Vùng đất của bầy hổ chúa khổng lồ
Giới khoa học ghi nhận hổ chúa ở Western Ghats (Ấn Độ) có thể đạt kích cỡ tới 7 m, nặng gần 20 kg.
Western Ghats là vùng đất rộng mênh mông, bao quanh dãy núi chạy dọc bờ biển phía tây nam Ấn Độ.
Vùng đất này rộng tới 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đây là vùng đất đa dạng sinh học. Vô số loài vẫn chưa được khám phá ở đây.
Western Ghats nổi tiếng là vương quốc của loài hổ mang chúa.
Rắn hổ mang chúa xuất hiện khá phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở các nước này, loài hổ mang chúa đang dần suy kiệt bởi sự săn bắt và thu hẹp môi trường sống.
Hiện Western Ghats được coi là nơi mà số lượng loài hổ chúa còn nhiều nhất thế giới. Nhiều khu bảo tồn rắn hổ chúa đã được quy hoạch để bảo tồn loài rắn này.
Việc bảo tồn loài hổ chúa ở Western Ghats rất thuận lợi, bởi người dân Western Ghats rất tôn trọng rắn hổ chúa, coi chúng như thần linh, không bao giờ giết loài rắn này.
Môi trường sống phù hợp, được bảo vệ nghiêm ngặt, nên hổ chúa ở Western Ghats có điều kiện phát triển rất tốt, đạt kích thước cực đại.
Video đang HOT
Chúng sống được tới 30 năm và không bao giờ ngừng phát triển. Đó chính là lý do mọi người có thể gặp những con rắn chúa khổng lồ ở Western Ghats.
Các nhà khoa học nghiên cứu về hổ chúa từ khắp thế giới đã đến vùng đất này và ghi nhận hổ chúa ở đây có thể đạt kích cỡ tới 7 m, nặng gần 20 kg.
Western Ghats là nơi ẩm ướt nhất hành tinh. 40% lượng nước của Ấn Độ được cung cấp bởi những con sông, suối bắt nguồn từ Western Ghats.
Môi trường ẩm ướt phù hợp với rất nhiều loài bò sát, gồm những loài có nọc độc, trong đó, hổ mang chúa thống trị các loài. Vì thế Western Ghats còn được coi là vùng đất chết chóc.
Từ nhiều năm nay, cư dân đã mở rộng môi trường sống vào vùng lõi. Nhiều ngôi làng đã mọc lên bên trong Western Ghats.
Cư dân xây dựng nhà cửa, phát rừng làm nương, trồng cấy lương thực, thu hút loài chuột tìm đến cộng sinh.
Hổ mang chúa là loài ăn thịt đồng loại, đặc biệt ưa thích rắn săn chuột, nên chúng cũng tìm về các ngôi làng để săn mồi.
Mỗi năm, rắn hổ chúa thay da 4-5 lần. Sau khi thay da, chúng thường tìm nơi ấm áp để trú ẩn. Những ngôi nhà của con người là môi trường lý tưởng để chúng trú ngụ, chờ đợi lớp da mới cứng cáp hơn.
Thế nên, việc các cư dân phát hiện hổ mang chúa trong bếp, trong phòng ngủ, trên mái nhà là việc xảy ra hàng ngày.
Người dân và loài rắn chúa có thể chung sống hòa bình, chấp nhận để chúng ở nhờ trong thời gian mới thay da. Con người không tấn công chúng, nên chúng cũng không có lý do để phản đòn.
Những gia đình sợ hãi loài hổ chúa, không muốn chúng ở trong nhà, thì có thể gọi nhân viên của các khu bảo tồn đến bắt chúng thả vào rừng.
Ở Western Ghats, hàng ngàn nhân viên làm công việc cứu hộ rắn hổ chúa, cũng như các loài khác. Riêng công việc cứu hộ loài hổ mang chúa khi chúng lạc vào nhà dân cũng đã quá vất vả và nguy hiểm.
Nọc độc của hổ mang chúa vô cùng kinh khủng. Một cú đớp của hổ mang chúa sẽ cướp mạng con voi nặng vài tấn. Lượng nọc độc trong cơ thể hổ mang chúa đủ giết vài chục người.
Theo Datviet
Khám phá "nọc độc" của Hổ mang chúa Việt Nam
Được giới truyền thông ví von là "Hổ mang chúa", Su-30MK2 là loại tiêm kích hiện đại nhất trong biên chế Không quân Việt Nam bởi được trang bị những "nọc độc" để vô hiệu hóa kẻ thù.
R-27 AA-10 Alamo
Đây là loại "nọc độc" không đối không uy lực nhất của Hổ mang chúa. R-27 là loại tên lửa không đối không tầm trung đến tầm xa được thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng trong Không quân Liên Xô năm 1985, NATO định danh là AA-10 Alamo.
Các biến thể trong gia đình R-27, nhưng tên lửa có phần mũi hình tròn được trang bị đầu dò hồng ngoại, còn phần mũi nhọn được trang bị radar. Tên lửa có đường kính 230 mm, chiều dài 3,8-6,2 mét tùy biến thể, trọng lượng 253-343 kg tùy biến thể, đầu đạn nặng 39 kg, tốc độ gấp 4 lần vận tốc âm thanh (4500km/h)
R-27 là đối thủ trực tiếp của tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow của khối NATO, R-27 được thiết kế theo dạng modun tạo nền tảng phát triển gia đình tên lửa với nhiều biến thể khác nhau. Biến thể sản xuất đầu tiên là R-27R sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K với khả năng khóa mục tiêu từ khoảng cách 25,6 km, tầm bắn 70 km, NATO định danh biến thể này là AA-10 Alamo A.
Biến thể R-27T, NATO chỉ định là AA-10 Alamo B, biến thể này lại có 2 biến thể nhỏ, R-27T sử dụng đầu dò radar thụ động Avtomatika 9B-1032, băng tần X, radar này giúp tên lửa hoạt động như một tên lửa chống bức xạ. Đầu dò này có khả năng phát hiện ra sóng radar phát ra từ máy bay đối phương ở cự ly tới 234 km. Biến thể này có tầm bắn tối đa 70 km trong điều kiện tối ưu.
Cận cảnh 2 quả tên lửa R-27 với R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại phía trong và R-27ER sử dụng radar bán chủ động ở ngoài.
Biến thể R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại 36T với khả năng khóa mục tiêu từ cự ly 14,5km, tầm bắn 62,5km, biến thể này không có liên kết dữ liệu làm cho tên lửa trở nên hiệu quả hơn trong chiến đấu phạm vi ngắn.
R-27ER, NATO chỉ định AA-10 Alamo C, biến thể này sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K nhưng đường kính radar lớn hơn một chút so với R-27R, phần động cơ lớn hơn một chút để đáp ứng yêu cầu tăng tầm bắn, biến thể này có tầm bắn lên đến 130km, tên lửa được đưa vào trang bị rộng rãi trong những năm 1990.
Biến thể R-27EA, NATO định danh là AA-10 Alamo D, biến thể này sử dụng đầu dò radar chủ động 9B-1103M có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 25 km, biến thể này có tầm bắn 130 km.
Biến thể R-27P, NATO định danh là AA-10 Alamo E biến thể này được trang bị đầu dò radar thụ động 9B-1032, nó hoạt động như một tên lửa không đối không chống bức xạ với tầm bắn 72 km.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra tên lửa R-27 đang được bảo quản, lưu ý chỗ Thủ tướng Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đặt tay đường kính lớn hơn so với phía trước, đây chính là bằng chứng cho thấy R-27ER tầm bắn 130 km đang có mặt trong biên chế.
Biến thể này còn có một biến thể nhỏ khác là R-27ET sử dụng đầu dò hồng ngoại Mk-80 với khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 15 km, biến thể này có tầm bắn 120 km.
Biến thể mới nhất của gia đình R-27 là R-27EP1, NATO định danh là AA-10 Alamo F nó là một tên lửa không đối không chống bức xạ thụ động với tầm bắn lên đến 130 km. Sự có mặt của R-27EP1 trên cánh của Hổ mang chúa khiến đối phương phải băn khoăn khi mở sóng radar sục sạo mục tiêu.
Điểm chết người của biến thể này là ở chỗ, lần theo cánh sóng của radar đối phương phát ra và tiêu diệt chúng. Do hoạt động ở chế độ thụ động nên đối phương không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của R-27EP1.
Theo như hình ảnh được công bố trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Trung đoàn không quân 923 thì hiện tại Không quân Việt Nam đang sử dụng biến thể R-27ER AA-10 Alamo C tầm bắn 130km.
Đây là biến thể hiện đại hàng đầu của gia đình R-27, việc Hổ mang chúa Việt Nam được trang bị loại "nọc độc" này thực sự là một tin vui, R-27ER cùng Hổ mang chúa sẽ tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
R-27ER không chỉ đánh bại đối thủ trực tiếp của nó là AIM-7 Sparrow mà còn vượt mặt so với biến thể AIM-120C-5 của Mỹ về tầm bắn 130km so với 105km của AIM-120C-5. So với các loại tên lửa không đối không tầm trung đến xa của Nga thì nó chỉ kém R-77M.
Theo vietbao
Nghề săn bắt rắn độc Dễ dàng kiếm tiền triệu nhưng chỉ cần sơ sảy, người săn rắn độc có thể mất mạng. Nếu bị rắn hổ đất cắn phải mổ bụng lấy mật rắn nuốt, rồi dùng lưỡi hái khoét vết thương hút máu độc và nhanh chóng đi viện cấp cứu. 6h sáng, nhóm bắt rắn của Mười Hiền (xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh...