‘Vùng kín’ có mùi khi nào thì nên đi khám?
Nhiều chị em khi thấy vùng kín có mùi nhưng nghĩ vệ sinh vùng kín cẩn thận và đặt thuốc sẽ hết. Tuy nhiên, có một số loại bệnh do vi trùng gây ra rất nguy hiểm. Vậy khi nào vùng kín “có mùi” thì phải đi khám?
1. Chớ nên coi nhẹ viêm phụ khoa
Sau khi khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị P.T (32 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) cho biết, cách đây 2 tuần, chị thấy ngứa ở vùng kín, dịch âm đạo cũng ra nhiều, chị định đến viện khám nhưng chị bạn thân nói đó biểu hiện đó là bình thường, không nhất thiết phải khám, đến viện vừa mất thời gian chờ đợi vừa tốn kém. Một tuần sau đó, chị thấy bệnh trầm trọng hơn nên đi khám. Bác sĩ cho biết chị bị viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas.
Còn chị B.H (28 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì ngại ngùng chia sẻ, cách đây khoảng 1 tuần vùng kín chị có biểu hiện ngứa ngáy, sưng tấy, dịch âm đạo có màu xanh, vàng nhưng cũng ngại đi khám nên nghe theo bạn bè đi mua thuốc về dùng. Nhưng sau dùng thuốc bôi nửa tháng, bệnh không có dấu hiệu khỏi, chị mới đi khám. Tại bệnh viện, sau thăm khám, bác sĩ cho biết bị viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas. Chị B.H ân hận khi nghe bác sĩ nói vì tự dùng thuốc không đúng bệnh nên dẫn đến bệnh nặng hơn.
Theo Ths.BSCKII Nguyễn Thị Thu Phương – Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nôi, bệnh trùng roi đường sinh dục nữ hay gọi là viêm âm đạo do trùng roi là một bệnh viêm đường sinh dục tiết niệu thường gặp ở phụ nữ do một loại ký sinh trùng đơn bào là trùng roi (Trichomonas vaginalis) gây nên.
Thời gian giữa việc tiếp xúc với ký sinh trùng và nhiễm trùng (thời gian ủ bệnh) được cho là dao động từ 5 đến 28 ngày. Ngay cả khi không có triệu chứng, thì cả vợ lẫn chồng vẫn có thể lây nhiễm bệnh.
2. Nguyên nhân viêm âm đạo do trùng roi
Trùng roi Trichomonas vaginalis gây nên viêm âm đạo.
Bệnh trùng roi sinh dục lây qua quan hệ tình dục là chủ yếu, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt bị nhiễm trùng roi. Người mẹ mang thai bị trùng roi có thể lây cho trẻ khi sinh qua đường tự nhiên.
Tỷ lệ nữ bị bệnh nhiều hơn nam gấp 10 lần. Quan hệ tình dục không được bảo vệ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng roi. Ở phụ nữ, ký sinh trùng lây nhiễm ở phần bên ngoài của bộ phận sinh dục (âm hộ), âm đạo, lỗ tử cung (cổ tử cung) và lỗ tiểu (niệu đạo).
3. Triệu chứng viêm âm đạo do trùng roi
Hầu hết khi mới bị nhiễm Trichomonas không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể phát triển theo thời gian. Khi bị mắc bệnh trùng roi âm đạo, lúc đầu mới bị bệnh, triệu chứng thể hiện cấp tính như ngứa ngáy nhiều ở âm đạo, âm hộ, khí hư ở âm đạo chảy ra nhiều, có dịch mủ vàng hoặc xanh, nặng mùi, âm đạo bị đau như kim châm, sưng đỏ, viêm tấy, có nhiều nơi bị loét. Đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Khó chịu ở vùng bụng dưới.
Sau đó bệnh chuyển sang bán cấp và mạn tính, tình trạng viêm kéo dài, cơn ngứa liên tục không dứt. Trùng roi phát triển khiến cho pH âm đạo mất cân bằng. Dịch tiết ngày càng nhiều, dính, thậm chí có thể ăn mòn vải quần lót. Lúc này, khí hư còn có thể có mùi tanh. Người bệnh không chỉ đau khi quan hệ tình dục mà còn cảm thấy rát, buốt khi đi tiểu tiện.
Bệnh trùng roi âm đạo nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì tình trạng viêm âm đạo kéo dài lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như viêm buồng trứng, vòi trứng làm cho bệnh nhân đau đớn, có hiện tượng bị rong kinh; cổ tử cung cũng có thể bị viêm loét, đau, ngứa, niêm mạc sưng đỏ.
Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp do trùng roi tiết ra chất nhầy, tạo thành nút bao bọc và bít kín cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh nên không thể thụ thai được. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây nên biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu với biểu hiện lâm sàng rõ hoặc không rõ. Ở một số trường hợp người phụ nữ bị bệnh trùng roi âm đạo, khi đi tiểu thường thấy đau buốt, có chất dịch mủ và tìm thấy ký sinh trùng trong nước tiểu.
4. Điều trị và phòng bệnh viêm âm đạo do trùng roi
Chị em nên đi khám phụ khoa khi có dấu hiệu viêm, tốt nhất nên đi khám 6 tháng/ lần.
Video đang HOT
BS Thu Phương cho biết, để điều trị bệnh trùng roi âm đạo có hiệu quả cần phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản là thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để làm giảm mức độ viêm nhiễm, điều trị cho cả vợ lẫn chồng vì bệnh có thể lây từ vợ sang chồng và ngược lại; Đồng thời trong thời gian điều trị tuyệt đối không được giao hợp để hạn chế điều kiện và cơ hội lây truyền. Người mắc nhiễm trùng roi cần tuân thủ theo điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để phòng tránh bị mắc bệnh trùng roi âm đạo, phụ nữ cần:
Duy trì mối quan hệ 1 vợ 1 chồng, sống chung thủy;
Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh
Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt, đặc biệt là khăn tắm với người khác.
Nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh;
Tăng cường các điều kiện, tiện nghi vệ sinh cho phụ nữ ở gia đình, nơi học tập, lao động và công tác;
Thăm khám thường xuyên để chủ động ngừa lây truyền bệnh;
Tránh dùng các dung dịch, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH cân bằng;
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo, lau rửa từ trước ra sau (từ âm đạo ra hậu môn), vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục
Nên mặc đồ lót thoáng mát, chọn chất liệu cotton hoàn toàn và nên giặt riêng để tránh không bị lây nhiễm bệnh từ người khác….
Phụ nữ nên biết những nguyên nhân gây mùi hôi vùng kín và cách khắc phục tại nhà
Mùi âm đ.ạo là một trong những vấn đề khó chịu nhất bên cạnh ngứa âm đ.ạo và khô âm đ.ạo của phụ nữ.
Mặc dù, vùng kín có mùi là hoàn toàn bình thường nhưng có mùi hôi sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
Âm đạo có hệ vi khuẩn tự nhiên để giữ cân bằng, chính vì loại vi khuẩn tự nhiên này mà chất nhầy cổ tử cung trong âm đạo luôn có mùi. Phụ nữ cũng có thể trải qua những thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt khi cân bằng độ pH trong âm đạo thay đổi.
TS.BS. Đào Thanh Hường - Khoa Sản bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, kể cả âm đạo khỏe mạnh cũng có mùi nhẹ. Mùi âm đạo có thể thay đổi khi quan hệ tình d.ục, kinh n.guyệt, mang thai... Âm đạo thường có mùi hơi chua như men bánh hoặc giống mùi kim loại trong thời gian hành kinh... Nếu phụ nữ cảm thấy khỏe và mùi hoặc dịch tiết âm đạo không có gì bất thường thì không có lý do gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, mùi âm đ.ạo nồng nặc, khó chịu kèm theo khí hư có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như viêm âm đ.ạo. Chị em cần đi khám để được điều trị tình trạng bệnh và loại bỏ mùi hôi.
1. Nhóm nguyên nhân mùi âm đ.ạo không cần điều trị
Phụ nữ thay đổi nội tiết tố cũng khiến âm đ.ạo có mùi.
Thay đổi nội tiết tố
Tương tự như việc thay đổi mùi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, những thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến mùi của chất nhầy cổ tử cung. Trong thời kỳ mãn kinh và những năm sau mãn kinh, mùi âm đạo vẫn có khả năng thay đổi.
Mang thai cũng làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung do lúc này tiết nhiều dịch hơn, hoặc đôi khi đặc hơn hoặc loãng hơn. Nếu phụ nữ đang mang thai và bị tiết dịch có mùi hôi cần đi khám để được bác sĩ tư vấn vệ sinh.
Âm đ.ạo đổ mồ hôi
Âm đạo đổ mồ hôi là một lý do phổ biến gây ra mùi âm đạo. Bất cứ nơi nào có nhiều nang lông và tuyến mồ hôi như nách và vùng mu có lông mu sẽ luôn có xu hướng đổ mồ hôi cao hơn. Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyên phụ nữ nên sử dụng đồ lót cotton thoáng khí và cần thay ngay sau khi tập luyện thể dục thể thao. Trường hợp lông mu dày và nhiều nên cắt tỉa để ngăn mùi, đặc biệt là trong những tháng thời tiết nắng nóng hoặc ở vùng có khí hậu nóng ẩm.
2. Nguyên nhân mùi âm đ.ạo bất thường cần điều trị
Viêm âm đ.ạo do vi khuẩn (BV)
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến âm đạo có mùi, ảnh hưởng đến 15% - 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đó là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo.
Triệu chứng đầu tiên thường là mùi tanh, có thể tiến triển thành dịch tiết có bọt, xám hoặc xanh lục và cảm thấy ngứa và sưng tấy. Các triệu chứng của BV có thể trở nên tồi tệ hơn do hoạt động tình dục, thụt rửa và sử dụng một số loại nước hoa, chất tẩy rửa có thể gây ra sự thay đổi độ pH âm đạo và góp phần khởi phát BV.
Có một số lựa chọn điều trị khác nhau nếu các triệu chứng của BV không tự biến mất. Khi đi khám, bác sĩ kê một đợt thuốc sát trùng hoặc kháng sinh. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát sau khi điều trị bằng kháng sinh. Do đó, phụ nữ nên thay đổi biện pháp tránh thai nếu đang sử dụng vòng tránh thai.
Hơn nữa, người chồng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhiễm trùng, vì vậy trước khi quan hệ tình dục, cả hai vợ chồng nên vệ sinh sạch sẽ và sử dụng bao cao su trong một thời gian. Hoặc khi đi khám bác sĩ cũng sẽ kê đơn cho hai vợ chồng dùng một đợt kháng sinh để điều trị dứt điểm bệnh.
Nếu có những triệu chứng này, phụ nữ nên đi khám bác sĩ để loại trừ bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào cần điều trị. Điều đó đặc biệt quan trọng nếu đang mang thai vì có nguy cơ chuyển dạ sớm cao hơn.
Trichomonas (Trùng roi)
Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục không do virus phổ biến nhất trên thế giới. Đó là một bệnh ký sinh trùng thường không gây ra nhiều triệu chứng. Một số người gặp các triệu chứng khó nhận thấy như dịch tiết âm đạo màu vàng xanh có mùi khó chịu, âm hộ có thể hơi đỏ và ngứa.
Vì trichomonas là một bệnh nhiễm trùng nên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị cùng lúc cho cả hai vợ chồng để loại bỏ nhiễm trùng và giải quyết các triệu chứng, cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị xong.
Do băng vệ sinh (Hội chứng sốc nhiễm độc)
Hội chứng sốc nhiễm độc do băng vệ sinh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến người nhiễm độc sẽ bị ốm rất nhanh, sốt cao, thay đổi huyết áp và có thể phát ban đỏ lan tỏa, rối loạn chức năng nhiều cơ quan gây tiêu chảy, nôn mửa nhanh chóng tiến tới sốc nặng, ngất xỉu và không hồi phục. Nếu phụ nữ gặp những triệu chứng này, cần nên đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men gây ra mùi men nhẹ, thường gây ngứa, rát và thay đổi dịch tiết âm đạo, có thể vón cục và trắng, tương tự như sữa đông. Phụ nữ nên đi khám bác sĩ để loại trừ bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào.
Viêm đường tiết niệu
Nếu thấy mùi âm đạo giống mùi nước tiểu, điều này có thể do viêm đường tiết niệu. Khi viêm đường tiết niệu không được điều trị sẽ gây sốt và mùi âm đạo khá rõ rệt và khó chịu. Do đó, khi nghi ngờ bị viêm đường tiết niệu, phụ nữ nên đi khám để được điều trị.
3. Khi nào mùi âm đ.ạo cảnh báo ung thư cổ tử cung?
Nếu bị ung thư cổ tử cung dịch tiết âm đ.ạo có mùi hôi.
Nếu ung thư cổ tử cung tiến triển, phụ nữ sẽ gặp các triệu chứng như chảy máu âm đạo đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, tiết dịch âm đạo và có mùi âm đạo hôi tanh.
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu và thường không được phát hiện sớm vì nhiều người không có triệu chứng. Sàng lọc định kỳ bằng phết tế bào cổ tử cung hay xét nghiệm tế bào cổ tử cung là rất quan trọng để phòng ngừa ung thư.
Khi nghi ngờ bị mắc ung thư cổ tử cung, phụ nữ hãy đi khám để được đánh giá, kiểm tra và tiến hành xét nghiệm Pap. Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ có hướng điều trị tốt nhất như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của ung thư.
4. Cách ngăn mùi vùng kín
Vùng kín có mùi hôi là tình trạng không ít chị em gặp phải làm mất đi sự tự tin, ảnh hưởng đến hạnh phúc trong đời sống tình dục. Để cải thiện và ngăn ngừa mùi hôi vùng kín, cần biết được những nguyên nhân có thể gây tình trạng này.
Trong trường hợp thấy mùi thoáng qua, sự thay đổi về mùi này liên quan đến mức độ căng thẳng, chu kỳ kinh n.guyệt... chị em sẽ không cần điều trị mà chỉ cần thay đổi lối sống để duy trì độ pH tự nhiên của âm đ.ạo.
Theo TS.BS Đào Thanh Hường, có nhiều cách để ngăn mùi vùng kín dưới đây:
Vệ sinh sạch vùng kín: Khi vệ sinh vùng kín, làm sạch giữa các nếp gấp của môi âm hộ để loại bỏ mọi chất tích tụ, chị em có thể sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không mùi và nước sạch để rửa bên ngoài vùng âm hộ. Sau khi vệ sinh dùng khăn khô, sạch lau nhẹ nhàng vùng kín.
Tránh thụt rửa làm thay đổi môi trường pH, vi khuẩn trong âm đ.ạo: Âm đ.ạo có khả năng tự làm sạch không cần phải làm bất cứ điều gì có khả năng phá vỡ hệ vi khuẩn âm đạo và môi trường pH bình thường của âm đ.ạo. Tốt hơn hết, chị em không nên sử dụng các chất tẩy rửa và không sử dụng bất cứ thứ gì vào trong âm đ.ạo để thụt rửa.
Chế độ ăn uống cân bằng: Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mùi âm đạo như cà phê, hành, tỏi, sữa và quá nhiều thịt hoặc rượu có thể làm thay đổi mùi hương âm đạo. Do đó không nên sử dụng quá nhiều các loại gia vị mạnh.
Uống đủ nước: Mất nước có thể khiến nước tiểu có mùi amoniac đậm đặc. Uống đủ nước sẽ làm loãng chất thải, từ đó hạn chế mùi.
Mặc quần áo nhẹ, thoáng khí: Quần áo càng chật, nhiệt và hơi ẩm càng bị giữ lại trong và xung quanh âm hộ gây mùi cho vùng kín. Phụ nữ nên mặc đồ lót bằng vải cotton thoáng khí và quần áo rộng rãi để ngăn mồ hôi và vi khuẩn phát triển.
Quan hệ t.ình d.ục an toàn: Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ t.ình d.ục, nên sử dụng bao cao su bảo vệ, ngăn sự tiếp xúc trực tiếp gây lây nhiễm bệnh, tránh dùng gel bôi trơn có mùi hương.
Nếu mùi vùng kín bất thường kéo dài và đi kèm với các triệu chứng khác như đau, rát, ngứa hoặc tiết dịch bất thường, chị em nên đến bệnh viện khám và kiểm tra tình trạng bệnh.
5 việc cần làm để đánh bay mùi khó chịu ở 'vùng kín' Bạn không thể loại bỏ tất cả các mùi, nhưng bạn có thể giảm cường độ của mùi ' vùng kín' bằng cách thực hành các quy trình vệ sinh nhất định. Bình thường, âm đạo tiết ra mùi đặc trưng tùy thuộc vào mỗi cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn gặp một số vấn đề như kỳ kinh nguyệt, quên băng vệ...