Vùng đất TQ – Ấn Độ tranh chấp quan trọng tới mức nào?
Dù chỉ có diện tích chưa đầy 100 km2 nhưng nơi đây sẽ quyết định toàn bộ cục diện nếu chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ nổ ra.
Sơ đồ địa điểm xảy ra tranh chấp lãnh thổ.
Tại vùng đất xa xôi ở dãy núi Himalaya, Trung Quốc và Ấn Độ đang căng thẳng hơn 1 tháng qua. Nhiều người lo ngại, hai cường quốc hạt nhân này có thể đánh nhau vì vùng đất rộng chưa tới 100 km2. Đây là một trong những lần căng thẳng hai bên lên đến mức cao nhất trong hơn 30 năm qua.
Sự việc xảy ra cách đây 1 tháng khi Bhutan phát hiện công nhân Trung Quốc đang mở rộng con đường trên núi. Ngay lập tức, Ấn Độ điều quân đội và vũ khí tới đây, ngăn chặn hành động được cho là “gây căng thẳng khu vực” của Trung Quốc.
Công nhân Ấn Độ xây dựng tại Bhutan.
Hai bên đều đưa ra những lí lẽ của riêng mình và thậm chí là những lời đe dọa nhằm vào phía đối phương. Trung Quốc cũng điều quân tới khu vực này và căng thẳng hai bên được dự đoán có thể nổ ra thành chiến tranh hạt nhân. Vì sao một vùng đất bé nhỏ, xa xôi tại Himalaya lại là mục tiêu tranh chấp của 2 cường quốc thế giới?
Video đang HOT
Về mặt địa lý, khu vực tranh chấp nằm giữa Trung Quốc và Bhutan. Với diện tích 84 km2, nơi đây rất quan trọng với chính quyền Bắc Kinh và New Delhi trong kế hoạch làm chủ toàn bộ châu Á sau này.
Xung đột biên giới bắt nguồn từ năm 1890 sau khi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) và thực dân Anh kí kết thỏa thuận biên giới. Thỏa thuận này không chỉ ra chính xác vị trí đường biên giới khiến hai quốc gia đều cho rằng tuyên bố của mình là có lí, theo Ankit Panda, biên tập viên cao cấp tạp chí ngoại giao Diplomat.
Lính Trung Quốc-Ấn Độ tại biên giới chung năm 2008.
Bhutan và Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ở cao nguyên Doklam, nơi xảy ra tranh chấp. Rìa cực nam của cao nguyên này dẫn tới một thung lũng được các nhà địa chất gọi là “Hành lang Siliguri”. Các nhà chiến lược Ấn Độ gọi đây là “Cổ Gà”.
Dải dất nhỏ hẹp thuộc lãnh thổ Ấn Độ này chỉ rộng chưa tới 40 km nhưng kết nối vùng trung tâm rộng lớn với các bang đông bắc xa xôi. Ấn Độ sợ rằng nếu chiến tranh nổ ra, Trung Quốc sẽ chia cắt hành lang này và khiến 45 triệu dân Ấn Độ phân cách. Phần diện tích bị “cắt xẻ” cũng tương đương nước Anh hiện nay, lên tới hơn 240.000 km2.
Hành lang Siliguri có phần hẹp nhất chỉ 27 km, biến Ấn Độ hoàn toàn nằm trong tầm pháo kích của trọng pháo Trung Quốc. Ngoài ra, khi tuyến đường ở hành lang này được Trung Quốc xây dựng xong, Bắc Kinh có thể ồ ạt dồn xe tăng hạng nặng tới đây bắn phá.
Chính vì lí do này và bởi chủ nghĩa dân tộc tăng cao, hai bên Trung Quốc-Ấn Độ không nhường nhau một chút nào trong xung đột biên giới. Hai bên đều mong muốn có được vị thế chính trị lớn trên trường quốc tế và sự nhượng bộ có thể dẫn tới thảm họa khi chiến tranh xảy ra.
Ấn Độ-Trung Quốc là hai cường quốc quân sự trên thế giới.
Học giả Jeff Smith, từ Hội đồng Chính sách Ngoại giao Mỹ, chuyên nghiên cứu quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ, nói rằng sự căng thẳng hiện nay cũng giống như xung đột biên giới năm 1962. “Thông điệp đưa ra giống hệt cách đây hơn 50 năm”, Jeff nói.
Theo Danviet
Không quân Ấn Độ sẵn sàng chiến tranh tổng lực với Trung Quốc
Tư lệnh không quân Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng cho mọi tình huống với Trung Quốc ở khu vực biên giới, bất chấp việc thiếu hụt máy bay.
Máy bay chiến đấu Ấn Độ trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Căng thẳng ở biên giới vẫn tiếp diễn và các giải pháp ngoại giao đang được xem xét", India Today hôm qua dẫn tuyên bố của Tư lệnh Không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa.
Ông Dhanoa cũng khẳng đinh mặc dù thiếu hụt máy bay chiến đấu, không quân Ấn Độ vẫn sẵn sàng cho "một cuộc chiến tổng lực" với Trung Quốc, hoặc thậm chí là một cuộc chiến bao gồm hai đối thủ là Trung Quốc và Pakistan.
"Một cuộc chiến tranh tổng lực đòi hỏi một số lượng máy bay chiến đấu nhất định mà chúng ta không thể đáp ứng ngay lúc này. Tuy nhiên, chính phủ nắm rõ tình trạng thiếu hụt này", ông Dhanoa nói.
Tư lệnh Ấn Độ hy vọng với việc chính phủ nước này mới ký hợp đồng mua các máy bay chiến đấu của Pháp, tình trạng thiếu hụt lực lượng của không quân sẽ sớm được giải quyết.
Vị trí cao nguyên Doklam. Đồ họa: BBC.
Căng thẳng Trung - Ấn bắt đầu khi một trung đội Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm 8/6 lợi dụng đêm tối lặng lẽ tiến vào cao nguyên Doklam nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bhutan, phá bỏ những lô cốt mà quân đội hoàng gia Bhutan đã xây dựng cách đây nhiều năm để phục vụ tuần tra biên giới.
Ngày 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc tiến vào Doklam nhằm xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên, nhưng vấp phải sự phản đối của quân đội Bhutan. Lính Trung Quốc không chịu rút đi, buộc Bhutan phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. Hai ngày sau, khoảng 300 - 400 lính Ấn Độ tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc.
Binh sĩ hai nước sau đó đối đầu nhau gần một thung lũng, chia tách Ấn Độ và Bhutan, mà Trung Quốc đang kiểm soát. Thung lũng này cho phép Trung Quốc tiếp cận khu vực gọi là Cổ Gà, một dải đất hẹp kết nối Ấn Độ và những khu vực hẻo lánh phía đông bắc nước này.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc đổ lỗi Ấn Độ kích động tranh chấp Ngoại trưởng Vương Nghị đổ lỗi cho Ấn Độ gây ra cuộc đối đầu ở biên giới bằng cách triển khai quân vào lãnh thổ Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters. "Đúng sai rõ như pha lê và kể cả các quan chức cấp cao Ấn Độ đã công khai tuyên bố quân đội Trung Quốc không đi qua...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tại sao Tổng thống Trump liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia?

Mưa lớn gây thiệt hại tại miền Nam Trung Quốc

Iran kêu gọi giải quyết bất đồng thông qua đối thoại - Mỹ vạch 'giới hạn đỏ'

Trung Quốc yêu cầu quan chức kiềm chế chi tiêu cho rượu và thuốc lá

Mỹ điều tra vụ tàu buồm Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Hàn Quốc và các nước học được 'mẹo' gì từ thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh?

EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh

Israel tiếp tục triển khai chiến dịch ở Gaza - Ai Cập hối thúc các bên lập tức ngừng bắn

Màn tranh luận nảy lửa giữa hai ứng viên tổng thống Hàn Quốc

Kinh tế Trung Quốc vẫn vững trước bão thuế quan, sản xuất công nghiệp tăng vượt dự báo

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy vào top 10 Nhan sắc vượt thời gian
Sao việt
7 phút trước
Nhạc sĩ Anh Quân: "Mỹ Anh là một nghệ sĩ khác biệt và hoàn toàn tự lập"
Nhạc việt
10 phút trước
Nam NSƯT leo rào diễn 20 show một ngày, đưa hết tiền cho vợ mua bất động sản và kết quả
Tv show
18 phút trước
Kang Dong Won mở ra trào lưu "mỹ nam đẹp hơn hoa", thắng đời 126.000 tỷ là ai?
Sao châu á
18 phút trước
Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?
Netizen
27 phút trước
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát, dễ ăn
Ẩm thực
43 phút trước
Covid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh
Sức khỏe
1 giờ trước
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
1 giờ trước
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
2 giờ trước
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
2 giờ trước