Vừa nhìn thấy phù dâu, chồng sắp cưới bật khóc đánh rơi cả nhẫn
Để rồi trong sự ngạc nhiên tột độ không chỉ của tôi, mà còn của những người có mặt ở tiệm trang sức lúc ấy, anh bật khóc ngon lành như một đứa trẻ.
Tôi vừa hủy hôn, đau đớn và phẫn uất nhưng tôi chẳng còn cách nào khác. Tôi với anh đã yêu nhau 1 năm trước khi quyết định kết hôn. Chúng tôi chẳng còn trẻ trung gì cho cam, công việc đôi bên đều ổn định, mà các bậc phụ huynh thú thực giục giã lắm rồi.
Khi chỉ còn 15 ngày nữa là đến ngày trọng đại, tôi và anh cùng nhau đi mua nhẫn cưới. Tôi hào hứng chọn chọn lựa lựa, nhưng chồng sắp cưới của tôi có vẻ không mấy để tâm. Thái độ của anh tỏ rõ một điều, đối với anh đôi nào cũng được, miễn là có nhẫn cưới. Tôi hơi thất vọng, song lại tự an ủi mình, rằng đàn ông nhiều khi không chú trọng mấy cái này.
Đang chọn nhẫn thì cô bạn tôi gọi điện rủ ăn trưa. Tôi vui vẻ đồng ý, hẹn bạn tới chỗ mua nhẫn chọn nhẫn cùng tôi, chứ chả trông chờ gì ở người đàn ông khô khan kia rồi. Nó mới từ nước ngoài về không lâu, tôi đã kịp nhờ nó làm phù dâu luôn, lát nữa vợ chồng tôi sẽ mời nó bữa trưa.
Anh nhìn chằm chằm bạn tôi, miệng mấp máy song chả phát ra nổi âm thanh nào. (Ảnh minh họa)
Chưa đầy 10 phút sau, bạn tôi có mặt. Chúng tôi hớn hở chào nhau, mà không để ý chồng sắp cưới của tôi đã hóa đá khi ánh mắt anh vừa chạm đến bóng dáng cô bạn tôi.
Bạn tôi nhìn thấy anh, đồng thời sững sờ. Tôi chưa nghĩ ngợi gì hết, cho đến khi nhìn chiếc nhẫn cưới đáng nhẽ anh đang đeo thử rơi lăn lóc xuống nền nhà gạch men..
Tôi hết nhìn cô bạn, lại nhìn anh. Bạn tôi có vẻ còn giữ được bình tĩnh, gượng gạo nở nụ cười. Chồng tương lai của tôi đã hoàn toàn đờ đẫn. Anh nhìn chằm chằm bạn tôi, miệng mấp máy song chả phát ra nổi âm thanh nào. Anh quá bất ngờ, quá kích động, dường như cuộc gặp tình cờ với bạn tôi đã khơi gợi cả bầu trời cảm xúc trong anh.
Để rồi trong sự ngạc nhiên tột độ không chỉ của tôi, mà còn của những người có mặt ở tiệm trang sức lúc ấy, anh bật khóc ngon lành như một đứa trẻ. Anh run rẩy bước lại gần bạn tôi, mắt vẫn không rời cô ấy nửa giây, nghẹn ngào: “Em… là em… thật ư…”.
Tôi thật sự không muốn nhớ lại màn trùng phùng của anh với người cũ chút nào. Nó chỉ khiến trái tim tôi đau nhói từng cơn mà thôi. Kết lại là bộ ba chúng tôi ra quán cafe cạnh đó nói chuyện. Vì rõ ràng tôi cần 1 câu trả lời trung thực từ anh.
Hóa ra, khi còn bên nước ngoài, anh với bạn tôi đã có quãng thời gian yêu nhau thắm thiết. Sau đó, anh phải về nước theo ý muốn của gia đình. Bạn tôi thì mong ở lại. Họ chia tay nhau trong tiếc nuối và ấm ức.
Anh dù chưa quên người cũ, nhưng phải lấy vợ sinh con, đâu thể ở vậy đến già. Từ đó mới có chuyện anh quen rồi quyết định cưới tôi. Tôi với cô bạn chơi thân từ hồi cấp 3. Song lúc họ yêu nhau ở nước ngoài nên anh chả biết sự tồn tại của tôi. Khi anh về nước yêu tôi, bạn tôi lại chưa về, dẫn đến anh vẫn không biết cô ấy là bạn thân của tôi.
Video đang HOT
Sau khi về nhà, bạn tôi nói rằng, cô ấy không còn lưu luyến gì anh, sẽ không làm ảnh hưởng tới tình cảm của chúng tôi. Cô ấy về nước càng không phải vì anh. Tôi tin bạn mình nói thật.
Còn anh, đến nửa lời nói cho tôi yên lòng cũng không có. Anh im lặng hoàn toàn từ sau cuộc gặp gỡ 3 người ấy. Chỉ nửa tháng nữa chúng tôi sẽ là vợ chồng, vậy mà giờ anh đối với tôi chả khác gì người xa lạ. Anh chả buồn để ý tôi cảm thấy thế nào sau thái độ quá khích của bản thân ở tiệm nhẫn cưới hôm đấy.
Qua bạn tôi, tôi biết trong khi anh lạnh nhạt với tôi thì liên tục nhắn tin làm phiền nó. Ý đồ muốn yêu lại từ đầu với nó. Nhưng bạn tôi phần vì tình cảm đã nhạt nhòa sau thời gian xa cách, phần vì còn tôi lù lù ở đó, nó đâu thể ngang nhiên cướp chồng sắp cưới của bạn thân. Thành ra nó phải tránh anh như tránh tà.
Tôi biết rằng chuyện của tôi với anh đến đây là kết thúc, dù anh không nói muốn hủy hôn. Tôi gọi cho anh, nói ra ý định hủy hôn của mình, đề nghị mỗi người tự giải quyết phía gia đình nhà mình. Lúc này anh đột ngột xin lỗi tôi, và cầu xin tôi đừng hủy hôn.
Không có tình yêu, đường đời êm ả chẳng sao, một khi sóng gió nổi lên liệu còn có thể đứng bên nhau? (Ảnh minh họa)
Tôi thừa biết tại sao anh quay ngoắt thái độ như thế. Bởi vì anh biết, bạn tôi sẽ không bao giờ chấp nhận lại anh lần nữa. Hóa ra tôi chỉ là lốp xe dự phòng, là đối tượng phù hợp để kết hôn, còn lại chả có tình cảm gì. Dù tôi 27 tuổi rồi, tôi cũng không ngốc mà đưa chân vào cuộc hôn nhân như thế đâu nhé!
Tôi kiên quyết hủy hôn. Anh nài nỉ, níu kéo không thành cũng đành chấp nhận. Nhưng bố mẹ anh thì trách tôi ra mặt. Ý họ là, ngoài cái chuyện nhớ nhung tình cũ vô thưởng vô phạt kia, anh chả có gì đáng chê trách, thậm chí còn rất ưu tú. Tôi bỏ anh là tôi dại, là tôi làm quá.
Ô hay, cái mọi người cho là chẳng quan trọng mấy kia, vì có phải ngoại tình thật đâu. Thì đối với tôi lại hết sức cần. Không có tình yêu, đường đời êm ả chẳng sao, một khi sóng gió nổi lên liệu còn có thể đứng bên nhau? Mọi người nói có đúng không? Hay tôi quả thật quá quyết liệt?
Cúc Dại
Theo Thoidaiplus.giadinh.net
Ước mong được... "Mẹ biết"
Từ triển lãm "Mặt nạ" của Bisexual Vietnam cho đến triển lãm "Từ "pê đê", "buê đuê" của Hà Nội Queer... vừa được tổ chức tại Hà Nội, ngoài ước muốn được xã hội công nhận thì mỗi người trong cộng đồng LGBT đều chờ đợi cha mẹ mở lòng cùng câu nói thấu hiểu: "Mẹ biết...".
Những chiếc mặt nạ của triển lãm "Mặt nạ" gửi gắm nhiều điều. Ảnh: Bình Thanh.
Bất ngờ trước mẹ
Giữa khu vườn "Mặt nạ", một người đàn ông tên Joel(*) đến từ Thụy Điển đã chia sẻ câu chuyện "bỏ mặt nạ" của mình đầy... hạnh phúc.
Hạnh phúc vì anh đã từng biết mình là người song tính khi mới 9, 10 tuổi. Nhưng anh đã không chia sẻ với bất kỳ ai cho đến tận năm 28 tuổi. Và người đầu tiên anh nói chính là với mẹ.
Anh bảo rằng, anh từng tưởng tượng, bà sẽ tức giận mà la lên. Bà sẽ truy vấn, thắc mắc. Thậm chí bà sẽ khóc lóc kêu than...
"Thế nhưng, tôi đã bất ngờ khi bà không hề đáng sợ như tôi đã từng nghĩ. Bạn có biết khi nghe tôi nói, bà đã phản ứng như thế nào không? Bà nhìn tôi với ánh mắt đượm buồn nhưng tin tưởng rồi nói: "Mẹ biết". Câu nói của mẹ làm tôi vỡ òa biết bao niềm hạnh phúc. Với tôi, chỉ cần như thế là đủ" - anh Joel nói.
Những chia sẻ của Joel đã khiến nhiều người "ồ", "à" và thốt lên: "Joel thật may mắn". Thế nhưng, rõ ràng, là người Thụy Điển, sinh ra và lớn lên ở trời Tây - phương trời có những quan niệm cởi mở về giới vậy mà Joel vẫn phải "giấu mình" với xã hội suốt mười mấy năm và mang một tâm lý đầy lo lắng như thế khi bộc bạch với mẹ mình.
Điều đó chứng tỏ rằng, những người trong cộng đồng LGBT dù là người Tây hay ta luôn mang những gánh nặng tâm lý khi muốn được là chính mình, ngay cả với gia đình, với những người thân.
"Bố mẹ kệ thì tôi cũng... kệ"
Quân (Hà Nội) lại bảo rằng lúc Quân chia sẻ với phụ huynh về giới tính thật của mình thì thay vì những bực dọc, bức xúc, ngỡ ngàng... thường thấy, phụ huynh của anh đã... kệ.
Nhận được tín hiệu "kệ" ấy, Quân cũng liền: "Bố mẹ kệ thì tôi cũng... kệ thôi". Rồi Quân cười rất thoải mái phỏng đoán: "Nhà tôi có 4 anh em trai nên tôi nghĩ bố mẹ không quan tâm đến chuyện đó lắm chăng?". Và, chính nhờ điều đó mà Quân thấy mình "khỏe re chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, bao giờ chuyện gì đến cần nghĩ thì tôi nghĩ thôi...".
Câu chuyện của Quân đã gợi nhắc đến quan niệm về con trai, con gái vốn đã ăn sâu trong đời sống gia đình Việt. Đấy là, nếu Quân là con trai duy nhất trong gia đình thì chắc chắn rằng câu trả lời của bố mẹ sẽ khác.
Chẳng hạn như Tuấn (Đà Nẵng) đã kể, phụ huynh của Tuấn gần như "sốc" khi khó khăn lắm anh mới có thể nói thật giới tính của mình với bố mẹ. Đấy là thời điểm đặc biệt - Tuấn ly hôn vợ - người vợ Tuấn nhắm mắt lấy theo ý muốn của cha mẹ để có con nối dõi tông đường nhưng cuối cùng anh thấy mình đã sai nên cần phải "giải phóng" cho người phụ nữ ấy.
Thế nhưng, trong hoàn cảnh đặc biệt đó, bố mẹ Tuấn vẫn không chấp nhận sự thật, vẫn một mực khăng khăng đấy là Tuấn tưởng tượng ra. Dẫn chứng họ đưa ra rất... xác thực: Rõ ràng Tuấn có dáng mạo bên ngoài cao to, đẹp trai, chuẩn "men" đấy thôi? Vậy nên làm gì có chuyện đó và nếu cô vợ kia không hợp thì họ sẽ kiếm cho Tuấn cô vợ khác xinh đẹp hơn, trẻ trung hơn...
"Tôi đã nói thật với bố mẹ nhưng bố mẹ tôi không chấp nhận sự thật ấy trong một thời gian dài. Bao nhiêu mối lái được tiếp tục. Tôi đã rất mệt, rất buồn và rất thương bố mẹ... mà không biết mình phải làm thế nào nữa" - Tuấn nói.
Sự thật là thế sao?
Ở Việt Nam, dường như rào cản về xã hội để cộng đồng LGBT "được là chính mình" ngày càng rộng mở. Thế nhưng, điều rất "ngược đời" là người LGBT có thể công khai ngoài xã hội song vô cùng khó khăn để nói thật với cha mẹ, anh em họ.
Và đặc biệt là rào cản đạo đức gia đình, dòng họ, có khi bậc làm cha, làm mẹ biết rõ đấy là mười mươi sự thực nhưng họ không thể chấp nhận vì sợ tiếng người đời cười chê, chế diễu, coi thường...
"Giục cô con gái lấy chồng mà nó không chịu lấy. Cuối cùng, nó nói với tôi nó là pê đê. Tôi nghe như tiếng sét đánh ngang tai. Quả là, tôi thấy lúc mười lăm, mười sáu nó có những biểu hiện rất khác: Không để tóc dài mà cắt tém, toàn mặc đồ con trai. Nhưng tôi lại nghĩ nó cá tính, nó mạnh mẽ... Ai ngờ.
Vì vậy, tôi đã tức giận, buồn tủi than trời trách đất. Tôi lo lắng ngó nhìn sang dòng họ, ra ngoài làng ngoài xóm để tưởng tượng nếu mọi người biết chuyện này thì sao đây? Tôi chẳng còn mặt mũi nào mà nhìn mọi người nữa.
Khi bị gia đình phản đối, nó đã bỏ nhà ra thành phố, hiếm lắm nó mới về... Chẳng lẽ sự thật là như thế sao, chúng tôi phải chấp nhận sự thật đó sao?" - Bà Bình (Thanh Hóa) chia sẻ câu chuyện về đứa "con gái" của mình trong nước mắt.
Ngày mỗi ngày có biết bao đứa trẻ được sinh ra. Và trong số đó sẽ có những đứa trẻ mang giới tính thứ ba mà những bậc sinh thành không biết, không hay. Vậy nên đời này tiếp đời sau cộng đồng LGBT luôn tồn tại.
Chỉ có điều, với sự cởi mở của xã hội, những người LGBT càng ngày càng khát khao "được là chính mình". Có thể, đấy là một việc vẫn rất khó của họ trước gia đình nên họ thường lựa chọn cách: Gia đình biết cuối cùng.
Ở mỗi góc độ, các bậc làm cha, làm mẹ sẽ có những cách ứng xử khác nhau. Người cấp tiến thì lặng lẽ gạt nước mắt mà chấp nhận, người cổ hủ thì lắc đầu nhất định là không.
Tháng 8, tháng 9 này, từ các hoạt động triển lãm, chiếu phim về cộng đồng LGBT diễn ra rất sôi nổi thì hẳn rằng đấy cũng là cách không chỉ để xã hội hiểu mà các bậc phụ huynh thấu hiểu những khát khao, những mong ước nhỏ nhoi của người LGBT.
Và, thật nhớ sao người mẹ - bà Hạnh trong bộ phim điện ảnh về đề tài này - "Thưa mẹ con đi" sau biết bao dằn vặt, đau khổ khi vô tình nghe được sự thật về đứa con trai duy nhất của mình, bà đã có những vòng tay ôm từ biệt cậu con trai Văn cùng "bạn gái" Ian - những vòng tay yêu thương mà chấp nhận, những vòng tay còn lớn hơn cả cái gật đầu...
Bình Thanh
Theo giaoducthoidai.vn
Lúc xe hoa lăn bánh, đứa trẻ ấy bỗng gào khóc chạy theo gọi tên vợ tôi khiến ai nấy trố mắt kinh ngạc, còn tôi sốc nặng không tin vào tai mình Nhiều lần bé bảo với tôi: "Cháu không muốn chú lấy dì Hạnh" làm tôi thấy rất bất ngờ. Dù đã kết hôn, thành vợ thành chồng nhưng tôi vẫn thấy rất khó nghĩ khi vợ có con riêng. Tôi lấy vợ xa quê, nhà em cách nhà tôi mấy trăm cây số. Khi quen nhau, tôi cũng về nhà vợ chơi vài...