Vừa mừng vừa lo khi gia tăng FDI vào ngành gỗ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những động lực thúc đẩy ngành gỗ phát triển. Tuy nhiên, việc FDI vào ngành gỗ gia tăng nhanh chóng cũng đem lại nhiều thách thức như khó khăn trong kiểm soát chất lượng của các dự án, tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gian lận xuất xứ…
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): 11 tháng năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 9,64 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2018. Cả năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dự kiến nắm chắc con số 11 tỷ USD. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí 4 thị trương nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với khoảng 81% tổng giá trị xuất khẩu. Tính riêng thị trường Mỹ, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 4,2 tỷ USD, tăng tới 34,5%.
Việt Nam được đánh giá là đã tận dụng tốt được cơ hội xuất khẩu so với các nhà xuất khẩu gỗ nhiệt đới như Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác. Việc tận dụng tốt các cơ hội là động lực thúc đẩu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trương Mỹ.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phân tích: Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung cùng với việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA) đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt.
Theo báo cáo “Đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam” của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chế biến gỗ tăng rất nhanh, đặc biệt kể từ năm 2018 trở lại đây.
Trong số các quốc gia đầu tư, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia có số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư lớn. Tính đến hết tháng 9/2019, ngành gỗ Việt Nam nhận được 67 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đầu tư trên 581 triệu USD, cao hơn 2,3 lần so với tổng vốn đăng ký cả năm 2018.
Video đang HOT
Để mở rộng sản xuất, nhiều doanh nghiệp FDI đã quyết định tăng vốn đầu tư, trong đó Hồng Kông (Trung Quốc) là vùng lãnh thổ có số lượt tăng vốn nhiều nhất với 10 lượt tăng vốn, tăng gấp 3 lần so với năm 2018; tiếp đến là Trung Quốc, Hoa Kỳ và British Virgin Island. Tổng số vốn tăng trong 9 tháng năm 2019 đạt 200,4 triệu USD, cao hơn gần 1,8 lần số vốn tăng của năm 2018.
Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA) đánh giá: Việc Mỹ áp thuế từ 10 – 25% với sản phẩm gỗ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ khiến các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc hầu như không thể chịu nổi. Để tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ, họ buộc phải chuyển dịch đầu tư sang các nước khác, trong đó điển hình là Việt Nam.
Nhận định FDI là một trong những động lực thúc đẩy ngành gỗ phát triển, tuy nhiên Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho rằng điều này đem lại nhiều thách thức như khó khăn trong kiểm soát chất lượng của các dự án, tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo các yêu cầu về môi trương.
Đáng chú ý, FDI vào ngành gỗ tăng lên còn tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa để lợi dụng thuế nhập khẩu thấp hơn từ Việt Nam so với từ Trung Quốc sang Mỹ.
Ông Điền Quang Hiệp nhấn mạnh: Sự chuyển dịch vốn đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam đã bắt đầu gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam, điển hình là trong câu chuyện tuyển dụng lao động, nỗi lo về nguy cơ gian lận xuất xứ.
3 vấn đề cần kiểm soát:
Thứ nhất, cần bắt đầu bằng việc rà soát cả 3 loại hình đầu tư, bao gồm: Đầu tư mới, các dự án tăng vốn và dự án mua cổ phần. Trong số đó, nên ưu tiên rà soát các dự án đầu tư mới, có quy mô nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư mới có vốn đăng ký nhỏ trong năm 2019.
Thứ hai, cơ quan quản lý cấp Trung ương cần phối hợp chặt ché với các hiệp hội gỗ địa phương để theo dõi, nắm bắt tình trạng đầu tư chui, đầu tư núp bóng, từ đó hình thành các cửa chốt quan trọng trong kiểm soát đầu tư FDI.
Thứ ba, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cần tăng cương kiểm tra và xử lý vấn đề gian lận thương mại. Trong đó, các cơ quan quản lý trực tiếp có liên quan như cơ quan phụ trách xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, hải quan, đầu tư.
Theo Thanh Nguyễn/Hải quan
Nhiều trái cây Việt giảm giá do bị Trung Quốc siết chặt
Xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2019 của cả nước ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam lớn nhất, chiếm gần 67%, đạt 2,08 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến là thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào, Hồng Kông, Đài Loan, Hà Lan...
Cũng theo đơn vị này, xuất khẩu hàng rau quả trong 10 tháng qua giảm mạnh do giá trị xuất khẩu nhiều nông sản chính giảm mạnh như: thanh long, sâu riêng, măng cụt, dừa, nhãn, ớt, dưa hấu, nấm hương... Đặc biệt, mặt hàng thanh long chỉ đạt kim ngạch 974 triệu USD, giảm 8,9%, sầu riêng đạt gần 760 triệu USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái...
Nhiều mặt hàng trái cây giảm giá mạnh trong thời gian qua. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân của sự sụt giảm là từ giữa năm 2019, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu trong khi đó sầu riêng là mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính ngạch.
Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ được thương lái thu mua ở mức 40.000 đồng/kg, đến cuối vụ giá mới được 55.000 - 60.000 đồng/kg. Cùng với đó, giá thanh long tại các nhà vườn ở Bình Thuận từ đầu đến nay luôn ở dưới mức 10.000 đồng/kg, có thời điểm giá giảm mạnh còn 5.000 -7.000 đồng/kg.
Ngoài ra, giá trái mít Thái tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long cũng giảm khoảng 50% so hơn một tháng trước và đang ở mức thấp nhất trong gần 4 tháng qua...
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, để có thể xuất khẩu ra nước ngoài đặc biệt là với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy nhanh việc đăng kí mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này.
Đồng thời, cần nâng cao chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu và các thị trường khó tính khác. Các doanh cũng cần chú trọng đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến sâu; tăng cường hợp tác và kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực xuất khẩu./.
Theo Chung Thủy/VOV
Trung Quốc siết mạnh, khối hàng tỷ USD của Việt Nam đổ dốc Hàng loạt mặt hàng trái cây Việt như thanh long, sầu riêng, chanh leo, mít Thái,... giá đều giảm mạnh. Nguyên nhân một phần do Trung Quốc xiết chặt nhập khẩu. Giá trái cây lao dốc Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, tháng 11/2019 là thời điểm thu hoạch xong...