“Vực thẳm tài khóa” vẫn đang đợi ông Obama
Dù ông Obama tái đắc cử làm tổng thống, vấn đề lớn của nước Mỹ vẫn là “vực thẳm tài khóa”, với nền kinh tế vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu. Đó là quan ngại của một người Mỹ tại Hà Nội sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Một nửa nước Mỹ vui mừng trước chiến thắng của ông Obama.
Những ủng hộ viên Dân chủ
Jaspas- nhà hàng nhỏ nằm trên tầng 4 của tòa nhà Somerset- đông khách hơn thường lệ ngay từ sáng sớm ngày 7.11.
Gương mặt ngái ngủ, Mitchell Willcox- 26 tuổi, cho biết anh đã có mặt tại Jaspas từ 6h30 để cùng khoảng 20 cử tri Mỹ khác đang sinh sống tại Hà Nội theo dõi kết quả bầu cử.
Cả khán phòng dội lên những tiếng vỗ tay và hò la cổ vũ mỗi khi người dẫn chương trình của Hãng truyền thông Mỹ CNN thông báo về chiến thắng của Tổng thống Obama tại một bang cụ thể. Không có sự ủng hộ nào dành cho ứng viên Romney. Lý do đơn giản bởi nhà hàng Jaspas vào sáng 7.11 được “quy hoạch” riêng cho các thành viên Dân chủ. “Tôi không nghi ngờ gì về việc Tổng thống Obama tái đắc cử. Ông Romney không phải là lựa chọn tốt cho nước Mỹ”- Willcox nói.
Video đang HOT
Ông Wim Conklin – người đồng tổ chức sự kiện theo dõi bầu cử tại Jaspas – lý giải sự sít sao của cuộc bầu cử là do ứng viên Cộng hòa Romney là người biết tận dụng cơ hội và biết thích ứng hoàn cảnh trong suốt chiến dịch tranh cử để tận dụng cử tri. Ngoài ra, có nhiều cử tri Mỹ đổ lỗi cho chính quyền đương nhiệm và Tổng thống Obama đã không làm hết sức để vực dậy nền kinh tế.
“Khó khăn hiện nay là do hậu quả từ thời của Tổng thống George W.Bush để lại, khiến nước Mỹ cần nhiều năm để vực dậy nền kinh tế nhưng người dân không đủ kiên nhẫn. Họ muốn phải cải thiện kinh tế ngay và luôn. Điều đó là không thể, dù ông Obama là một Tổng thống tốt”- ông Conklin nói.
Sự kiện theo dõi bầu cử tại nhà hàng Jaspas đã được ông Conklin cùng một vài thành viên khác lên kế hoạch từ khoảng tháng 8. “Những người có mặt tại đây không chỉ có công dân Mỹ, mà cả các bạn Đức, Australia hay người Việt Nam. Vào trưa nay, tôi sẽ trở lại làm việc, để chuẩn bị cho bữa tiệc hậu bầu cử chúc mừng Tổng thống Obama”- ông Conklin cười.
Claire Sauvage-Mar- cán bộ truyền thông của Blue Dragon là người đã sát cánh cùng ông Conklin trong nhiều tháng qua để hỗ trợ các cử tri Mỹ tại Hà Nội đăng ký đi bầu. Cô đã ở Việt Nam 1 năm và 1 tháng.
“Tôi hy vọng chiến thắng của ông Obama đủ thuyết phục để không gây ra tranh cãi nào”- Sauvage-Mar cười, gợi nhắc đến sự cố bầu cử năm 2000 giữa Phó Tổng thống Al-Gore và Thống đốc George W.Bush.
Theo Sauvage-Mar, một số người Dân chủ cho rằng bão Sandy có thể gây tác động không tốt đến kết cục bầu cử, vì nó diễn ra ở bờ Đông- nơi có rất nhiều cử tri Dân chủ.
“Tôi lại cho rằng bão Sandy lại là một điềm lành cho Đảng Dân chủ, vì hiện nay phe Cộng hòa đang tấn công về bộ máy chính quyền cồng kềnh. Nhưng khi có thảm họa hoặc thiên tai diễn ra, người dân sẽ thấy được sự cần thiết phải có một chính quyền lớn để có được đủ người giúp đỡ họ ngay khi cần. “Có nghĩa bão Sandy đã giúp Tổng thống Obama chứng tỏ cơ chế và bộ máy của chính quyền hiện nay thực sự hiệu quả”- cô lý giải.
“Vực thẳm tài khóa” vẫn đợi ông Obama
Tại khách sạn InterContinental, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) thuê cả một khán phòng rộng để các thành viên cùng ăn sáng và theo dõi diễn biến cuộc bầu cử Mỹ. Có khoảng 80 thành viên AmCham có tham dự sự kiện này. Không khí trong phòng hết sức sôi động với 3 màn hình lớn, giúp những người tham dự cảm nhận rõ rệt hơn diễn biến bầu cử.
Tiến sĩ Mark Rapport- một người Dân chủ Mỹ đích thực, cũng ngạc nhiên không kém tôi- một phóng viên Việt Nam, vì “quá khó để tìm được người ủng hộ phe Cộng hòa tại sự kiện này”.
“Có thể bởi những người càng có trình độ học vấn cao sẽ càng đánh giá tích cực về những gì ông Obama đã làm trong nhiệm kỳ vừa qua”- ông Rapport lý giải.
Ngay khi tôi vừa đề nghị phỏng vấn, ông Peter R.Ryder- Tổng Giám đốc Indochina Capital- đã cười lớn, khẳng định: “Tôi ủng hộ Tổng thống Obama”.
Tuy nhiên, ông Ryder không hài lòng về chiến dịch tranh cử kéo dài và tốn kém vừa qua- điều mà ông gọi là “một chiến dịch tiêu cực”. “Cả hai ứng cử viên thay vì nói về những vấn đề quan trọng cần bàn đến của nước Mỹ, thì lại chủ yếu dành thời gian công kích nhau”- ông nói.
Ông Ryder quan ngại, dù ai được bầu lên làm tổng thống, vấn đề lớn của nước Mỹ vẫn là “vực thẳm tài khóa” (fiscal cliff), với nền kinh tế vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu. “Đây là lúc cả hai đảng cần phải để lại đằng sau những khác biệt để cùng hợp tác và đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu không có sự thỏa hiệp và hợp tác, Mỹ sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn, gây tác động xấu đến kinh tế thế giới”.
Ngay sau sự kiện theo dõi bầu cử tại AmCham sáng 7.11, ông Ryder vội vã ra sân bay để vào TP. Hồ Chí Minh cho 2 cuộc họp chiều cùng ngày, với nụ cười trên môi vì Tổng thống Obama- người ông ủng hộ- đã chiến thắng.
Còn những người Mỹ theo phe Dân chủ đã tụ họp tại quán Hot n’ Pan ở Bùi Thị Xuân để ăn mừng chiến thắng của ông Obama. Nhưng Mitchell Willcox không có mặt trong số này, bởi “tôi phải ngủ bù, vì sáng đã dậy quá sớm để theo dõi bầu cử ở Jaspas”.
Theo laodong
Tổng thống Obama "tạo công ăn việc làm" cho đối thủ Romney
Ông Mitt Romney sẵn sàng làm việc cho chính quyền của ông Barack Obama, cho dù vừa bị đánh bại trong cuộc đua giành ghế tổng thống Mỹ.
Tổng thống Obama (trái) và Mitt Romney.
Khả năng ông Romney được mời làm việc trong chính phủ nhiệm kỳ mới đã được đề cập tới trong bài phát biểu mừng chiến thắng của ông Obama. "Tôi muốn ngồi lại với Thống đốc Romney để bàn xem chúng tôi có thể hợp tác với nhau ở đâu để đưa đất nước này tiến lên phía trước" - ông Obama nói.
Grant Bennett- người cùng làm lâu năm với ông Romney ở Massachussetts- cho biết, ông Romney sẽ không bao giờ tranh cử một lần nữa, song nếu khéo thuyết phục, ông ấy có thể quay lại làm việc trong lĩnh vực dịch vụ công.
"Nếu Tổng thống mời ông Romney, ông ấy sẽ nói: Tôi là một người Mỹ. Tôi có thể đóng góp được gì?" - ông Bennett trả lời tờ Telegraph. "Động lực cơ bản của Romney là muốn tạo sự khác biệt để mang lại lợi ích cho người dân".
Tuy nhiên, động thái này có thể làm Đảng Cộng hòa khó chịu và tìm cách ngăn ông Obama thực hiện kế hoạch hợp tác với ông Romney. Trong khi đó, Alex Castellanos- một chiến lược gia nổi tiếng của Đảng Cộng hòa- nói rằng, hành động của Obama với Romney không những "là vô cùng rộng lượng mà còn rất khôn ngoan".
Mang cảm giác thất bại sau 6 năm tranh cử tổng thống Mỹ, ông Romney ban đầu dự kiến rút lui về ngôi nhà bên bờ biển trị giá 12 triệu USD ở La Jolla, California và dành thời gian cho vợ, 5 con trai cùng 18 đứa cháu của mình.
Tuy nhiên, người bạn thân Bennett nói rằng ở tuổi 65, cựu Thống đốc Massachussetts "vẫn tràn đầy năng lượng và có sức khỏe tuyệt vời", sau một quãng thời gian nghỉ ngơi với con cháu, ông ấy chắc chắn sẽ không nghỉ hưu hẳn.
Tuy nhiên, Bennett cho biết ông Romney- người có tài sản trị giá 250 triệu USD "trong giai đoạn này không quan tâm đến tiền bạc" và có thể dành thời gian làm từ thiện hơn là làm việc cho khu vực tư nhân.
Bà Ann- vợ ông Romney- bác bỏ ý kiến cho rằng ông bị cám dỗ bởi những việc làm béo bở trong lĩnh vực tài chính sau kỳ chạy đua đầu tiên năm 2008. "Chúng tôi từng bỏ qua những đề nghị như vậy"- bà Romney khẳng định.
Bên cạnh đó, quyết định quay trở lại phục vụ trong lĩnh vực công của ông Romney có thể chịu ảnh hưởng lớn từ Romney cha. Sau khi bị Richard Nixon đánh bại trong cuộc đua giành vị trí ứng viên của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử năm 1968, George Romney cha đã phục vụ trong nội các của Nixon trên cương vị Thư ký Nội các và Phát triển nhà ở đô thị.
Theo laodong
Nhiệm kỳ thứ 2 đầy thách thức "Đoàn kết để tiến lên" và "Tôi có hy vọng lớn cho tương lai của nước Mỹ". Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hào hứng tuyên bố sau khi giành chiến thắng đầy thuyết phục, tái đắc cử nhiệm kỳ 4 năm. Tái đắc cử nhưng Tổng thống Obama phải đối mặt với hàng loạt thách thức lớn Không như dự...