dẹp rất tốn kém và phải chờ rất lâu mới đến lượt nên họ đã tự xử lý theo cách truyền thống bất chấp khuyến cáo, lệnh cấm của chính quyền. Bên cạnh đó, tình trạng đốt pháo hoa dịp lễ hội truyền thống, đặc biệt là Lễ hội Ánh sáng Diwali, ở Ấn Độ cũng là nguyên nhân được tính đến.
Ngoài ra, các hoạt động khác của con người như nấu ăn, sưởi ấm bằng sinh khối, tái chế rác thải nhựa và điện tử thải ra chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại đô thị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của con người và đây chính là "sát thủ thầm lặng" vì gây tác hại âm ỉ lâu dài. Theo WHO, mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp mất 7 triệu sinh mạng trên thế giới, làm gia tăng các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch và làm giảm tuổ.i thọ. Ông Philip J. Landrigan, Giám đốc Chương trình Y tế Công cộng Toàn cầu của Đài quan sát toàn cầu về sức khỏe hành tinh (Đại học Boston), cho rằng ô nhiễm tại Ấn Độ là nguyên nhân gây ra 1,67 triệu ca t.ử von.g sớm mỗi năm cùng khoản thiệt hại kinh tế 36,8 tỷ USD (tương đương 1,36% Tổng sản phẩm quốc nội của nước này). Mỗi ngày trên thế giới, gần 93% tr.ẻ e.m dưới 15 tuổ.i hít phải không khí ô nhiễm làm tổn hại đến tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển, làm giảm chỉ số IQ, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và bệnh hô hấp cho tr.ẻ e.m khi trưởng thành. Do vậy, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại đô thị là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sức khỏe của người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ đô New Delhi lưu thông phương tiện theo biển số chẵn, lẻ để hạn chế ô nhiễm Ngày 6/11, người đứng đầu cơ quan môi trường thủ đô New Delhi của Ấn Độ, ông Gopal Rai, cho biết chính quyền thành phố này sẽ hạn chế phương tiện giao thông theo biển số chẵn, lẻ trong vòng 1 tuần, từ ngày 13-20/11, trong bối cảnh chất lượng không khí tại đây vẫn ở mức nghiêm trọng bất chấp nhiều nỗ...