Vùng cửa biển tấp nập cá, tôm, chị em phụ nữ làm không hết việc
Thuyền vừa cập bến, cũng là lúc những người phụ nữ xã Ngư Lộc ( huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) lại tất bật với công việc phân loại, vận chuyển cá, tôm, cua…
Công việc vất vả, chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ nhưng có người gánh cả tấn cá, tôm, cua trên vai…đó là nguồn thu nhập chính của những “bóng hồng” nơi đây.
Có mặt tại cửa biển xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vào trung tuần tháng 5, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đã ghi nhận cuộc sống mưu sinh của những “bóng hồng” nơi cửa biển.
Họ là những người chị, cô ở độ tuổi từ 30-60, hằng ngày với công việc gánh cá, bóc tôm, cua…để kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình.
Mỗi thúng tôm nặng từ 40-50kg được chủ thuyền trả 10.000 đồng/chuyến. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên, chị Phạm Thị Nhơn (thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc) tâm sự: “Tôi làm nghề gánh cá, tôm thuê đã gần 10 năm. Ngày nắng cũng như mưa đều phải làm việc, chỉ cần có thuyền cập bến, có người thuê là làm. Bình quân, mỗi lần tôi vận chuyển một thúng cá tươi nặng khoảng 40-50kg thì chủ thuyền trả 10.000 đồng. Nếu hôm nào thuyền về nhiều, cá, tôm nhiều thì ngày đó tôi gánh hàng tấn cá, tôm trên vai, thu nhập cũng được 150.000-200.000 đồng”.
Thuyền vừa cập bến là công việc của những “bóng hồng” bắt đầu. Ảnh: Vũ Thượng
Theo quan sát của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, từ nơi thuyền cập bến đến khu vực tập kết cá, tôm…trên bờ (mặt đê) có chiều dài khoảng 30 mét. Các chị, cô phải di chuyển qua bề mặt đê dốc đứng nên cũng ảnh đến tới tốc độ công việc.
Để vận chuyển cá, tôm từ dưới thuyền lên bờ phải vượt qua đoạn đường dốc khoảng 30 mét. Ảnh Vũ Thượng
Chị Vũ Thị Tuyên (thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc) sau hai chuyến vận chuyển tôm tươi từ thuyền lên bờ với trọng lượng gần 2 tạ, chị Tuyên chia sẻ: “Ngày nào chúng tôi cũng vận chuyển hàng tấn cá, tôm…từ dưới thuyền lên bờ. Cũng có nhiều người mới vào nghề, đi chưa quen, khi vượt qua đoạn đê dốc rất khó khăn. Ở đây vui cái là làm gần nhà nên tiện chăm sóc gia đình, chứ thu nhập thấp lắm”.
Những thúng tôm nặng cần tới hai người mới vận chuyển lên được. Ảnh: Vũ Thượng
Video đang HOT
Công việc vất vả là thế, nhưng bù lại thu nhập của những người phụ nữ gánh cá, bóc tôm ở nơi đây không cao, có những hôm nhiệt độ gần 40oC, trên cửa biển Ngư Lộc vẫn tấp nập phụ nữ đội nón, bịt mặt “hăng say” công việc.
Nhiệt độ có thời điểm gần 40oC cũng không ngăn được những người phụ nữ Ngư Lộc bóc tôm. Ảnh: Vũ Thượng
Xã Ngư Lộc có mật độ dân số cao nhất Việt Nam, với trên 18.000 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên khoảng 93 ha (trong đó đất thổ cư 47 ha, còn lại đất bãi bồi và đảo nẹ). Xã hầu như không có đất nông nghiệp.
Mỗi chuyến xe được chủ thu mua trả 10.000 đồng với khoảng đường di chuyển 500-700 mét. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, số đông những phụ nữ mưu sinh bên cửa biển Ngư Lộc đều có hoàn cảnh khó khăn, không công việc ổn định, có người chồng mất sớm một mình nuôi con.
Mỗi 1 kg tôm, cua bóc được chủ cơ sở trả 5.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng
Chị Hoàng Thị Nhưng (thôn Bắc Thọ, xã Ngư Lộc) bộc bạch: “ Cuộc sống nơi cửa biển đàn ông thì đi săn bắt ngoài khơi, còn phụ nữ chúng tôi ở nhà chăm con. Công việc tôi không ổn định, nên chỉ biết đi bóc tôm kiếm thêm thu nhập. Hôm nào tôm về nhiều tôi cũng bóc được khoảng 15 kg tôm tươi, với giá người ta trả 5.000 đồng/kg tôm bóc rồi”.
Nghề xẻ thịt cá làm chả giúp những người phụ nữ Ngư Lộc có thêm thu nhập. Ảnh: Vũ Thượng
Ở Ngư Lộc có 1,2 km bờ biển, không phải nhà nào cũng có nghề, có tàu để ra khơi đánh bắt. Ngoài nghề bóc tôm, thì những người phụ nữ Ngư Lộc còn tham gia vào xẻ các loại cá bé để lấy thịt làm chả, và sơ chế hải sản như: Phơi moi, phơi cá… công việc này thường không phân biệt độ tuổi lớn nhỏ.
Nhiều em nhỏ tranh thủ ngày nghỉ học đi bóc tôm thuê. Ảnh: Vũ Thượng
Toàn xã Ngư Lộc hiện có 353 phương tiện đánh bắt hải sản, tổng công suất 62.112 CV, với 2.548 lao động từ nghề cá. Các nghề ở địa phương vẫn chưa có nhiều, nên đa phận người dân đi làm ăn xa, số người tham gia vào vận chuyển, bóc tôm, xẻ cá…khoảng 200 người, thu nhập từ 100.000-150.000 đồng/người/ngày.
“Cái khó của địa phương là dân số đông, diện tích tự nhiên ít, nghề đi biển là chính nhưng đến nay vẫn chưa có điểm chế biến nào mang tầm quy mô lớn”, ông Nguyễn Hải Năm-Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Con cụng là loài gì mà dân ở đây dùng gậy tre dài hơn 3m để bắt?
Con cụng thường sống trong hang, gốc cây mỗi khi thủy triều rút chúng lại bò lên mặt bùn để tìm kiếm thức ăn và phơi nắng, khi có tiếng động là lao ngay xuống hang ẩn nấp.
Để "thu phục" con cụng, người dân xã Đã Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã "chế" những chiếc cần câu tre dài hơn 3m không lưỡi, không mồi. Chính những chiếc cần câu độc đáo này mà có người mỗi ngày bắt gần 10kg con cụng bán thu về hàng trăm ngàn đồng.
Mặt trời vừa lên cũng là lúc thủy triều rút cạn nước, phía trong chân đê tại bãi bồi xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) hàng chục "cần thủ" lại bắt đầu với công việc "săn" con cụng ở dưới các gốc cây bần, cây vẹt, gần khu vực bãi đá...đó là những vị trí mà con cụng thường hay tập trung sinh sống.
Con cụng thường đào hang dưới các gốc cây, bãi đá để ẩn nấp...nhưng cũng chịu "khuất phục" trước đôi bàn tay của người dân Đa Lộc. Ảnh: Vũ Thượng
Con cụng là con gì? Con cụng là loài gì? Nhiều người xem dân Đa Lộc bắt con cụng đều thắc mắc hỏi. Con cụng giống y như con cua, con khều, con cáy, cũng có tám cẳng 2 càng, chân có lông, thuộc lớp giáp xác sống chủ yếu ở các cửa sông, biển, nơi mực nước lên xuống hằng ngày.
Người câu cụng có kinh nghiệm lâu năm như anh Đào Văn Tổng (thôn Đông Tân) vẫn e ngại với những bước di chuyển trên mặt bùn. Ảnh: Vũ Thượng
Để tiếp cận gần khu vực câu con cụng, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN được các cần thủ nhắc nhở nên trang bị một đôi ủng hoặc đi đôi tất vải với mục đích tránh phía dưới lớp bùn có những viên đá sắc nhọn khía vào chân chảy máu. Đồng thời, khi đi "thu phục" con cụng phải học cách đứng "bất động" chỉ cần một tiếng động nhẹ là cả đàn cụng ngay lập tức lao xuống hang hết.
Chia sẻ với phóng viên, ông Đào Văn Tổng (thôn Đông Tân, xã Đa Lộc) nói: "Con cụng, con còng xuất hiện ở khu vực bãi bồi xã Đa Lộc nhiều lắm, chỉ cần dùng cần câu có lưỡi nhưng không cần mồi vẫn bắt được chúng. Nếu hôm nào trời nắng to, con cụng trong hang bò lên mặt bùn đặc kín, cần đứng một chỗ là có thể câu. Hiện nay, con cụng đang bán với giá 40.000-50.000 đồng/kg".
Thời tiết nắng nóng có ngày anh Đào Văn Tổng "săn" được 10kg con cụng. Ảnh: Vũ Thượng
"Nghề câu cụng cũng không khó nhọc mấy, trước tiên phải học cách bước đi nhẹ nhàng, cần câu luôn hướng về phía trước mặt, tay phải cầm cần, tay trái cầm lưỡi câu (tùy từng người có thể đổi tay). Khi thấy con cụng bò trên mặt bùn ngắm thật chuẩn, vung cần dứt khoát là bắt được ngay, có hôm tôi bắt được cả 10 kg cụng", ông Đào Văn Tổng bộc bạch thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo quan sát của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cần câu mà các cần thủ Đa Lộc dùng để bắt con cụng được "chế" từ thân cây trúc vót nhẵn, có chiều dài từ 2-2,5 mét, dây buộc là loại cước đúc màu trắng và nhiều lưỡi buộc chùm vào nhau. Đặc biệt, đây là cách bắt cụng không cần tốn công chuẩn bị mồi.
Để nhận dạng con cụng qua đặc điểm mai có đốm màu nâu đất, an ten, mắt màu tím. Ảnh: Vũ Thượng
Con cụng giống với các loại cua, khều, cáy nhưng có một số điểm khác như: Trên mai cụng có màu nâu đất, có đốm vàng, an ten, mắt mầu tím, đôi càng to sắc nhọn...
Hướng mắt về phía xa bãi bồi với một màu xanh của những cây vẹt, cây bần đang trong giai đoạn phát triển. Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, nhận thấy một người đàn ông với chiếc giỏ bên hông và đang di chuyển rất chậm trên mặt bùn.
Dụng cụ bắt con cụng được "chế" từ thân cây tre dài hơn 3 mét. Ảnh: Vũ Thượng
Tiến lại gần, người đàn ông giới thiệu tên là Phạm Văn Ơn (74 tuổi, thôn Đông Thành), ông Ơn thân mật kể: "Giờ tôi có tuổi, mắt kém nên việc câu con cụng rất khó, vung cần không chính xác như trước. Vì thế, tôi đã "chế" thân cây tre dài hơn 3 mét và đánh mỏng một đoạn sắt để làm cái mai gán vào đầu gậy, khi con cụng bò lên miệng hang, tôi chỉ việc phi thẳng cái gậy để chặn đường con cụng bò xuống hang là có thể bắt được. Tuy cách bắt này tốn nhiều thời gian, nhưng có hôm nắng to cũng thu hoạch cả 4-5kg cụng ấy".
Con cụng thấy tiếng động là lao vào hang ẩn nấp nên rất khó bắt. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng có mặt trên bãi bồi thuộc địa phận xã Đa Lộc, chị Vũ Thị Gái cho biết: "Nghề "thu phục" con cụng không chỉ mình đàn ông mới biết cách bắt. Chúng tôi phụ nữ nhưng có nhiều người câu cụng giỏi lắm. Việc chuẩn bị cần câu để bắt con cụng rất đơn giản, một đoạn que bằng thân cây tre dài và có buộc dây cước trắng nhưng khác cái, chúng tôi phải chuẩn bị mồi nhiều như: Các loại cá tươi thái nhỏ, cám gạo rang thơm buộc từng túi...k hi con cụng ngửi thấy mùi thơm từ cá, cám là lao tới cắp mồi cứ thế chúng tôi nhẹ nhàng nhắc lên cho vào giỏ".
Những người phụ nữ Đa Lộc "thu phục" con cụng, con còng không cần lưỡi câu vẫn đầy giỏ. Ảnh: Vũ Thượng
"Việc câu con cụng cũng không vất vả mấy, ngày câu khoảng 5-6 tiếng, có người đi đúng hướng cụng tập trung thì bắt được 5-6 kg, bán hết được khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày. Nhưng một tháng chỉ đi câu được 15-20 ngày, con cụng có nhiều nhất vào tháng 1 đến tháng 9 hằng năm", chị Vũ Thị Gái chia sẻ thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Giá bán con cụng từ 40.000-50.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng
Con cụng là loài sống ở ngoài môi trường tự nhiên và xuất hiện ở vùng bãi bồi xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) từ rất lâu. Việc bắt con cụng cũng được "thợ săn" cân nhắc, sàng lọc để hằng năm khi bước vào mùa cụng người dân Đa Lộc lại có thêm nguồn thu nhập, cũng như được thưởng thức những món canh chế biến từ con cụng ngọt ngào.
Thanh Hóa: Bộ xương "Cá Ông" khổng lồ được dân lập đền thờ cúng Xác cá voi nặng gần 40 tấn, được cho là xác cá voi lớn nhất miền Bắc, trôi dạt vào bờ biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa), ngư dân ở đây đã lập đền thờ. Việc lập đền thờ "Cá Ông" nhằm đáp ưng nhu cầu về tâm linh của người dân, cầu mong những chuyến ra khơi mưa...