Vừa nhậm chức, CEO mới của Mozilla bị phản đối mạnh mẽ
Brendan Eich – người vừa được bổ nhiệm làm CEO Mozilla, bị nhân viên miệt thị nặng nề. Một nửa thành viên Hội đồng quản trị cũng ra đi để phản đối.
Brendan Eich, người vừa được bổ nhiệm làm CEO Mozilla hồi đầu tuần này.
Cách đây ít ngày, Mozilla vừa công bố bổ nhiệm Brendan Eich lên làm CEO của công ty. Eich từng giữ chức giám đốc công nghệ (CTO) của hãng phát triển trình duyệt Firefox này, tuy nhiên có vẻ như nội bộ Mozilla đang có những lục đục lớn.
3 thành viên trong Hội đồng quản trị của Mozilla được cho là đã rời công ty phần mềm sau khi Eich lên làm CEO. Theo WSJ, cựu CEO Mozilla là Gary Kovacs, John Lilly, cùng Ellen Siminoff – CEO của startup về giáo dục Shmoop, đã từ chức tuần trước, ngay trước khi Mozilla công bố CEO mới. Nguyên nhân được cho là các cựu thành viên Hội đồng quản trị của Mozilla này từng muốn chọn 1 người ngoài công ty về làm CEO, tuy nhiên điều đó đã không được đáp ứng.
Những thành viên vẫn còn nằm trong Hội đồng bao gồm nhà đồng sáng lập Mozilla Mitchell Baker, nhà đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman, và CEO của Spiegel Online – Katharina Borchert.
Eich cũng là người đồng sáng lập ra Mozilla và người phát minh ra JavaScript, tuy nhiên bên cạnh sự phản đối từ thành viên Hội đồng quản trị, ông cũng không hề được lòng nhân viên của công ty do bị tố đã đóng góp 1000 USD để hỗ trợ cho 1 dự luật phản đối người đồng tính kết hôn năm 2008. Động thái đi ngược lại với mục tiêu hoạt động của Mozilla.
Video đang HOT
Nhân viên Mozilla kêu gọi CEO mới từ chức trên mạng Twitter.
Hàng loạt nhân viên Mozilla đã đồng loạt lên mạng Twitter để cùng đăng tải 1 đoạn Tweet với nội dung yêu cầu CEO mới từ chức. Mặc dù hồi đầu tuần này, ông đã có 1 bài đăng trên blog cam kết Mozilla vẫn sẽ hỗ trợ “tất cả mọi người, bất kể giới tính, tuổi tác, chủng tộc, dân tộc, tình trạng kinh tế, hoặc tôn giáo…”nhưng những người phản đối cho rằng nó đã quá trễ.
Theo Genk
Vì sao Microsoft chưa chọn được CEO mới?
Đã hơn 4 tháng trôi qua kể từ khi Steve Ballmer tuyên bố sẽ rời vị trí CEO, Microsoft hi vọng sẽ lựa chọn được một CEO mới trong mùa hè 2014, nhưng tới thời điểm này HĐQT của công ty có vẻ đã phải đưa ra một khung thời gian mới: Tháng 11 hoặc 12 tới.
Vậy, lí do là gì?
Hãy thử tưởng tượng về một Hội đồng Quản trị (HĐQT) có 3 thành viên sau đây: Một nhà sáng lập công ty nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ, một vị CEO buộc phải từ chức vì sức ép thay đổi chiến lược, và tiếp đó là một nhà đầu tư rất muốn tạo ra những thay đổi toàn cục. CEO (mới) nào có thể chịu được sức ép từ HĐQT này?
John W. Thompson, một trong các nhà lãnh đạo của Microsoft đang chịu trách nhiệm đi tìm CEO mới cho công ty, cho biết rằng HĐQT của Microsoft đang cố gắng đi tìm "đúng người" cho vị trí hết sức phức tạp này. Tuy vậy, một số cố vấn quản lí, một số nhà điều hành và các thành viên HĐQT khác của Microsoft cho biết khả năng xảy ra tranh đấu quyền lực trong HĐQT của gã khổng lồ phần mềm là rất lớn, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình tìm kiếm CEO mới.
Hiện tại, Microsoft chưa thông báo liệu cả Bill Gates và Steve Ballmer có tiếp tục tham gia vào HĐQT của Microsoft hay không. Vào tháng 11 năm ngoái, các cổ đông đã bỏ phiếu tín nhiệm cho 2 vị cựu CEO này tiếp tục ở lại trong HĐQT của công ty.
Song, họ vẫn có quyền tự ra đi, và đó cũng có thể là điều mà các nhà đầu tư nên mong muốn. Nếu như Bill Gates và Ballmer tiếp tục ở lại trong HĐQT, Microsoft sẽ lâm vào một tình thế hết sức khó xử. Trong số 500 công ty trong bảng xếp hạng S&P 500, chỉ có 8 công ty có 2 CEO cũ tiếp tục ngồi lại trong HĐQT - dựa theo thống kê của Equilar Inc., một công ty chuyên theo dõi thu nhập của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
"Không có một vị CEO nào thực sự xứng đáng với địa vị của mình mà lại muốn có người tiền nhiệm cùng ngồi trong HĐQT, chỉ trích những điều ông ta/bà ta nói cả", Jean-Louis Gassée, một cựu lãnh đạo của Apple từng tham gia vào HĐQT của rất nhiều công ty cổ phần, khẳng định.
Theo một nguồn tin của Nhật báo phố Wall, ít nhất một trong số các ứng cử viên CEO từ ngoài Microsoft đã bày tỏ quan ngại về khả năng bị Bill Gates và Steve Ballmer "kìm chân" khi nhận vị trí lãnh đạo công ty phần mềm số 1 thế giới. Nguồn tin nội bộ này cho biết các ứng viên CEO Microsoft "biết rằng một phần trong quá trình đàm thảo của họ sẽ là về mức độ tham dự của Ballmer và Gates" đối với công việc của họ.
Lịch sử của Microsoft cho thấy việc tìm kiếm một vai trò mới cho Bill Gates và Ballmer sẽ là rất khó khăn. Gã khổng lồ tìm kiếm có thể để cho 2 vị cựu CEO làm "bình phong" trang trí, nhưng sự thật là nếu cả Gates và Ballmer đều có thể sẽ khơi mào cho các cuộc tranh cãi nảy lửa, thậm chí là "lật đổ quyền lực" trong phòng họp HĐQT.
Henry McKinnell, cựu CEO của Pfizer, đã phải cùng ngồi với người tiền nhiệm của mình trong HĐQT suốt 5 năm trời, cho đến khi các thành viên HĐQT quyết định buộc ông phải rời khỏi vị trí CEO vào năm 2006, sớm hơn 18 tháng so với dự kiến.
"Ngồi cùng HĐQT với CEO cũ của công ty thực sự là một ý tưởng rất tồi. Bạn không thể thắng ông ta được", ông McKinnel khẳng định trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 10 vừa qua.
Cũng bởi vậy, Alan Mulally, CEO hiện thời của Ford Motor, trở thành ứng cử viên sáng giá hơn hẳn so với các đối thủ khác. Alan Mulally cũng đã phải chịu cảnh "chia sẻ quyền lực" khi ngồi cùng ghế HĐQT với Bill Ford Jr., chủ tịch điều hành, cựu CEO, một cổ đông lớn và cũng là một thành viên gia đình sáng lập ra hãng xe hơi này.
Các nguồn tin nội bộ của Nhật báo phố Wall cho biết, một vài ứng viên CEO của Microsoft tỏ ra khá lo ngại về Steve Ballmer. Mới gần đây, Ballmer đã đưa ra nhiều quyết định làm thay đổi hoàn toàn chiến lược của Microsoft và gây tranh cãi trong số các lãnh đạo và nhà đầu tư của công ty.
Vào tháng 8, chỉ 10 ngày sau khi tuyên bố sẽ từ nhiệm, Ballmer đã thực hiện thành công thương vụ mua lại Nokia với giá 7,4 tỉ USD. Microsoft sẽ phải tham gia vào một mảng kinh doanh hoàn toàn mới (smartphone) và cũng phải thêm 32.000 nhân công vào biên chế của mình. Cũng trong mùa hè vừa qua, kế hoạch cải tổ toàn diện của Steve Ballmer cũng nhận được vô số lời khen chê trái chiều.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Ballmer có chịu ngồi im nếu như người kế nhiệm không chịu tiếp tục các chiến lược của ông hay không? Chưa rõ HĐQT của Microsoft, những người đã ủng hộ cho các chiến lược của Ballmer, sẽ phản ứng như thế nào nếu vị CEO tiếp theo muốn đảo ngược lại các bước đi này.
Hiện tại, HĐQT của Microsoft đang phải cố gắng "kìm hãm" vai trò của Ballmer trong quá trình tìm CEO mới một cách cực kì khéo léo. Theo nguồn tin của Nhật báo phố Wall, cả Ballmer và Bill Gates đều không có quyền hủy bỏ quyết định bổ nhiệm CEO của HDQT. Hiện nay, Ballmer và Bill Gates nắm tổng cộng 8,3% cổ phần của Microsoft.
Vào năm 2000, Steve Ballmer cũng đã gặp phải các trở ngại tương tự khi lên nắm quyền CEO thay cho Bill Gates. Cuộc tranh đấu quyền lực giữa Ballmer và Gates đã khiến Microsoft gặp phải khó khăn trong những năm đầu 2000. Nhà đầu tư danh tiếng David Marquardt và các thành viên HĐQT khác đã phải cố gắng hết sức để giảm thiểu mâu thuẫn giữa Ballmer và Gates - những người vốn đã biết nhau từ khi cùng ở kí túc xá Đại học Harvard vào những năm 1970.
Bill Gates cũng không phải là một "tay mơ". Những người đã từng làm việc cùng Bill Gates khẳng định rằng với tư cách chủ tịch, và cũng là một nhà lãnh đạo công nghệ tiên phong, Bill Gates có thể dễ dàng chiếm thế áp đảo khi tranh luận trong phòng họp HĐQT.
Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times vào tháng 11 vừa qua, Bill Gates khẳng định sẽ dành nhiều thời gian để làm việc với CEO mới của Microsoft.
Không chỉ có vậy, trong năm 2013 một tổ chức đầu tư có tên ValueAct cũng đã mua lại 2 tỉ USD cổ phiếu của Microsoft. Chủ tịch của ValueAct, Mason Morfit rất có thể cũng sẽ tham gia vào HĐQT của Microsoft trong năm nay. Mason Morfit sẽ là thành viên HĐQT đầu tiên trong suốt 38 năm lịch sử của Microsoft không được lựa chọn bởi các thành viên HĐQT khác của công ty.
Một số nguồn tin cho rằng ValueAct đã gây sức ép khiến Ballmer phải từ nhiệm, và tổ chức này thậm chí còn đang đứng đằng sau yêu cầu Bill Gates phải từ nhiệm của một số cổ đông. Việc bổ sung Mason Morfit - một dấu hiệu cho thấy ValueAct đang muốn gia tăng quyền lực tại Microsoft - chắc chắn sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều cho CEO mới của gã khổng lồ phần mềm.
Theo VnReview/WSJ
Vì sao Microsoft chưa chọn CEO mới? Trong khi Microsoft tuyên bố sẽ chọn ra người kế nhiệm vào mùa hè năm 2014, các thành viên trong hội đồng quản trị của hãng lại mong muốn việc này phải hoàn thành trong tháng 11 hoặc 12 vừa qua. Để hiểu rõ tại sao Microsoft đang gặp vấn đề trong việc chọn lựa một nhân vật mới cho vị trí giám...