Vực dậy nguồn lực lao động giai đoạn hậu COVID-19
Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã thảo luận về tầm quan trọng của các giá trị đa dạng, hòa nhập và bình đẳng giới trong việc phục hồi lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế tại diễn đàn mang tên “Vực dậy nguồn lực lao động trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19 – Xây dựng nơi làm việc hòa nhập”.
Diễn đàn do Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức.
Lao động trong lĩnh vực dệt may có những bước hồi phục. Ảnh: Thu Trang
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trong suốt năm 2021 và đầu năm 2022 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề cho lực lượng lao động ở các khu vực kinh tế, cụ thể như sự sụt giảm trong số lượng lao động, những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như sự gia tăng áp lực trong gia đình và trong công việc của người lao động. Ở thời điểm hiện tại, việc giải quyết hậu quả của những tổn thương này trở thành nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp nhằm củng cố sức mạnh nguồn lực và phục hồi hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, VBCWE, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và VnEconomy đã đồng tổ chức Diễn đàn lãnh đạo Doanh nghiệp 2022 để thảo luận về các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động gần đây và các giải pháp cho một nơi làm việc hòa nhập và bền vững hơn.
Video đang HOT
Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie cho biết: “Sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ góp phần thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc, từ đó giúp cải thiện tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và sự sẵn sàng cho tương lai của các doanh nghiệp. Một nơi làm việc tích cực tuyển dụng, thúc đẩy và khuyến khích phụ nữ phát triển sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, và diễn đàn ngày hôm nay thảo luận về những cách thiết thực mà các doanh nghiệp có thể thực hiện điều này.”
Bà Kathy Mulville – Giám đốc hợp phần Hợp tác Doanh nghiệp của dự án Investing in Women (Đầu tư cho sự phát triển của phụ nữ – IW) – một sáng kiến của Chính phủ Australia – đã chia sẻ những phát hiện chính từ cuộc khảo sát về tác động của COVID-19 đối với người lao động khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam do IW và VBCWE thực hiện vào tháng 2 năm 2022. Theo kết quả khảo sát, người lao động đã và đang trải qua nhiều yếu tố căng thẳng đan xen, liên quan đến sự bấp bênh về tài chính, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, và trách nhiệm chăm sóc. Những vấn đề này, nếu không được quan tâm giải quyết thỏa đáng bởi doanh nghiệp, có thể dẫn đến sự sụt giảm trong năng suất và khiến người lao động, đặc biệt là nữ giới, phải xem xét giảm thời gian làm việc.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng chế độ làm việc tại nhà và công việc linh hoạt rất được yêu thích nếu công ty có đưa ra chính sách này. Do đó, bà Mulville nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần đa dạng hóa sự hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động, cũng như cần thu thập và phân tích dữ liệu để nắm được thực trạng áp dụng các hỗ trợ này và có sự điều chỉnh khi cần thiết.
Đại diện cho các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm trang sức, bất động sản và dệt may, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều khẳng định tầm quan trọng của việc kiến tạo và duy trì các giá trị đa dạng, hòa nhập (D&I) và bình đẳng giới tại nơi làm việc. Các giá trị này giúp nâng cao sự hài lòng của nhân viên, cải thiện môi trường làm việc và xây dựng một đội ngũ gắn kết, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng bền vững.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VBCWE chia sẻ: “Vực dậy nguồn lực lao động sau khủng hoảng COVID-19 đòi hỏi tư duy và hành động tiên phong của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Tạo dựng được một nền tảng văn hóa đa dạng, bình đẳng và hòa nhập, tôn trọng sự khác biệt giới tính, vùng miền, là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì và đảm bảo người lao động cảm thấy an vui, an toàn nguồn lực lao động một cách bền vững.”
Tại sự kiện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã được vinh danh vì những nỗ lực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc và nhận chứng chỉ toàn cầu EDGE (Lợi ích kinh tế từ bình đẳng giới).
Phổ biến luật pháp, chính sách bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới
Ngày 27/5, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình truyền thông cập nhật về luật pháp, chính sách về bình đẳng giới cho khoảng 150 đại biểu.
Thực hiện bình đẳng giới về chính trị, nữ giới Việt Nam có tổ chức chính trị riêng, đó là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, phong phú bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Ảnh minh họa: Đặng Tuấn/TTXVN
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ, có gần 2 phụ nữ (gần 63%) đã từng chịu một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như: kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời. Tuy nhiên, hơn 90% phụ nữ bị bạo lực tình dục hoặc/ bạo lực thể xác do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền. Không chỉ với phụ nữ, bạo lực gia đình với trẻ em cũng diễn ra phổ biến. Trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại.
Những số liệu và các vụ việc trên cho thấy, sự tồn tại và mức độ ảnh hưởng mọi mặt của hành vi bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em Việt Nam hiện nay, yêu cầu các ngành, các cấp cần có những giải pháp hành động ngay nhằm chung tay giải quyết tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Một giải pháp quan trọng là tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của toàn xã hội về thực hiện bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ định kiến giới và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại, đảm bảo môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Phát biểu khai mạc chương trình, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ: "Thông qua sự kiện này, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, gia đình và cộng đồng để phát huy vai trò, trách nhiệm và tính chủ động trong hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em; hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh không bạo lực, một cộng đồng an toàn, bình đẳng cho tất cả mọi người. Chung tay hành động là giải pháp hữu hiệu để chúng ta chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em".
Thông qua các vở kịch tình huống và thảo luận chuyên sâu, các đại biểu cùng tìm hiểu, thảo luận về những điểm mới trong luật pháp, các chính sách liên quan về bình đẳng giới và bạo lực giới. Điển hình là Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình truyền thông quốc gia về bình đẳng giới tới năm 2030; Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women nhấn mạnh: "Những chính sách, luật pháp này là cơ sở cho các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam trong thời gian 5-10 năm tới. Việc cập nhật chính sách, luật pháp mới cho các bên liên quan là rất quan trọng để đảm bảo việc thực thi hiệu quả trong đời sống hàng ngày của người dân thay vì chỉ là hình thức trên giấy tờ".
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ dự án "Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam 2021-2025" do UN Women, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện dưới sự tài trợ của Chính phủ Australia.
CBRE được vinh danh là Đơn vị tư vấn Bất động sản tốt nhất Việt Nam Ngày 12/4, tại Lễ trao giải Rồng Vàng lần thứ 2, CBRE Việt Nam tiếp tục được bình chọn là "Tập đoàn tư vấn Bất động sản tốt nhất Việt Nam". CBRE là đơn vị tư vấn duy nhất trong lĩnh vực bất động sản được vinh danh tại sự kiện. Đây cũng là năm thứ 7 CBRE nhận được giải thưởng uy...