Vững tâm những ’sắc đỏ’ tham gia đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ họp Quốc hội
Thực hiện Kế hoạch của Công an TP. Hà Nội về đảm bảo an ninh, trật tự, PCCC và CNCH phục vụ kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa XIV, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã chủ động các phương án, ứng trực sẵn sàng chiến đấu.
“Không để xảy ra bị động, bất ngờ; phòng ngừa, xử lý kiên quyết những tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến hỏa hoạn; chữa cháy nhanh khi sự cố xảy ra”…đó là những mục tiêu cụ thể được CS PCCC và CHCN đề ra. Cùng với các đơn vị, địa bàn khác của Công an Hà Nội, những ngày này, CS PCCC và CHCN đang thầm lặng song hết sức quyết liệt, chủ động sẵn sàng triển khai kế hoạch đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ họp Quốc hội cũng như những sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, quán triệt Kế hoạch của CATP, công tác chuẩn bị đã được đơn vị thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Cùng với đó, cơ quan CS PCCC đã tham mưu cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo các ngành, đoàn thể vào cuộc, tham gia giữ gìn, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân phòng cháy chữa cháy”.
Video đang HOT
Cảnh sát PCCC và CNCH – CATP Hà Nội diễn tập phương án chữa cháy, cứu hộ quy mô
Cho đến thời điểm này, mọi công việc đảm bảo an toàn PCCC và CNCH tại khu vực tổ chức kỳ họp Quốc hội, các chốt, điểm, tuyến đường, nơi lưu trú của đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội… đều đã được triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc CATP, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở sở, lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm có nhiều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, nơi tập trung đông…; để đánh giá kỹ các phương án phòng ngừa hỏa hoạn, công tác phân công thường trực bảo vệ của cơ sở và khả năng xử lý tình huống khi phát hiện sự cố cháy, nổ xảy ra; kiểm tra tính năng vận hành của hệ thống kỹ thuật và hệ thống PCCC; việc sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt và giao thông, nguồn nước.
Đại úy Nguyễn Đức Thắng – Phó trưởng CAQ Ba Đình cho biết, cùng với Cảnh sát PCCC khu vực quận, huyện, lực lượng CS PCCc và CNCH CAQ Ba Đình đã chủ động tăng cường tổ chức lập, diễn tập phương án PCCC và CNCH với nhiều nội dung phù hợp đặc thù, tình hình của đơn vị, địa bàn. Công tác tuyên truyền pháp luật về PCCC và kỹ năng PCCC, thoát nạn, xử lý sự cố khi xảy ra cháy cũng được đẩy mạnh với nhiều nội dung, hình thức phong phú, sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, khu dân cư.
Theo ghi nhận, trong tuần cuối của tháng 10 này, số sự cố, vụ việc liên quan đến hỏa hoạn trên địa bàn TP. Hà Nội giảm rõ rệt. Kết quả bước đầu ấy càng khiến lực lượng CS PCCC và CNCH Công an Hà Nội nâng cao hơn nữa trách nhiệm, không chủ qua lơ là, tiếp tục chắc chắn các phương án, lực lượng, góp sức cho thành công chung của công tác đảm bảo an ninh, an toàn kỳ họp Quốc hội.
Theo anninhthudo
Phòng ngừa cháy, nổ tại các ki ốt
Diện tích nhỏ, hàng hóa nhiều, không có lối thoát hiểm và dễ cháy lan là những đặc điểm của loại hình ki ốt liền kề sử dụng để kinh doanh hiện nay. Với những đặc điểm này, hiểm họa cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu người dân coi thường, không có ý thức tự phòng ngừa.
Người dân dập lửa trong vụ cháy tại chợ Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: Nhân dân
Chỉ trong vòng hai tuần liên tiếp đã xảy ra 4 vụ cháy tại các ki ốt liền kề trên địa bàn Hà Nội. Vụ đầu tiên xảy ra tối 27-9-2018, gây ảnh hưởng cho 4 ki ốt trong khu đất tái định cư thuộc làng Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức). Đến rạng sáng các ngày 3, 5 và 8-10, "bà hỏa" tiếp tục ghé thăm các ki ốt bán hàng liền kề trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình), đường Lê Hồng Phong (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) và phố Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa). Các vụ cháy không gây thiệt hại về người, nhưng đã thiêu rụi nhiều tài sản.
Thống kê của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP Hà Nội) cho thấy, 9 tháng năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra hơn 30 vụ cháy cửa hàng, ki ốt kinh doanh. Đại úy Đặng Minh Tuấn, Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an TP Hà Nội) cho biết, hầu hết các vụ cháy xảy ra vào ban đêm, xuất phát từ sự cố về điện. Do các dãy ki ốt liền kề, kinh doanh nhiều hàng hóa là chất dễ cháy nên ngọn lửa bùng phát lớn và nhanh chóng cháy lan, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
Trao đổi về công tác phòng cháy, chữa cháy loại hình này, Thiếu tá Thịnh Vũ Khanh, Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an quận Đống Đa) cho biết, do được chia lô để cho thuê nên diện tích ki ốt thường rất nhỏ, chỉ có một cửa ra vào. Nếu xảy ra sự cố cháy, nổ ở cửa ki ốt thì cơ hội cho người ở bên trong thoát nạn rất thấp.
Khác với các ki ốt trong chợ chịu sự kiểm tra, giám sát an toàn của ban quản lý, các ki ốt liền kề kinh doanh ngoài đường, phố chưa được coi trọng về công tác phòng cháy, chữa cháy. Tại các ki ốt thường xảy ra vi phạm về khoảng cách sắp xếp, bày bán hàng hóa. Bên trong, người kinh doanh tự ý câu mắc điện tràn lan. Nhiều dây điện đã cũ nhưng vẫn được tận dụng, chắp nối sơ sài. Nguy hiểm hơn, dây điện được cắm trực tiếp vào ổ cắm, tia lửa điện bắn ra xung quanh rất dễ gây cháy. Chưa kể, người kinh doanh còn sử dụng nguồn nhiệt nấu ăn hằng ngày, khiến cho nguy cơ cháy, nổ càng tăng cao. Trong khi đó, việc trang bị các thiết bị chữa cháy và thoát nạn không được quan tâm, dẫn đến khó khăn trong việc ứng phó, xử lý tình huống cháy, nổ.
Trung tá Trần Văn Hùng, Phó Trưởng Công an quận Hà Đông cho rằng, trước hết những người kinh doanh tại ki ốt liền kề cần tự giác chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy để bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Trong đó, các ki ốt cần được thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện để kịp thời phát hiện các nguy cơ phát sinh cháy, nổ, có biện pháp xử lý kịp thời. Do các vụ cháy thời gian gần đây đều xảy ra vào ban đêm, nguyên nhân từ sự cố điện nên trước khi đóng cửa ki ốt, người kinh doanh cần kiểm tra và tắt các thiết bị điện không cần thiết. Ngoài ra, cần chú ý đến việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã tại các ki ốt và sử dụng nguồn nhiệt để đề phòng cháy, nổ.
Song song với đó, Trung tá Trần Văn Hùng đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, kêu gọi người dân cùng vào cuộc trong việc bảo đảm an toàn phòng cháy. Chính quyền địa phương cũng cần kiên quyết xử lý nghiêm và cưỡng chế những trường hợp vi phạm quy định về lấn chiếm lòng đường, hè phố và an toàn phòng cháy, chữa cháy. Phó trưởng Công an quận Hà Đông lưu ý, với những hành vi không bảo đảm các điều kiện phòng cháy, chữa cháy, để xảy ra nguy cơ mất an toàn ở những nơi kinh doanh tập trung, những nơi buôn bán đông người, những hộ kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời có thể bị đình chỉ kinh doanh.
Tiến Thành
Theo hanoimoi
Diễn tập tình huống gây rối trật tự tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng Chiều 20-9, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng (Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam) phối hợp các phòng ban nghiệp vụ CATP, CAQ Hải Châu, Thanh tra giao thông tổ chức buổi diễn tập xử lý tình huống gây rối ANTT tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Các lực lượng làm nhiệm vụ khống chế, bắt các đối tượng...